Gilimex đầu tư dự án 3.000 tỷ, chào bán 12 triệu cổ phiếu với giá thấp hơn 22% thị giá

(Vietnamdaily) - Gilimex cho biết sẽ đầu tư xây dựng KCN Phú Bài 4 thành khu công nghiệp xanh, sạch, tiên tiến đạt tiêu chuẩn Singapore.

CTCP Sản xuất Kinh doanh XNK Bình Thạnh (Gilimex, GIL) vừa công bố Nghị quyết Đại hội cổ đông bất thường với nhiều nội dung liên quan đến việc đầu tư dự án Khu công nghiệp (KCN) Phú Bài 4, bổ sung ngành nghề, đồng thời phát hành cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu của Công ty.

Để mở rộng hoạt động của Công ty, Gilimex đầu tư dự án KCN Phú Bài 4 tại tỉnh Thừa Thiên Huế với tổng quy mô trên khu đất 507 ha. Dự án trên sẽ chia thành 2 đợt, đợt 1 khoảng 420 ha và đợt 2 khoảng 87 ha.

Gilimex cho biết sẽ đầu tư xây dựng KCN Phú Bài 4 thành khu công nghiệp xanh, sạch, tiên tiến đạt tiêu chuẩn Singapore.

Vốn đầu tư dự kiến ban đầu là 3.000 tỷ đồng, trong đó vốn chủ sở hữu là 500 tỷ đồng, còn lại 2.500 tỷ đồng là vốn huy động từ ngân hàng cũng như nhà đầu tư thứ cấp.

Gilimex cho biết dự kiến hoàn thành các thủ tục xin cấp quyết định chủ trương đầu tư, giấy chứng nhận đầu tư cho dự án trong năm 2020.

Công ty cũng đang tiến hành giải phóng mặt bằng, đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật, công trình tiện ích... Trong vòng 7 năm từ năm 2020 đến 2027, Công ty sẽ hoàn thành và bắt đầu thực hiện kinh doanh dự án.

Gilimex dau tu du an 3.000 ty, chao ban 12 trieu co phieu voi gia thap hon 22% thi gia
 Gilimex sẽ đầu tư vào Khu công nghiệp 3.000 tỷ đồng.

Để đầu tư vào dự án trên, Gilimex sẽ thành lập CTCP Khu công nghiệp Gilimex tại Thừa Thiên Huế với vốn điều lệ 500 tỷ đồng. Trong đó, số vón góp của Gilimex là 255 tỷ đồng, tương đương 51% vốn.

Song song đó, Gilimex cũng trình cổ đông thông qua việc bổ sung ngành nghề kinh doanh sản xuất điện (mặt trời) vào ngành nghề hoạt động của Công ty.

Cuối cùng, Gilimex trình cụ thể phương án phát hành cổ phần cho cổ đông hiện hữu đã được thông qua tại Đại hội đồng cổ đông thường niên 2019.

Theo đó, Gilimex sẽ phát hành 12 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu với giá chào bán 15.000 đồng/cp, thấp hơn 22% so với thị giá GIL (hiện đang giao dịch quanh mốc 19.200 đồng/cp).

Nhà máy cố thủ trên đất vàng: Lo câu chuyện nhà máy di dời, cao ốc mọc lên

Đến thời điểm hiện tại trên địa bàn Tp. Hà Nội vẫn còn hàng loạt nhà máy, cơ sở sản xuất công nghiệp chưa chịu di dời...

Vụ hỏa hoạn xảy ra tại Công ty Cổ phần Bóng đèn phích nước Rạng Đông một lần nữa cho thấy tình trạng báo động của các cơ sở, nhà máy sản xuất trong khu dân cư đô thị, nhất là khu vực nội thành.

