Giáo sư Hoàng Tụy: Cả một đời tâm huyết với giáo dục Việt Nam

(Kiến Thức) - Không chỉ nổi tiếng trong lĩnh vực toán học, giáo sư Hoàng Tụy còn được biết là một người tâm huyết với nền giáo dục Việt Nam khi đưa ra một số kiến nghị cải cách giáo dục được giới chuyên gia đánh giá cao.

Giáo sư Hoàng Tụy: Cả một đời tâm huyết với giáo dục Việt Nam
Thông tin Giáo sư Hoàng Tụy mới qua đời vào ngày 14/7 vừa qua khiến nhiều người đau buồn, thương tiếc. Sinh thời, giáo sư Hoàng Tụy để lại nhiều dấu ấn sâu đậm trong nền giáo dục Việt Nam.
Vào những năm 1950, giáo sư Hoàng Tụy từng có thời gian lên chiến khu Việt Bắc. Tại đây, ông trở thành một trong những thầy giáo dạy toán giỏi nhất ở vùng tự do. Những bài giảng của ông dễ hiểu khiến các học sinh dễ tiếp thu. Giáo sư Hoàng Tụy đã "truyền lửa" niềm đam mê toán học cho học sinh, giúp ươm mầm thế hệ tương lai của đất nước. Thêm nữa, trong thời gian này, giáo sư Hoàng Tụy đã viết nhiều bài quan trọng góp phần xây dựng nền giáo dục non trẻ của Việt Nam.
Giao su Hoang Tuy: Ca mot doi tam huyet voi giao duc Viet Nam
 Chân dung Giáo sư Hoàng Tụy. 
Đến năm 1955, giáo sư Hoàng Tụy, 28 tuổi, được Chính phủ cử làm Trưởng ban cải cách hệ thống các trường trung học. Theo đó, ông có nhiều đóng góp quan trọng đối với sự nghiệp giáo dục của đất nước.
Chính vì điều này, ông luôn trăn trở với những vấn đề giáo dục của nước nhà. Những bài viết thể hiện quan điểm của giáo sư Hoàng Tụy đăng trên các báo về các vấn đề nổi cộm trong giáo dục gây tiếng vang lớn.
Cũng chính ông là người nhiều lần viết thư góp ý gửi Bộ GD&ĐT, Chính phủ với mong muốn có một nền giáo dục chất lượng hơn, tốt hơn. Ông chỉ ra vấn đề cấp bách số 1 cần phải giải quyết của giáo dục là chính sách đối với giáo viên. Theo giáo sư Hoàng Tụy, tiền lương thấp ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của nhà giáo nên họ phải làm thêm những công việc khác để trang trải cuộc sống. Đây được xem là vấn đề ảnh hưởng lớn đến hệ thống giáo dục. Vì vậy, giáo sư Hoàng Tụy đưa ra kiến nghị về cải cách giáo dục. Trong bản kiến nghị, ông chỉ ra 4 vấn đề chính cần giải quyết trong cuộc Cải cách giáo dục gồm:
1. Cải thiện cơ bản chính sách đối với người thầy.
2. Cải cách hệ thống giáo dục phổ thông và dạy nghề.
3. Thay đổi căn bản cung cách học và thi, xoá bỏ khổ dịch thi cử nặng nề, tốn kém mà kém hiệu quả
4. Chuyển giáo dục ĐH theo hướng hiện đại hóa và hội nhập quốc tế...
Nói về "căn bệnh" tàn phá giáo dục Việt Nam, giáo sư Hoàng Tụy nhận định từ lâu, giáo dục đã trở thành chỗ nghẽn lớn nhất trong sự phát triển của đất nước. Vì vậy cải cách giáo dục toàn diện và triệt để theo tinh thần các nghị quyết gần đây của Đảng là đòi hỏi bức thiết của cuộc sống. Đã đến lúc không còn có thể tiếp tục kiểu đổi mới nửa vời, vụn vặt, chắp vá, không có hệ thống, đã kéo dài hàng chục năm qua".
Theo giáo sư Hoàng Tụy, trong hiện tình đất nước có vô vàn khó khăn, nhưng đây cũng là thời cơ để giáo dục có thể lột xác, từ một kiểu giáo dục nặng tính giáo điều, lạc hậu và lạc điệu với thời đại và thế giới, tiến lên một nền giáo dục khai sáng, lành mạnh, trung thực, hiện đại, phù hợp xu thế tiến hóa chung của nhân loại và đáp ứng lợi ích tối cao của đất nước.
Những điều này cho thấy giáo sư Hoàng Tụy là người vô cùng tâm huyết đối với giáo dục Việt Nam. Tấm lòng và sự nhiệt tình của ông được các thế hệ sau kính trọng, ngưỡng mộ và là tấm gương sáng để mọi người noi theo.

