Giải mật thất bại của Hải quân Nga trước Nhật Bản (P1)

(Kiến Thức) - Trong chiến tranh Nga – Nhật (1904-1905), Hạm đội Thái Bình Dương và Baltic của Hải quân Nga lần lượt bị người Nhật tiêu diệt gọn.

Kỳ 1: Chiến tranh bùng nổ
Sau khi đánh bại Hạm đội Bắc Dương trên biển Hoàng Hải năm 1894, Hải quân Nhật Bản chính thức trở thành một lực lượng hùng mạnh ở châu Á. Nước Nhật bắt đầu tiến sâu vào vùng Đông Bắc Trung Quốc, nhưng vướng phải sự tranh giành ảnh hưởng của Đế quốc Nga (dưới sự trị vì của các Sa hoàng). Nhiều cường quốc châu Âu như Pháp và Đức ủng hộ Nga, gây áp lực rất mạnh với Nhật. Vì thực lực còn non yếu, nên Nhật đã nhường vùng Mãn Châu cho Nga, để yên tâm kiểm soát Triều Tiên.
Cùng với đó, Nhật cũng ra sức hiện đại hóa quân đội, tìm hướng liên minh với Anh để chuẩn bị chiến tranh với Nga. Người Nga cũng khẩn trương hành động để tranh giành ảnh hưởng, củng cố lực lượng ở Viễn Đông. Họ tăng cường phòng thủ cảng Lữ Thuận, vịnh Đại Liên, đồng thời xây dựng tuyến đường sắt từ Cáp Nhĩ Tân đến cảng Lữ Thuận. Hải cảng này được bổ sung thêm nhiều lực lượng, như một căn cứ chiến lược của Nga khi đối phó với đế quốc Nhật mới nổi.
Hình vẽ trận hải chiến giữa Hạm đội Nga - Nhật.
Hình vẽ trận hải chiến giữa Hạm đội Nga - Nhật.
Năm 1902, Nhật - Anh ký hiệp ước liên minh, với hiệp ước này người Anh muốn hạn chế đối thủ - Hải quân Nga bằng cách giữ các cảng biển của Nga ở Thái Bình Dương như Vladivostok và Lữ Thuận không được sử dụng triệt để.
Liên minh với Anh Quốc có nghĩa rằng nếu bất kỳ quốc gia nào liên minh với Nga trong cuộc chiến tranh nào với Nhật, thì nước Anh sẽ tham chiến về phe Nhật. Nga không thể nhận sự giúp đỡ từ cả Đức lẫn Pháp thêm nữa vì sự nguy hiểm của việc nước Anh tham chiến.
Với một liên minh như thế, Nhật Bản cảm thấy có thể tự do khai chiến, nếu cần thiết. Ngày 6/2/1904, Nhật Bản chính thức cắt đứt hoàn toàn quan hệ ngoại giao với Nga.
Cuộc chiến tranh tàn khốc giữa 2 nước mà chủ yếu được quyết định bằng các trận hải chiến đã bắt đầu chỉ 2 ngày sau đó.
Một trong những mục tiêu đầu tiên và quan trọng nhất mà Nhật nhắm tới là cảng Lữ Thuận (trên bán đảo Liêu Đông, phía Nam Mãn Châu). Nơi đây, người Nga đã xây dựng thành căn cứ hải quân lớn với hệ thống phòng thủ đồ sộ.
Ngày 8/2/1904, Hải quân Nhật lên kế hoạch bất ngờ đánh úp quân cảng Lữ Thuận, Đô đốc Togo (chỉ huy hạm đội Nhật) quyết tâm vô hiệu hóa Hải quân Nga ở hải cảng này.
Kế hoạch ban đầu của vị Đô đốc Togo là sử dụng 3 hải đội cho trận đột kích cảng Lữ Thuận:
- Hải đội 1 gồm thiết giáp hạm Mikasa, Hatsuse, Shikishima, Asahi, Fuji, Yashima. Trong đó, thiết giáp hạm Mikasa là chiếc lớn nhất với lượng giãn nước 15.140 tấn, trang bị 4 pháo 305mm và 14 pháo 152mm. Đây cũng là soái hạm của Hạm đội Nhật Bản tham gia trận Lữ Thuận.
Soái hạm hạm đội Nhật - thiết giáp hạm Mikasa.
 Soái hạm hạm đội Nhật - thiết giáp hạm Mikasa.
- Hải đội 2, gồm các tuần dương hạm Iwate, Izumo, Azuma, Yakumo, Tokiwa. Trong đó, tàu Iwate và Izumo là loại lớn nhất với lượng giãn nước 9.906 tấn, trang bị 4 pháo 203mm và 14 pháo 152mm.
Ngoài những tuần dương hạm có tốc độ cao, Hải đội 2 còn có 15 khu trục hạm và nhiều tàu phóng lôi. Đây sẽ là mũi đột kích mạnh nhằm đánh gục Hạm đội Nga ở cảng Lữ Thuận.
- Hải đội 3 (dự bị) gồm 3 tàu tuần dương cỡ nhỏ có lượng giãn nước hơn 4.000 tấn, trang bị pháo 203mm hoặc 152mm, pháo 120mm.
Lúc này, Hạm đội Thái Bình Dương của Nga đóng ở Lữ Thuận, dưới sự chỉ huy của Đô đốc Oskar Victorovich Stark của Nga được trang bị 7 thiết giáp hạm gồm: Petropavlosk, Pobieda, Peresviet, Poltava, Tsesarevich, Retvizan.
Trong đó, lớn nhất nhất là chiếc Pobieda có lượng giãn nước 13.717 tấn, trang bị 4 pháo 254mm và 10 pháo 152mm. Nhưng chiếc được đánh giá mạnh nhất lại là Tsesarevich có lượng giãn nước 13.122 tấn, trang bị 4 pháo 305mm và 12 pháo 152mm.
Ngoài ra, người Nga còn có 5 tàu tuần dương, mà chiếc lớn nhất là Pallada có lượng giãn nước 6.839 tấn, trang bị 8 pháo 152mm và 24 pháo 76mm. Các tàu còn lại cũng có hỏa lực mạnh mẽ gồm cả pháo 152mm và 120mm. Đó là chưa kể các tàu hộ tống cỡ nhỏ khác.
Xét chung, người Nga có ít tàu hơn người Nhật, nhưng họ có ưu thế chiến lược là đang nằm trong cảng Lữ Thuận, trong tầm bảo vệ của pháo bờ biển. Chính yếu tố này buộc Đô đốc Togo phải hủy bỏ kế hoạch đột kích cường tập hỏa lực mạnh bằng nhiều tàu lớn. Ông lo ngại các khẩu đội pháo phòng thủ bờ biển của Nga sẽ gây thiệt hại lớn cho hạm đội của mình.
Sau đó, Đô đốc Togo quyết định chuyển kế hoạch mới sử dụng 5 hải đội tàu nhỏ, trong đó 3 hải đội sẽ tiến hành tập kích cảng Lữ Thuận, chủ yếu bằng ngư lôi.
Chiến hạm mạnh nhất Hạm đội Thái Bình Dương - thiết giáp hạm Tsesarevich bị trúng ngư lôi ngay trong những giờ đầu cuộc chiến.
 Chiến hạm mạnh nhất Hạm đội Thái Bình Dương - thiết giáp hạm Tsesarevich bị trúng ngư lôi ngay trong những giờ đầu cuộc chiến.
22h30 đêm 8/2, hải đội tàu tấn công cảng Lữ Thuận gồm 10 khu trục hạm chạm trán với tàu khu trục của Nga đang tuần tra trên biển. Tuy nhiên, do Nhật chưa tuyên chiến nên người Nga cũng không nổ súng, họ báo cáo về Tổng hành dinh quân Nga. Sự cố này đã khiến 2 tàu khu trục Nhật Bản bị tụt lại phía sau, đội hình của họ bị phân tán.
0h ngày 9/2, 4 khu trục hạm Nhật Bản bí mật tiếp cận cảng Lữ Thuận mà không bị phát hiện. Chúng bất thần tiến công, phóng ngư lôi đánh trúng tuần dương hạm Pallada, khiến con tàu bốc cháy dữ dội và lật úp. Ngoài ra, tuần dương hạm Retvizan cũng bị trúng ngư lôi vào mũi tàu.
Người Nhật cũng đã thành công khi phóng ngư lôi trúng thiết giáp hạm Tsesarevich – tàu chiến mạnh nhất của Hạm đội Nga. Tàu khu trục Nhật Bản Oboro thực hiện đợt tấn công cuối vào lúc 2h sáng. Khi đó người Nga đã hoàn toàn tỉnh táo, các đèn pha và pháo lớn của họ đã phối hợp chặt chẽ, khai hỏa chính xác khiến tàu Nhật Bản không thể tấn công tiếp bằng ngư lôi.
Mặc dù cuộc đột kích bất ngờ của Nhật Bản có các điều kiện thuận lợi lý tưởng, kết quả thu được lại không đáng kể. Một phần do các tàu khu trục khác đã không tới kịp, tổ chức hiệp đồng rời rạc.
Trong tổng số 16 ngư lôi được phóng đi, chỉ có 3 quả là trúng đích, số còn lại hoặc bị trượt hoặc không phát nổ. Dẫu sao, ít ra người Nhật khiến 3 chiến hạm của Nga bị trọng thương và không thể tham chiến trong hàng tuần lễ.