Tiến độ di dời chậm

Theo lộ trình đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt năm 2015, đến năm 2020, Hà Nội sẽ di dời 117 cơ sở sản xuất công nghiệp trên địa bàn 12 quận ra khỏi nội thành. Trong đó, quận Đống Đa có 15 cơ sở; quận Ba Đình: 2 cơ sở; quận Cầu Giấy: 2 cơ sở; quận Hai Bà Trưng: 18 cơ sở; quận Hoàn Kiếm: 6 cơ sở; quận Hà Đông: 28 cơ sở; quận Bắc Từ Liêm: 6 cơ sở; quận Thanh Xuân: 9 cơ sở; quận Nam Từ Liêm: 2 cơ sở; quận Hoàng Mai: 11 cơ sở; quận Long Biên: 17 cơ sở.

UBND Tp. Hà Nội cũng đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ phê duyệt danh mục di dời. Trong đó, kết quả phân tích quan trắc mức độ gây ô nhiễm môi trường có 23 đơn vị nước thải đạt quy chuẩn cho phép; 47 đơn vị gây ô nhiễm môi trường; 11 đơn vị gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.

Để thực hiện di dời, Tp. Hà Nội phân loại đối với các cơ sở công nghiệp gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và không phù hợp quy hoạch đề xuất hình thức bắt buộc di dời ngay. Các cơ sở gây ô nhiễm môi trường hoặc không phù hợp với quy hoạch tiến hành phân loại đề xuất xử lý cụ thể từng trường hợp theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường và các đồ án quy hoạch phân khu đô thị.

Dù lộ trình đặt ra như thế nhưng đến thời điểm hiện tại (quý 3/2019) trên địa bàn Tp. Hà Nội vẫn còn hàng loạt nhà máy, cơ sở sản xuất công nghiệp chưa chịu di dời. Báo cáo chính thức tại Hội nghị giao ban trực tuyến tháng 9/2018 của Hà Nội cho thấy tại thời điểm đó mới chỉ giảm được 4 cơ sở.

Điển hình như Nhà máy Bóng đèn Phích nước Rạng Đông mới xảy ra cháy dù nằm trong danh sách phải di dời nhưng cho tới tận gần trước sự cố xảy ra vẫn chưa có kế hoạch chuyển đi, nhà máy đặt tại điểm đến mới cũng chưa được xây. 

Đây chỉ là một ví dụ trong hàng trăm cơ sở đang hàng ngày tồn tại với khu dân cư, gây ô nhiễm không khí, tiếng ồn, nước thải, chưa kể nếu như xảy ra mất an toàn về phòng chống cháy nổ sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của người dân trong khu vực.

Lý giải về sự chậm trễ này, nhiều chuyên gia chỉ ra rằng do tâm lý doanh nghiệp không muốn di chuyển ra xa nội thành, muốn dựa vào lợi thế vị trí đất để sản xuất kinh doanh, thuận tiện đi lại và sinh hoạt; năng lực tài chính của hầu hết các doanh nghiệp còn hạn chế trong việc đầu tư thay đổi công nghệ sạch, đầu tư công nghệ xử lý nước thải, chất thải và đầu tư tại nơi di chuyển đến…

Trong một bài viết, KTS. Đào Ngọc Nghiêm - nguyên Giám đốc Sở Quy hoạch Kiến trúc Hà Nội, Phó chủ tịch Hội Quy hoạch và Phát triển Đô thị cho rằng, để thực hiện tốt chủ trương di dời các cơ sở sản xuất, nhà máy ra khỏi nội đô, yêu cầu đặt ra với thành phố lúc này là cần có sự đồng bộ trong chỉ đạo giữa các cơ quan chức năng, tại các nhà máy, cơ sở sản xuất.

Sâu xa hơn nữa, theo vị chuyên gia, để giải quyết triệt để việc này, ngoài việc chủ động của doanh nghiệp thì cần có sự vào cuộc quyết liệt của Nhà nước, đó là những ưu đãi, hỗ trợ về nguồn vốn, để doanh nghiệp có khả năng xây dựng cơ sở mới, hoặc các chính sách phù hợp để doanh nghiệp liên kết với các đơn vị có chức năng xây dựng đô thị, thu hút nhà đầu tư nước ngoài triển khai.