GS Hoàng Tụy: Từng người tài trí chưa đủ

GS Hoàng Tụy: Từng người tài trí chưa đủ
Thứ hạng trí tuệ của người Việt Nam đạt 79/141 quốc gia. Đây thực sự là một vị trí thấp. Bảng thứ hạng này đã khiến nhiều người đặt ra câu hỏi: sức sáng tạo của người Việt Nam có thấp hay không và nguyên nhân nào lại bị xếp hạng thấp như vậy.

PV đã có buổi trao đổi với GS Hoàng Tụy – nhà toán học nổi tiếng Việt Nam về vấn đề này.

Thưa giáo sư, vừa qua tổ chức sở hữu trí tuệ toàn cầu – WIPO đã đưa ra bảng thứ hạng trí tuệ toàn cầu năm 2012. Trong đó đáng báo động là Việt Nam xếp ở thứ hạng rất thấp: 79/141 quốc gia. Giáo sư có đánh giá như thế nào về điều này?

GS Hoàng Tụy
GS Hoàng Tụy
-  Việt Nam đứng ở thứ hạng rất thấp trong bảng xếp hạng trí tuệ toàn cầu,  báo động đỏ là đúng, không oan. Thực ra chẳng cần phải nghiên cứu kỹ, ai cũng  thấy rõ điều này ít nhất từ 20 năm nay rồi. Mọi người làm khoa học kỹ thuật, làm giáo dục ở Việt Nam đều ý thức rõ sự lạc hậu, sự yếu kém của chúng ta so với thế giới. Trừ một số ít người vì những lý do dễ hiểu cứ cố tình nhắm mắt trước thực trạng đó, còn ai có chút lương tâm với đất nước đều cảm thấy đau xót, tủi hổ. Những số liệu cụ thể càng khiến chúng ta lo lắng hơn, vì thời nay một đất nước thua kém trí tuệ mà cứ dửng dưng vô tư thì có nghĩa nó đang … “chết lâm sàng”,  như có người đã dùng từ rất xác đáng.

Từ trước đến nay, chúng ta luôn tự hào về sự sáng tạo của người dân Việt Nam, nhưng trong bảng xếp hạng trí tuệ toàn cầu, Việt Nam lại đứng rất thấp. Phải chăng trí tuệ của con người Việt Nam thực sự thấp?

- Không, xét từng con người có lẽ dân Việt không kém gì ai về tài trí thông minh, chúng ta có thể tin như vậy. Tuy nhiên điều đó hoàn toàn không mâu thuẫn với việc chúng ta đứng thấp trong bảng xếp hạng trí tuệ toàn cầu. Mấu chốt vấn đề là trong bất cứ cộng đồng nào, tài trí thông minh riêng lẻ của từng thành viên chưa là gì cả, nếu không có một tổ chức, một cơ chế phù hợp, tạo ra một môi trường khuyến khích, phát huy tính tích cực năng động và tài trí thông minh của từng cá nhân, từng bộ phận, liên kết tất cả họ lại qua sự tương tác, hợp tác, tạo ra được synergy (cộng năng) cần thiết, nhân lên nhiều lần và liên tục phát triển khả năng, tài trí từng cá nhân, từng bộ phận. Cái cơ chế đó có thể gọi là trí tuệ của hệ thống, là phầm mềm vận hành hệ thống. Tất cả thông minh tài trí của cộng đồng tập trung ở đấy, nhờ đấy mà ra, mà nhân lên. Cũng giống như cái phần mềm của chiếc máy tính mà tồi thì máy tính vô tích sự, dù các chip, các phần cứng của nó đều tốt.

