Giáo sư âm nhạc, nhà giáo nhân dân Vũ Hướng qua đời

Giáo sư âm nhạc, nhà giáo nhân dân Vũ Hướng - bố của MC Anh Tuấn qua đời ngày 26/10, hưởng thọ 87 tuổi.

Giáo sư âm nhạc, nhà giáo nhân dân Vũ Hướng qua đời
MC Anh Tuấn xác nhận với báo chí, bố anh - Giáo sư âm nhạc, nhà giáo nhân dân Vũ Hướng qua đời sáng 26/10 do tuổi cao sức yếu. Trên trang cá nhân, MC Anh Tuấn cũng chia sẻ bức hình bóng lưng của người cha, cùng dòng chữ: "Tạm biệt Bố - NGND Vũ Hướng. Yêu bố rất nhiều".
Giao su am nhac, nha giao nhan dan Vu Huong qua doi
MC Anh Tuấn (trái) thông tin bố của anh -Giáo sư âm nhạc Vũ Hướng qua đời ngày 26/10 (Ảnh: TL). 
Dưới dòng thông báo của MC Anh Tuấn, rất đông bạn bè và khán giả đã gửi lời chia buồn cũng như bày tỏ lòng tiếc thương sâu sắc trước sự ra đi của một nhà giáo có nhiều đóng góp cho nền âm nhạc Việt Nam: "Kính tiễn bác về nơi an lạc vĩnh hằng, nhà giáo nghệ sĩ hiền hậu nhất mà cháu may mắn được biết. Chia buồn với Tuấn và gia đình nhé", ca sĩ Bằng Kiều viết; "Chia buồn với Tuấn và gia đình! Bác Hướng lại tụ tập với ông Kiên rồi", nhạc sĩ Nguyễn Quốc Trung chia sẻ; ca sĩ Tùng Dương bày tỏ: "Xin chia buồn tới anh Tuấn và gia đình, mong bác sớm siêu thoát tịnh độ…".
Giáo sư âm nhạc, nhà giáo nhân dân Vũ Hướng sinh năm 1934 tại Hà Nội. Ông từng giữ chức vụ Hiệu phó Nhạc viện Hà Nội trong 12 năm (nay là Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam). Trong nhiều năm công tác tại Nhạc viện, ông đã đào tạo được nhiều nghệ sĩ cello thành công. Năm 1998, ông nhận quyết định nghỉ hưu nhưng vẫn tham gia công tác giảng dạy chuyên ngành cello tại trường.
Giáo sư Vũ Hướng tham gia hoạt động văn nghệ từ nhỏ. Ông từng tham gia Đội Thiếu nhi Thủ đô Tuyên truyền xung phong Kháng chiến chống Pháp rồi vào Thiếu sinh quân (Đại đoàn 308). Năm 1954, giáo sư Vũ Hướng là diễn viên Đoàn Ca múa Tổng cục Chính trị. 
Giao su am nhac, nha giao nhan dan Vu Huong qua doi-Hinh-2
 Trên trang cá nhân, MC Anh Tuấn gửi lời tiễn biệt bố (Ảnh: FBNV).
Ông là một trong những học sinh đời đầu chuyên ngành cello (khóa I) tại Trường Âm nhạc Việt Nam năm 1956. Năm 1958, Giáo sư Vũ Hướng theo học tại Bulgaria và tiếp tục học nghiên cứu sinh tại Nhạc viện quốc gia Bulgaria sau đó vài năm. Năm 1982, ông trở về làm giảng viên Đại học, rồi Phó Giám đốc phụ trách đào tạo của Nhạc viện Hà Nội (1984).
Tiếng đàn của ông được người thưởng thức đánh giá cao khi độc tấu, hòa tấu cùng dàn nhạc lớn, nhỏ trong nước và ngoài nước.
Năm 2011, Giáo sư Vũ Hướng là người Việt Nam đầu tiên được nhận Huân chương Kiril Metodi hạng Nhất, ghi nhận những đóng góp to lớn của giáo sư cho sự phát triển quan hệ hai nước trong lĩnh vực văn hóa do đích thân Tổng thống Bulgaria ký tặng.

Ở nước ngoài chức danh giáo sư có dễ xét phong?

(Kiến Thức) - Một số nước trên thế giới có những quy định chặt chẽ và tiêu chí riêng trong việc bổ nhiệm, phong chức danh giáo sư, phó giáo sư. Trong số này, nổi bật là việc trường học ở Mỹ cho các trường học tự quyết việc phong giáo sư vì nó không phải chức danh Nhà nước.

Ở nước ngoài chức danh giáo sư có dễ xét phong?
Những ngày qua, dư luận đặc biệt quan tâm đến sự tăng đột biến của ứng viên đạt chuẩn giáo sư, phó giáo sư trong năm 2017. Cụ thể, theo công bố mới đây của Hội đồng Chức danh Giáo sư Nhà nước, tổng số ứng viên đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm 2017 là 1.226 người, tức tăng gần 60% so với năm 2016.

Giáo sư Hoàng Tụy: Cả một đời tâm huyết với giáo dục Việt Nam

(Kiến Thức) - Không chỉ nổi tiếng trong lĩnh vực toán học, giáo sư Hoàng Tụy còn được biết là một người tâm huyết với nền giáo dục Việt Nam khi đưa ra một số kiến nghị cải cách giáo dục được giới chuyên gia đánh giá cao.

Giáo sư Hoàng Tụy: Cả một đời tâm huyết với giáo dục Việt Nam
Thông tin Giáo sư Hoàng Tụy mới qua đời vào ngày 14/7 vừa qua khiến nhiều người đau buồn, thương tiếc. Sinh thời, giáo sư Hoàng Tụy để lại nhiều dấu ấn sâu đậm trong nền giáo dục Việt Nam.

“Gia sản” vũ khí của Thiếu tướng, Giáo sư, Viện sĩ Trần Đại Nghĩa

Sự ra đời của những loại vũ khí mang dấu ấn Thiếu tướng, Giáo sư, Viện sĩ Trần Đại Nghĩa đã đưa trí tuệ Việt Nam vươn tới đỉnh cao của nền khoa học - kỹ thuật thế giới lúc bấy giờ và là tiền đề quan trọng để nhà khoa học quân sự tiếp tục có nhiều đóng góp vĩ đại cho Đất nước.

“Gia sản” vũ khí của Thiếu tướng, Giáo sư, Viện sĩ Trần Đại Nghĩa
Cuộc chiến chống Pháp và Mỹ được xem là cuộc đọ sức về mặt kỹ thuật quân sự giữa một thế lực kỹ thuật hùng mạnh, giàu tiềm năng với trí tuệ của nhân dân Việt Nam, mà đại diện là tập thể các nhà khoa học kỹ thuật quân sự Việt Nam, trong đó có ông Trần Đại Nghĩa và các cộng sự.
“Gia san” vu khi cua Thieu tuong, Giao su, Vien si Tran Dai Nghia
 Thiếu tướng, Giáo sư, Viện sĩ Trần Đại Nghĩa. Nguồn ảnh: Tư liệu.

Đọc nhiều nhất

Tin mới