Ngoài ra, việc sửa Luật Đất đai trong thời gian tới cũng cần bổ sung các quy định về việc sử dụng quỹ đất công nghiệp trong nội đô rõ ràng hơn. Bởi thực tế quỹ đất của các bộ, ngành trong danh sách cần di dời vẫn ít hơn nhiều so với các quỹ đất thuộc cơ sở công nghiệp chưa di dời.

Nha may co thu tren dat vang: Lo cau chuyen nha may di doi, cao oc moc len
Hiện trường vụ cháy kho Công ty bóng đèn phích nước Rạng Đông - Ảnh: Tuổi Trẻ

Lo câu chuyện "nhà máy di dời, cao ốc mọc lên"

Di dời các nhà máy, cơ sở ô nhiễm ra khỏi nội đô là hướng đi cần thiết nhưng điều mà người dân mong mỏi là việc di dời các cơ sở này, quỹ "đất vàng" đó cần được ưu tiên xây dựng các công trình công cộng để tạo lập không gian sống văn minh, hiện đại, bảo đảm giảm tải được áp lực về hạ tầng đô thị.

Báo cáo của Chính phủ gửi tới đại biểu Quốc hội về việc thực hiện chính sách, pháp luật về quy hoạch, quản lý, sử dụng đất đai tại đô thị tại kỳ họp hồi tháng 5, Chính phủ cũng thừa nhận, một số cơ sở sau di dời được sử dụng quỹ đất này để đầu tư xây dựng các dự án nhà ở, trung tâm thương mại, văn phòng nên chưa giải quyết được việc giảm tải áp lực về tập trung đông dân cư khu vực nội thành, việc sử dụng quỹ đất sau di dời này còn hạn chế.

Thêm vào đó, việc di dời nhà máy, trụ sở để xây cao ốc cũng phải lưu ý những lỗ hổng khiến ngân sách thất thu.

Trong một báo cáo kết luận được Thanh tra Chính phủ công bố hồi năm ngoái cho thấy, riêng tại Hà Nội, có những doanh nghiệp không tổ chức đấu giá lựa chọn nhà đầu tư (tự thoả thuận theo hình thức hỗ trợ) thu được thấp như: Dự án số 1 Phùng Chí Kiên; Dự án tại 365 A Minh Khai; Dự án 167 Thuỵ Khuê…

Theo Thanh tra Chính phủ, việc pháp luật không có quy định xác định lợi thế thương mại đối với giá trị quyền sử dụng đất cũng như việc đấu giá khi lựa chọn nhà đầu tư liên doanh, liên kết để chuyển mục đích sử dụng đất thực hiện dự án.

"Đây là một trong những sơ hở chính sách gây thất thoát ngân sách nhà nước trong quá trình chuyển đổi mục đích sử dụng đất và thực hiện dự án đất ở những vị trí đắc địa", kết luận của Thanh tra Chính phủ chỉ rõ.

Tại Kết luận lần này, Thanh tra Chính phủ cũng chỉ ra rằng, việc tính toán và phê duyệt giá thu tiền sử dụng đất đối với dự án chuyển đổi mục đích sử dụng đất còn tồn tại tình trạng không căn cứ vào Thông tư hướng dẫn của Bộ Tài chính và Bộ Tài nguyên Môi trường.

Kết quả thanh tra 38 dự án cho thấy, trong tổng chi phí phát triển dự án đã đưa vào một số khoản chi phí không đúng theo quy định của pháp luật như: chi phí dự phòng, lãi tiền vay ngân hàng, chi phí kiểm định và chứng nhận phù hợp công trình… để giảm trừ khi xác định giá thu tiền sử dụng đất, dẫn đến chủ đầu tư hưởng lợi về kinh tế trong khi ngân sách thất thu số tiền lớn.

Đoàn thanh tra tạm tính đối với 30/38 dự án số tiền tính sai lên tới hơn 1.480 tỷ đồng.