Nhưng sự thật thì đất nước chúng ta luôn tự hào vì có những con người tài giỏi được cả thế giới công nhận như Giáo sư Ngô Bảo Châu và nhiều nhà khoa học danh tiếng khác. Và chúng ta cũng có không ít những thành tựu khoa học có giá trị. Bên cạnh đó có không ít những em học sinh – sinh viên đoạt giải trong các kỳ thi quốc tế. Vậy tại sao trí tuệ của chúng ta lại bị đánh giá kém như vậy, thưa giáo sư?

- Đúng là chúng ta có nhiều người tài giỏi. Nhưng phải nói số đó vẫn còn ít, quá ít so với tiềm năng thật sự của chúng ta. Lịch sử đất nước ta luôn gắn liền với chống giặc ngoại xâm. Chúng ta phải thường xuyên đấu tranh giành và giữ độc lập, thời gian xây dựng đất nước luôn bị ngắt quãng, khiến chúng ta không có nhiều điều kiện để đầu tư phát triển con người, phát triển đất nước. Ngay hiện nay, vừa được hòa bình chưa bao lâu đã phải lo đối phó với những mưu đồ xâm lăng thâm độc.

Nhưng nguyên nhân quan trọng nhất phải thừa nhận là chúng ta kém do cơ chế, như đã nói trên. Mà nói đến cơ chế quản lý tức là nói đến thể chế chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội. Trước đây chúng ta theo chế độ bao cấp, cái gì cũng do trên quyết định, người dân chỉ việc nghe theo, làm theo, cái cơ chế đó có thể thích hợp với thời chiến, khi có những nhà lãnh đạo kiệt xuất, một lòng một dạ vì Tổ quốc và nhân dân. Nhưng qua thời bình, cái cơ chế bao cấp đã biến thành lực cản tai hại, kiềm chế, hủy hoại, tiêu diệt nhiều sáng kiến tích cực. Điều không may là cái cơ chế kiểu ấy có sức sống dai dẳng, tuy về kinh tế đã bị lên án từ lâu nhưng tàn tích của nó vẫn tiếp tục ngự trị trong hầu hết các lĩnh vực hoạt động của xã hội. Báo động đỏ ở đây thực chất là báo động về thể chế. Nếu thể chế không phù hợp mà cứ cố duy trì thì sự ức chế trí tuệ đối với xã hội vô cùng tai hại. Giáo dục, khoa học không thể phát triển lành mạnh bình thường, chắc chắn phải tụt hậu ngày càng xa. Tài trí thông minh tàn lụi, con người tha hóa, xã hội ngày một suy đồi. Người giỏi bỏ nước ra đi, ai muốn phát triển tài năng phải ra sống ở nước ngoài. May ra còn một số ít có tâm có tài thì không mấy người được thật sự trọng dụng. Đó là nguy kịch thật sự chứ không phải chỉ là báo động. Nói cho đúng, chúng ta từng có những nhà lãnh đạo biết nhìn xa trông rộng, thấy trước nguy kịch, đã đề ra chủ trương phát triển giáo dục, khoa học là quốc sách hàng đầu. Tiếc thay, cái chủ trương ngàn lần sáng suốt ấy dường như chưa được thực hiện nghiêm chỉnh trong mười lăm năm qua.

Trong nhiều năm qua chúng ta đã đạt được nhiều thành tựu về kinh tế, văn hóa, giáo dục. Điều này chứng tỏ chúng ta cũng  đã có những cải cách rồi đúng không ạ?

- Đánh giá thành tựu của chúng ta cần dè dặt và so sánh thực tế với tiềm năng. Còn về cải cách thì đúng là chúng ta có làm nhưng còn nửa vời, chưa kiên quyết, nên kết quả còn rất hạn chế. Bây giờ đã là thế kỷ 21 thì quản lý xã hội không thể như xưa. Lãnh đạo phải lấy dân làm gốc, lo cho dân, nghĩ đến lợi ích của dân, lắng nghe dân, thì mới được dân tin, dân ủng hộ và tìm ra cách quản lý đất nước thích hợp với thời đại.

Như giáo sư đã nói ở trên, nhà nước và người dân luôn cần có sự gắn kết, tương tác với nhau. Vậy thì muốn trí tuệ Việt phát triển, người dân cũng là yếu tố quyết định đúng không?

