F-35 - tiêm kích tốt nhất cho Nhật Bản

Thông tin trên đưa ra trong bối cảnh nhiều quốc gia châu Á mua sắm F-35 nhằm tăng cường sức mạnh quân sự đối phó Trung Quốc.

F-35 là chiến đấu cơ tốt nhất

Tổng tham mưu trưởng Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản (JSDF) Shigeru Iwasaki nói rằng, những tiến bộ về công nghệ vũ khí của Triều Tiên như bắn tên lửa và thử hạt nhân dưới lòng đất đã tạo thành một mối đe dọa lớn.
"Khi còn đứng đầu lực lượng không quân, tôi là người chỉ đạo kế hoạch mua sắm chiến đấu cơ F-35 của Mỹ. Tôi cùng với các quan chức lực lượng không quân vạch ra kế hoạch đó và được Bộ trưởng quốc phòng thông qua. Tôi tin rằng F-35 là máy bay chiến đấu tốt nhất giải quyết tình hình an ninh quốc gia Nhật Bản trong tương lai ", ông Iwasaki nói.
Nhật Bản đã quyết định mua 42 tiêm kích tàng hình F-35A (biến thể cất hạ cánh thông thường) từ Mỹ. Dự kiến, phía Mỹ sẽ bàn giao 4 chiếc đầu tiên vào tháng 3/2017.
Tiêm kích tàng hình F-35A được người Nhật đánh giá cao.
Tiêm kích tàng hình F-35A được người Nhật đánh giá cao.

Số F-35A còn lại sẽ do Tập đoàn Công nghiệp nặng Misubishi (MHI) sản xuất trong nước theo giấy phép từ Lockheed Martin (nhà thầu chính dự án F-35).
Theo tạp chí Jane’s Defence, MHI đang chuẩn bị đầu tư hàng nghìn tỷ Yên để xây dựng nhà máy sản xuất tiêm kích F-35A JSF tại quận Aichi, thành phố Nagoya.
Ngoài những đánh giá về F-35, Tổng tham mưu trưởng Iwasaki cũng đưa ra khẳng định Nhật Bản hoàn toàn đủ sức ngăn chặn tên lửa Triều Tiên.

Nhật đủ sức ngăn chặn Triều Tiên

Việc Triều Tiên thử thành công tên lửa tầm xa và hạt nhân dưới lòng đất tạo nên mối đe dọa đối với các căn cứ Hải quân Mỹ ở Nhật Bản. Vì những địa điểm này nằm trong phạm vi của tên lửa tầm trung Triều Tiên.
"Sau hàng loạt các cuộc thử nghiệm, công nghệ của Triều Tiên đã đạt đến một mức nhất định giúp họ có khả năng phóng được tên lửa tầm xa. Điều này trở thành một tình huống rất nghiêm trọng đối với an ninh quốc gia của Nhật Bản", Tổng tham mưu trưởng Iwasaki nói.
Tàu chiến Nhật Bản phóng tên lửa đánh chặn tên lửa đạn đạo SM-3 Block IA.
Tàu chiến Nhật Bản phóng tên lửa đánh chặn tên lửa đạn đạo SM-3 Block IA.

Tuy nhiên, ông Iwasaki cho rằng, Nhật Bản sở hữu hệ thống phòng thủ tên lửa vững chắc (tên lửa SM-3 và PAC-3) đủ sức đối phó Triều Tiên.
Tên lửa SM-3 trang bị trên chiến hạm Aegis có khả năng bắn hạ tên lửa đạn đạo bên ngoài khí quyển, tầm bắn tới 500km.
Còn hệ thống Patriot PAC-3 (trên bộ) trang bị đạn tên lửa có tầm bắn 160 km chống mục tiêu máy bay (hoặc 20 km chống tên lửa đạn đạo), độ cao diệt mục tiêu 24.200m, tốc độ hành trình Mach 5.


Nhật Bản muốn lập đường dây nóng với Trung Quốc

Trong khi mối quan hệ giữa Nhật - Trung căng thẳng về chủ quyền Senkaku/Điếu Ngư, ông Iwasaki đã kêu gọi chính quyền Bắc Kinh đồng ý mở lại cuộc đàm phán để thành lập một đường dây nóng giữa hai nước. Mục đích của hành động đó nhằm tránh bất kỳ cuộc đụng độ quân sự nào ngoài ý muốn giữa hai nước.
"Nhật Bản và Trung Quốc rất cần nối lại việc thành lập đường dây nóng liên lạc hàng hải giữa hai bên để loại bỏ bất kỳ sự hiểu lầm nào đó. Tokyo vẫn chưa nhận được thông tin phản hồi từ Bắc Kinh, nhưng tôi tin rằng các cuộc đàm phán cần được khởi động lại", ông Iwasaki nói.
Các cuộc đàm phán giữa Nhật Bản và Trung Quốc nhằm thành lập cơ chế liên lạc hàng hải tạm dừng kể từ cuối năm 2012.

TIN LIÊN QUAN:

ĐANG ĐỌC NHIỀU:

Đọc nhiều nhất

Tin mới