Kiểm tra 38 dự án, tại thời điểm thanh tra có 8 dự án nợ đọng tiền sử dụng đất, tiền thuê đất và tiền chậm nộp với tổng số tiền hơn 1.951 tỷ đồng. Từ phát hiện này, một số chủ đầu tư đã nộp hơn 1.106 tỷ đồng, số nợ đọng còn lại là gần 845 tỷ đồng.

Sau vụ cháy, Rạng Đông dự chi 800 tỷ đồng xây nhà máy mới

Rạng Đông muốn được hỗ trợ về thuế đất, tiền thuê đất, thuế thu nhập doanh nghiệp và một số ưu đãi để thực hiện chuyển đổi số trong thời gian tới.

Tại diễn đàn công nghệ 4.0 do Ban Kinh tế Trung ương tổ chức ngày 2/10, ông Nguyễn Đoàn Thăng, Chủ tịch kiêm CEO CTCP Bóng đèn Phích nước Rạng Đông (HoSE: RAL) cho biết công ty dự kiến chi 800 tỷ đồng để xây dựng nhà máy mới tại Khu Công nghệ cao Hòa Lạc.

Ngày 28/8, nhà kho của Rạng Đông đã bị cháy. Thiệt hại công ty ước tính khoảng 150 tỷ đồng, trong đó sản phẩm đèn huỳnh quang là 480.000 chiếc, đèn tròn 2 triệu chiếc và bóng đèn HQ compact 1,6 triệu chiếc.

Sau vu chay, Rang Dong du chi 800 ty dong xay nha may moi
 

Ông Thăng cho biết sự cố đám cháy vừa qua một mặt giúp Rạng Đông sớm dứt điểm sản xuất truyền thống, chuyển sang đèn LED của hệ sinh thái số, LED I 4.0, LED Mart. Ngoài ra, công ty sẽ có những sản phẩm đèn LED cho nông nghiệp công nghệ cao.

Tại buổi hội thảo, người đứng đầu của Rạng Đông cũng muốn được hỗ trợ về thuế đất, tiền thuê đất, thuế thu nhập doanh nghiệp và một số ưu đãi để thực hiện chuyển đổi số trong thời gian tới.

Theo ông Thăng, 70-80% doanh nghiệp sẽ thất bại trong chuyển đổi số nếu không có sự chuẩn bị và có những ưu đãi cụ thể. Để hướng tới xây dựng nhà máy sản xuất thông minh, cần có một kho dư liệu lớn. Với Rạng Đông, ông Thăng cho rằng công ty có nhiều dữ liệu trong 60 năm hoạt động nhưng không thể khai thác phân tích, cần áp dụng trí tuệ thông minh (AI) để phòng những rủi ro có thể xảy ra.

Đọc nhiều nhất

Mai Phương Thúy trong những bộ cánh màu chói như nào?

Mai Phương Thúy trong những bộ cánh màu chói như nào?

(VietnamDaily) - Những trang phục gam màu nổi bật như cam, vàng, tím, xanh,…không hề “làm khó” được Mai Phương Thuý. Thậm chí, các set đồ màu chói lại càng làm nổi bật được ưu thế hình thể của Hoa hậu Việt Nam 2006.

Tin mới

CIP và TMW bị Uỷ ban CKNN phạt hơn 500 triệu đồng

CIP và TMW bị Uỷ ban CKNN phạt hơn 500 triệu đồng

(Vietnamdaily) - Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán đối với Tập đoàn Tân Mai (TMW) và CTCP Xây lắp và sản xuất Công nghiệp (CIP).
3 nguy cơ sẽ hủy diệt Trái đất

3 nguy cơ sẽ hủy diệt Trái đất

Theo những nghiên cứu mới đây, xác suất nền văn minh nhân loại hủy diệt do thiên tai không cao bằng xác suất tự hủy diệt, và trình độ công nghệ càng cao thì xu hướng tự hủy diệt càng cao.