- Hai cái này luôn song hành với nhau. Nhưng trong từng giai đoạn chúng ta phải xác định được đâu là điểm yếu. Tôi còn nhớ chuyện ngày trước có lần cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng về thăm một địa phương, nghe ông bí thư nơi đó báo cáo vì dân quá lạc hậu nên việc gì cũng khó, Thủ tướng nói ngay: đồng chí chê dân lạc hậu, vậy đồng chí lãnh đạo ai? Ông bí thư sau đó mới hiểu ra rằng phải xem lại sự lãnh đạo trước khi đổ lỗi cho dân.

Nhiều người cho rằng một trong những nguyên nhân khiến chúng ta bị đánh giá kém như vậy là do chúng ta chưa thực sự hội nhập toàn cầu. Giáo sư có ý kiến gì về nhận định này?

- Đúng nhưng không hoàn toàn. Bởi toàn cầu hóa là xu thế tất yếu của thời đại, muốn hay không nước nào cũng phải hội nhập mới có thể tiến lên văn minh cùng thế giới. Nhưng hội nhập thành công hay không, đó lại là do thể chế, cơ chế. Nếu cơ chế thông minh, sự hội nhập là một xu thế tự nhiên tích cực thúc đẩy sự phát triển của đất nước. Nhưng hội nhập có nghĩa là phải đương đầu với sự cạnh tranh, đương đầu với nhiều thách thức. Mà thách thức lớn nhất suy cho cùng cũng là thách thức về trí tuệ. Chúng ta từng có nhiều bài học đau xót về chuyện này.

Theo giáo sư, chúng ta nên làm như thế nào để trí tuệ người Việt Nam rạng rỡ hơn và được bạn bè quốc tế công nhận?

- Như trên đã nói, phải cải cách thể chế, cơ chế quản lý. Cải cách chính trị đi đôi với cải cách kinh tế, cải cách giáo dục. Dân chủ hóa chế độ và chống tham nhũng, làm trong sạch bộ máy hành chính. Theo tôi hiểu, đó là  ý nguyện của mọi công dân.

Xin cảm ơn Giáo sư!

Khủng khiếp sức hủy diệt của bom hạt nhân mạnh nhất TG

(Kiến Thức) - Bom nhiệt hạch RDS-220 hay còn được biết đến với tên gọi bom Sa hoàng được Liên Xô thử nghiệm năm 1961 là quả bom hạt nhân mạnh nhất từng được thử nghiệm trong lịch sử. Sức hủy diệt của nó khiến thế giới bàng hoàng.

Khủng khiếp sức hủy diệt của bom hạt nhân mạnh nhất TG
Khung khiep suc huy diet cua bom hat nhan manh nhat TG
 Bốn nhà vật lý hạt nhân của Liên Xô gồm: Victor Adamskii, Yuri Babaev, Yuri Smirnov và Yuri Trutnev đã thiết kế và chế tạo ra quả bom hạt nhân mạnh nhất từng được thử nghiệm trong lịch sử. 

Dự đoán tử vi tuần mới 15/07 - 21/07/2019 cho 12 con giáp: Tý Thân phát tài rực rỡ

(Kiến Thức) - Dự đoán tử vi tuần mới 15/07 - 21/07/2019 cho 12 con giáp: Bảng vàng may mắn trong tuần: Sự nghiệp vượng nhất: tuổi Tý. Tài vận phát nhất: tuổi Thân. Vận đào hoa sáng nhất: tuổi Thìn.

Dự đoán tử vi tuần mới 15/07 - 21/07/2019 cho 12 con giáp: Tý Thân phát tài rực rỡ
Du doan tu vi tuan moi 15/07 - 21/07/2019 cho 12 con giap: Ty Than phat tai ruc ro
 Theo dự đoán tử vi tuần mới 15/07 - 21/07/2019 cho 12 con giáp, sự nghiệp của người tuổi Tý khởi sắc, công việc thuận buồm xuôi gió. Tình cảm: duy trì tình trạng hiện tại. Tài vận: nguồn thu ổn định. Sức khỏe: chú ý bệnh cũ tái phát. Con số may mắn; 2, 7. Màu sắc may mắn: màu đỏ. Hướng may mắn: hướng Nam.

Đọc nhiều nhất

Tin mới