Giàn khoan HD981 là bước đầu kế sách “tằm ăn”... TQ thâu tóm Biển Đông

(Kiến Thức) - Trung Quốc đang thực hiện kế sách tằm ăn bằng việc ngang nhiên đưa giàn khoan HD981 xâm phạm vùng Biển thuộc quyền chủ quyền của Việt Nam.

Giàn khoan HD981 là bước đầu kế sách “tằm ăn”... TQ thâu tóm Biển Đông
Dư luận đang lên án mạnh mẽ về hành động của Trung Quốc ngang nhiên đưa giàn khoan HD981 và hàng chục tàu, bè máy bay hộ tống xâm phạm vùng Biển chủ quyền của Việt Nam. Nhiều nước trên thế giới cho rằng, việc làm này của Trung Quốc là rất nguy hiểm, gây mất an ninh trên Biển Đông, khu vực giao thương nhộn nhịp của thế giới.
Hành động của Trung Quốc đã khiến cho sự nỗ lực của Việt Nam nói riêng, các nước Asean nói chung trong việc tháo gỡ các vấn đề nhạy cảm trên Biển Đông ngày càng trở nên khó khăn, phức tạp.
Kiến Thức đăng nguyên văn ý kiến của Luật sư Lê Thanh Sơn, thuộc Văn phòng luật AIC trong chương trình Sự kiện & Bình luận được phát sóng trên VTV.
Luật sư Lê Thanh Sơn, thuộc Văn phòng luật AIC.
 Luật sư Lê Thanh Sơn, thuộc Văn phòng luật AIC.
Trung Quốc hợp thức hóa toàn bộ vùng Biển chiếm được thành chủ quyền
Bình luận trước phản ứng của cộng đồng quốc tế trong những ngày qua về hành động ngang ngược của Trung Quốc khi hạ đặt trái phép giàn khoan thăm dò dầu khí trên vùng biển của Việt Nam, Luật sư Lê Thanh Sơn cho biết: Cái mà chúng ta nhìn nhận ở đây rất rõ ràng thể hiện ra rất rõ, nếu xét về khía cạnh lịch sử thì quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là thuộc của Việt Nam. Sau khi Trung Quốc đã chiếm của chúng ta rồi, chúng ta có thể thấy rõ không phải riêng gì phẩn nhỏ đó, mà bên cạnh đó họ đang muốn cố gắng để liên kết các đảo họ đang có hiện nay, nhằm xác định chủ quyền của các hòn đảo đó. Tuy nhiên, có một số cái không phải là đảo, ví dụ như: một số bãi đá ngầm, bãi san hô.
Clip Luật sư Lê Thanh Sơn trả lời và phân tích về việc Trung Quốc đưa giàn khoan HD981 xâm phạm vào vùng biển chủ quyền của Việt Nam:
Từ đó, Trung Quốc sẽ hiện thực hóa chủ quyền của họ và mở rộng diện tích ra xa hơn. Nhưng tất cả những điều mà Trung Quốc đang làm không phù hợp với các điều kiện, quy định bắt buộc trong công ước về luật Biển năm 1982.
Có thể nói, Trung Quốc đang tận dụng luật Biển và cố tình hiểu sai luật biển để suy hướng công ước luật Biển năm 1982 sang hướng có lợi cho họ, để từ đó Trung Quốc hợp thức hóa vùng Biển chiếm được thành chủ quyền của họ. Vấn đề này sẽ ảnh hưởng tới toàn bộ các nước trong khu vực
Trung Quốc đang thực hiện kế sách “tằm ăn”
Trả lời về kế sách mà Trung Quốc đang thực hiện cũng như chủ quyền của Nhà nước Việt Nam đối với Hoàng Sa, Luật sư Lê Thanh Sơn nói: Theo lịch sử trước đây, chúng ta có rất nhiều chứng cứ chứng minh rất cụ thể từ thời các thế kỷ trước, thời vua nhà Nguyễn cách đây hàng 300 năm, thậm chí còn xa hơn nữa đã có những chứng cứ để xác định rằng, quyền chủ quyền Hoàng Sa là của Việt Nam.
Quay lại thời gian gần đây, đặc biệt khi Trung Quốc đưa ra đường lưỡi bò. Theo luật sư Sơn, thứ nhất, theo quy định của công ước luật Biển năm 1982, ngoài đường cơ sở ra thì tiếp đó đến phần lãnh hải (12 hải lý, xác định từ đường cơ sở), sau đó từ đường đó kéo dài ra 200 hải lý, có nghĩa rằng vùng 200 hải lý (tính từ đường cơ sở kéo dài ra) chính là vùng đặc quyền kinh tế của quốc gia, lãnh thổ đó.
Đối với những bãi san hô, bãi đảo hoặc những cái không được coi là đảo (tức là những đảo không có người sinh sống) thì không được coi là đảo, từ đó không thể xác định được lãnh hải. Nhưng Trung Quốc đang cố gắng làm những việc đó, biến những cái không thể thành có thể và họ đang biến sai công ước luật Biển 1982.
Trong vấn đề này, giàn khoan HD981 của Trung Quốc đặt ở trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, sâu vào 80 hải lý và chỉ cách bờ biển của chúng ta có 110 hải lý. Như vậy, giàn khoan HD981 đã nằm sâu vào trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
