Giải mã chiều cao thật sự của Quan Vũ, Lã Bố, Triệu Vân

Theo đó, chiều cao của các anh hùng Tam Quốc như Quan Vũ, Lã Bố hay Triệu Vân cũng ngang ngửa các... siêu mẫu ngày nay.

Giải mã chiều cao thật sự của Quan Vũ, Lã Bố, Triệu Vân
Giai ma chieu cao that su cua Quan Vu, La Bo, Trieu Van

(Ảnh minh họa: Internet)

Đối với người Trung Quốc xưa, ước lệ không chỉ là một thủ pháp được sử dụng chủ yếu trong nghệ thuật mà còn được sử dụng phổ biến trong đời sống thường nhật. Điều này cũng xuất phát từ một thực tế là Trung Quốc có lãnh thổ tương đối rộng, các tộc người đa dạng, hơn nữa lại phải trải qua quá trình thống nhất và chia rẽ lâu dài.

Người Trung Quốc thường sử dụng thủ pháp ước lệ trong miêu tả con người, nhất là các anh hùng, mỹ nhân. Trong Tam Quốc Diễn Nghĩa, chúng ta bắt gặp vô số các anh hùng "thân tám thước cao", bởi vậy hậu thế luôn đặt câu hỏi: Rốt cuộc họ cao bao nhiêu?

Lật lại sử sách, chúng ta biết được rằng chiều cao của nam giới luôn được chú ý, đặc biệt là với việc tuyển chọn quân đội, thậm chí còn có công cụ được thiết kế riêng để đo chiều cao. Ví dụ như trong đội quân đất nung của lăng mộ Tần Thủy Hoàng, chiều cao của các tướng thường khoảng 2 m.

Khai quật công cụ đo lường thời Hán

Tại Lạc Dương, người ta đã tìm thấy vật dụng chuyên dùng đo chiều dài của thợ mộc và thợ kim hoàn thời Hán là "thước", theo đó một "thước" có chiều dài tương đương 23,4 cm ngày nay.

Giải mã chiều cao thật sự của Quan Vũ, Lã Bố, Triệu Vân ảnh 2

Công cụ "thước" thời Hán (Ảnh: Kknews)

Dù triều đại nhà Hán được phân chia thành Tây Hán và Đông Hán, quy chuẩn đo lường có đôi chút khác biệt, song dựa vào phát hiện khảo cổ, chúng ta có thể ước lượng được chiều cao của các nhân vật thời Tam Quốc.

Quan Vũ nổi tiếng với miêu tả của La Quán Trung "thân chín thước cao", tức là cao khoảng 2,1 m, chiều cao nổi trội của ông được cho là do thường xuyên luyện võ công.

Chỉ có Quan Vũ và Lã Bố mới sử dụng được con ngựa Xích Thố, bởi vậy chiều cao của Lã Bố có lẽ cũng xấp xỉ 2 m. Tương tự Triệu Vân và Trương Phi có chiều cao "tám thước", khoảng hơn 1,8 m.

Số đo chiều cao này được cho là có phần phóng đại so với thực tế thể trạng con người tại thời điểm đó!

Giai ma chieu cao that su cua Quan Vu, La Bo, Trieu Van-Hinh-3

Quan Vũ được miêu tả "thân chín thước cao" (Ảnh: Internet)

Với một dân tộc có tính cách trọng hình thức như Trung Quốc, chiều cao của các tướng lĩnh là rất quan trọng, song chính phẩm chất và năng lực phi thường mới là điều làm nên sự nghiệp lưu danh muôn thuở. Một người như Quan Vũ có thể được coi là "tài mạo song toàn" hiếm thấy.  

Sự thật té ngửa cuộc gặp định mệnh của Quan Vũ và Lỗ Túc

(Kiến Thức) - Trong tác phẩm Tam quốc diễn nghĩa, La Quán Trung mô tả Quan Vũ và Lỗ Túc có cuộc hội đàm quan trọng. Theo đó, Quan Vũ đơn phương độc mã cầm đao tới Đông Ngô gặp mặt. Thế nhưng, sự thật không phải vậy.

Sự thật té ngửa cuộc gặp định mệnh của Quan Vũ và Lỗ Túc
Su that te ngua cuoc gap dinh menh cua Quan Vu va Lo Tuc
 La Quán Trung nổi tiếng với tác phẩm Tam quốc diễn nghĩa mô tả chi tiết cuộc đời và sự nghiệp của nhiều nhân vật "máu mặt" thời Tam Quốc. Trong số này, nhiều người chú ý đến chi tiết thú vị về Quan Vũ và Lỗ Túc. 

Ai mới là thủ phạm thực sự đẩy Quan Vũ đến “cửa tử"?

(Kiến Thức) - Công Nguyên năm 220, Quan Vũ bại trận trước quân Đông Ngô. Theo đó, dũng tướng của Lưu Bị bỏ mạng trên chiến trường. Một tài liệu cổ được tìm thấy hé lộ rằng, cái chết của Quan Vũ là do những thế lực trong triều đình Thục Hán. 

Ai mới là thủ phạm thực sự đẩy Quan Vũ đến “cửa tử"?
Ai moi la thu pham thuc su day Quan Vu den “cua tu
 Lưu Bị - Quan Vũ - Trương Phi kết nghĩa anh em trở thành một trong những giai thoại về tình huynh đệ nổi tiếng nhất thời Tam Quốc. Dưới sự trợ giúp của 2 nghĩa đệ là Quan Vũ và Trương Phi, Lưu Bị đã đưa nhà Thục Hán ngày càng phát triển.

Luận Tam Quốc: Thành tại Khổng Minh, bại tại Quan Vũ?

Sai lầm nghiêm trọng của một trong “ngũ hổ thượng tướng” Thục Hán được cho là nhân tố quyết định “đạp đổ” chiến lược Tam Quốc mà Khổng Minh dày công xây dựng.

Luận Tam Quốc: Thành tại Khổng Minh, bại tại Quan Vũ?
Chiến công “vượt năm ải trảm sáu tướng” của Quan Vũ luôn khiến những người hâm mộ vị danh tướng này cảm thấy sảng khoái. Song những chiến tích lẫy lừng của Quan Vân Trường cũng không bù lại được sai lầm chí mạng “phá vỡ đại cục” Thục Hán của ông.

Đọc nhiều nhất

Tin mới