F-35 - tiêm kích tốt nhất cho Nhật Bản

Thông tin trên đưa ra trong bối cảnh nhiều quốc gia châu Á mua sắm F-35 nhằm tăng cường sức mạnh quân sự đối phó Trung Quốc.

Hai “mắt thần” Nhật Bản canh Senkaku/Điếu Ngư mạnh cỡ nào?

(Kiến Thức) - Bộ đôi "mắt thần trên không" E-767 và E-2 làm nhiệm vụ canh phòng Senkaku/Điếu Ngư đều có thể phát hiện máy bay Trung Quốc ở cự ly hàng trăm km.

Hiện nay, Bộ Quốc phòng Nhật Bản đã điều động 4 máy bay cảnh báo sớm E-767 tới căn cứ Hamamatsu thuộc tỉnh Shizuoka và 13 chiếc E-2C tới căn cứ Misawa (Aomori) để giám sát quanh khu vực tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư. Động thái này nhằm nắm bắt mọi hoạt động của máy bay và tàu chiến Trung Quốc ở khu vực này cả ngày lẫn đêm, trong mọi điều kiện thời tiết.
 Hiện nay, Bộ Quốc phòng Nhật Bản đã điều động 4 máy bay cảnh báo sớm E-767 tới căn cứ Hamamatsu thuộc tỉnh Shizuoka và 13 chiếc E-2C tới căn cứ Misawa (Aomori) để giám sát quanh khu vực tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư. Động thái này nhằm nắm bắt mọi hoạt động của máy bay và tàu chiến Trung Quốc ở khu vực này cả ngày lẫn đêm, trong mọi điều kiện thời tiết.

Đọc nhiều nhất

Tin mới