Điều nguy hiểm hơn, giàn khoan HD981 của Trung Quốc là một giàn khoan di động, ngày hôm nay có thể nằm ở vị trí đó nhưng ngày mai có thể tiến sâu hơn chỉ cách bờ biển Việt Nam có 20 hải lý, hoặc 25 hải lý, đó là điều chúng ta không thể lường trước được.
Chính vì đây là chính sách theo kiểu “tằm ăn” của Trung Quốc, họ đang lợi dụng sức mạnh của mình. Nhưng không phải vậy mà Trung Quốc trà đạp được lên luật pháp quốc tế, họ trà đạp lên tất cả những gì mà chính họ đã thấy, họ là một thành viên của công ước luật Biển 1982, họ đang vi phạm những gì mà họ đã ký kết.
Việt Nam tận dụng lợi thế như thế nào trong việc đàm phán và tranh chấp?
Lợi thế của Việt Nam là cơ sở pháp lý, chúng ta có đầy đủ cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền của Việt Nam với Hoàng Sa, chủ quyền với vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam tại khu vực Trung Quốc hạ đặt giàn khoan HD981, Luật sư Lê Thanh Sơn phân tích: “Điểm thứ nhất: Việt Nam đã áp dụng rất nhiều biện pháp, nhưng vẫn hạn chế và chưa thực hiện hết. Trên thực tế, chúng tôi chưa nhận thấy sự phản ứng của cấp Nhà nước là 1; thứ 2 Việt Nam vẫn đang kiên nhẫn vì lẽ phải đang thuộc về phía Việt Nam chúng ta, chúng ta phải giữ được sự kiên nhẫn.
Điểm thứ 2: Việt Nam tránh manh động, để không rơi vào sự hỗn loạn. Chúng ta cần phải bình tĩnh, tỉnh táo và đi đúng mục đích của Liên Hợp Quốc và của chúng ta đang theo đuổi là hòa bình, đấu tranh trên cơ sở là luật pháp quốc tế.
Để làm được như trên chúng ta cần phải thực hiện 2 vấn đề: Trong nội bộ Việt Nam và quốc tế.
Đối với quốc tế, Nhà nước cần phải có văn bản để trình lên chính thức Tổng thư ký Liên Hợp Quốc, yêu cầu xem xét về vấn đề này (điều này thuộc cấp Nhà nước). Tiếp đó, chúng ta cần có tiếng nói cho cộng đồng quốc tế hiểu rõ tất cả các trường hợp này. Tuy nhiên, chúng ta mới chỉ nói và chưa đưa ra những lợi thế mà chúng ta đang có.
Muốn làm được như trên, chúng ta cần phải tập hợp tất cả các tổ chức quốc tế, các quốc gia trong khu vực hiểu rõ được điều đó. Phải cho họ hiểu hai vấn đề:
Thứ nhất, vùng Biển Việt Nam là lợi ích không phải là riêng của quốc gia Việt Nam, mà còn là lợi ích của các quốc gia trên thế giới, đặc biệt là những nước lớn như: Mỹ…
Thứ 2, Việt Nam là cửa ngõ để đi xuống phía Nam, vì vậy Việt Nam mới chỉ là bước khởi đầu, giống như một cánh cửa nhỏ để Trung Quốc đi qua và gây ảnh hưởng tiếp các phần phía sau. Các nước trong khu vực cần phải nhận thức được điều đó.
Vai trò của Việt Nam rất quan trọng, là làm sao để cho các nước hiểu được âm mưu nguy hiểm của Trung Quốc đang muốn thực hiện.
Thứ 3, thúc đẩy tất cả các tổ chức trên thế giới và các lực lượng trên thế giới lên tiếng mạnh mẽ ủng hộ, bởi hiện nay ở Biển Đông, Trung Quốc đã gây hấn với rất nhiều nước không chỉ riêng gì Việt Nam chúng ta (Nhật Bản, Hàn Quốc…), niềm tin của thế giới đối với Trung Quốc đang suy giảm một cách đáng kể, cả thế giới không có niềm tin với Trung Quốc trong vấn đề này.
Đối với nội bộ Việt Nam, chúng ta cần có sự đoàn kết, có sự định hướng thống nhất tập trung vào một con đường duy nhất thì chúng ta không ngại ngần vấn đề này.
Việt Nam cần tuyên truyền cho các ngành các cấp, cho nhân dân để làm cho thành phần các cấp trong nước ta đều quan tâm đến vấn đề này, để họ hiểu rõ được rằng chúng ta đang chính nghĩa, chúng ta đang làm việc đúng.
Vận động tất cả các tổ chức quốc tế nếu có được các cơ sở pháp lý hoặc có những tài liệu chứng cứ có lợi để phục vụ cho công tác chuẩn bị của chúng ta.
Chúng ta sẵn sàng cho phương án cuối cùng, là thách đố Trung Quốc bằng một vụ kiện. Việc Trung Quốc từ trối vụ kiện thì đó là một bước thua, một bước thụt lùi trước công luận và luật pháp quốc tế.

Việt Nam có nên tịch thu giàn khoan 981 của Trung Quốc?

(Kiến Thức) - Đây có lẽ là một trong những câu hỏi gây nóng hội trường nhất trong buổi họp báo về tình hình Biển Đông chiều nay do Hội Luật gia Việt Nam tổ chức. 

Việt Nam có nên tịch thu giàn khoan 981 của Trung Quốc?

Tại buổi họp báo về tình hình Biển Đông do Hội Luật gia Việt Nam tổ chức tại Hà Nội chiều nay 9/5, rất nhiều câu hỏi nóng đã được các đại biểu là Luật gia Phạm Quốc Anh, Chủ tịch Hội Luật gia Việt Nam, Luật gia Lê Minh Tâm, Phó chủ tịch, Tổng thư ký Hội Luật gia Việt Nam và Luật gia Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban biên giới Chính phủ trả lời. 

Tàu cá VN bị TQ phá hoại, kiên cường bám biển Hoàng Sa

Tàu QNG 96416 cập cảng Lý Sơn trong tình trạng tơi tả vì bị Trung Quốc phá hoại, nhưng thuyền trưởng Nguyễn Lộc và các ngư dân vẫn kiên cường bám biển.

Tàu cá VN bị TQ phá hoại, kiên cường bám biển Hoàng Sa
Ném búa, bù long, phun vòi rồng, bắn đạn lửa

Hàng loạt Trung tâm, nhân viên Đăng kiểm bị đình chỉ

(Kiến Thức) - Cục Đăng kiểm Việt Nam mới ra quyết định đình chỉ đối với 1 số nhân viên đăng kiểm cùng các Trung tâm Đăng kiểm vi phạm trên địa bàn cả nước.

Hàng loạt Trung tâm, nhân viên Đăng kiểm bị đình chỉ
Cục Đăng kiểm Việt Nam (Bộ Giao thông Vận tải) vừa ra quyết định đình chỉ hoạt động 3 tháng đối với Trung tâm Đăng kiểm xe cơ giới 6103D (thị xã Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương) vì có những sai phạm nghiêm trọng trong công tác kiểm định xe cơ giới.

Đọc nhiều nhất

Cán bộ Kiểm sát hát karaoke “ôm”, lãnh đạo Thi hành án nghi vào nhà nghỉ... hiểu luật vi phạm, xử sao cho đáng?

Cán bộ Kiểm sát hát karaoke “ôm”, lãnh đạo Thi hành án nghi vào nhà nghỉ... hiểu luật vi phạm, xử sao cho đáng?

(Kiến Thức) - Hai vụ việc mới đây liên quan đến cán bộ Viện Kiểm sát huyện đi hát karaoke "ôm", và clip quan hệ trong nhà nghỉ nghi là lãnh đạo ngành Thi hành án Hậu Giang khiến dư luận lắc đầu ngán ngẩm khi những người làm luật lại vi phạm luật, quy định ngành và cả đạo đức.

Tin mới