Ai mới là thủ phạm thực sự đẩy Quan Vũ đến “cửa tử"?

Ai mới là thủ phạm thực sự đẩy Quan Vũ đến “cửa tử"?

(Kiến Thức) - Công Nguyên năm 220, Quan Vũ bại trận trước quân Đông Ngô. Theo đó, dũng tướng của Lưu Bị bỏ mạng trên chiến trường. Một tài liệu cổ được tìm thấy hé lộ rằng, cái chết của Quan Vũ là do những thế lực trong triều đình Thục Hán. 

Lưu Bị -  Quan Vũ - Trương Phi kết nghĩa anh em trở thành một trong những giai thoại về tình huynh đệ nổi tiếng nhất thời Tam Quốc. Dưới sự trợ giúp của 2 nghĩa đệ là Quan Vũ và Trương Phi, Lưu Bị đã đưa nhà Thục Hán ngày càng phát triển.
Lưu Bị - Quan Vũ - Trương Phi kết nghĩa anh em trở thành một trong những giai thoại về tình huynh đệ nổi tiếng nhất thời Tam Quốc. Dưới sự trợ giúp của 2 nghĩa đệ là Quan Vũ và Trương Phi, Lưu Bị đã đưa nhà Thục Hán ngày càng phát triển.
Theo đó, cái chết của Quan Vũ trước quân Đông Ngô vào Công Nguyên năm 220 tại Kinh Châu trở thành mất mát to lớn đối với Lưu Bị.
Theo đó, cái chết của Quan Vũ trước quân Đông Ngô vào Công Nguyên năm 220 tại Kinh Châu trở thành mất mát to lớn đối với Lưu Bị.
Lưu Bị thề không đội trời chung với Đông Ngô. Vì vậy, Lưu Bị đem 70 vạn quân Thục tiến đánh Đông Ngô để trả thù cho cái chết của Quan Vũ.
Lưu Bị thề không đội trời chung với Đông Ngô. Vì vậy, Lưu Bị đem 70 vạn quân Thục tiến đánh Đông Ngô để trả thù cho cái chết của Quan Vũ.
Quan Vũ chết trở thành một trong những sự kiện lớn thời Tam Quốc. Một số người hoài nghi cái chết của hổ tướng này còn ẩn chứa điều bí ẩn.
Quan Vũ chết trở thành một trong những sự kiện lớn thời Tam Quốc. Một số người hoài nghi cái chết của hổ tướng này còn ẩn chứa điều bí ẩn.
Điều này càng thu hút sự quan tâm của giới chuyên gia cũng như công chúng hơn khi giới khảo cổ Trung Quốc tìm được một cuốn sử liệu tại một di chỉ khảo cổ ở Tân Cương có ghi lại sự kiện Quan Vũ bại trận và bị xử tử.
Điều này càng thu hút sự quan tâm của giới chuyên gia cũng như công chúng hơn khi giới khảo cổ Trung Quốc tìm được một cuốn sử liệu tại một di chỉ khảo cổ ở Tân Cương có ghi lại sự kiện Quan Vũ bại trận và bị xử tử.
Trong tài liệu này, cái chết của Quan Vũ được mô tả là có liên quan đến "đấu đá" trong triều đình nhà Thục Hán. Cụ thể, tài liệu trên có nói về việc Lưu Phong và Mạnh Đạt lúc ấy nắm trong tay trọng binh.
Trong tài liệu này, cái chết của Quan Vũ được mô tả là có liên quan đến "đấu đá" trong triều đình nhà Thục Hán. Cụ thể, tài liệu trên có nói về việc Lưu Phong và Mạnh Đạt lúc ấy nắm trong tay trọng binh.
Lưu Phong và Mạnh Đạt khi ấy thấy Quan Vũ sắp thua trận thì hoàn toàn có khả năng dẫn quân chi viện để cứu dũng tướng này. Thế nhưng, Lưu Phong và Mạnh Đạt đưa ra quyết định án binh bất động khiến Quan Vũ bỏ mạng dưới tay quân sĩ nhà Đông Ngô.
Lưu Phong và Mạnh Đạt khi ấy thấy Quan Vũ sắp thua trận thì hoàn toàn có khả năng dẫn quân chi viện để cứu dũng tướng này. Thế nhưng, Lưu Phong và Mạnh Đạt đưa ra quyết định án binh bất động khiến Quan Vũ bỏ mạng dưới tay quân sĩ nhà Đông Ngô.
Sở dĩ Lưu Phong không ra tay cứu Quan Vũ là vì ông không muốn dũng tướng này sẽ trở thành "hòn đá cản đường" trên con đường kế thừa đại nghiệp từ cha nuôi Lưu Bị.
Sở dĩ Lưu Phong không ra tay cứu Quan Vũ là vì ông không muốn dũng tướng này sẽ trở thành "hòn đá cản đường" trên con đường kế thừa đại nghiệp từ cha nuôi Lưu Bị.
Thêm nữa, cái chết của Lưu Bị trong tài liệu trên được mô tả có dính líu tới Lưu Bị. Do Quan Vũ nắm giữ Kinh Châu trong nhiều năm nên trở thành một thế lực mạnh. Điều này khiến Lưu Bị phải dè chừng và lo sợ dũng tướng Quan Vũ có thể trở thành mối họa.
Thêm nữa, cái chết của Lưu Bị trong tài liệu trên được mô tả có dính líu tới Lưu Bị. Do Quan Vũ nắm giữ Kinh Châu trong nhiều năm nên trở thành một thế lực mạnh. Điều này khiến Lưu Bị phải dè chừng và lo sợ dũng tướng Quan Vũ có thể trở thành mối họa.
Vì vậy, Lưu Bị được cho là đã mượn tay Đông Ngô hoặc "mắt nhắm mắt mở" cho người con nuôi Lưu Phong diệt trừ Quan Vũ. Sau khi loại bỏ Quan Vũ, Lưu Bị lấy cớ không chi viện cứu Quan Vũ để xử tội Lưu Phong vì không muốn truyền lại đại nghiệp cho người ngoài. Nhờ vậy, con trai ruột của Lưu Bị là Lưu Thiện rộng đường lên ngôi.
Vì vậy, Lưu Bị được cho là đã mượn tay Đông Ngô hoặc "mắt nhắm mắt mở" cho người con nuôi Lưu Phong diệt trừ Quan Vũ. Sau khi loại bỏ Quan Vũ, Lưu Bị lấy cớ không chi viện cứu Quan Vũ để xử tội Lưu Phong vì không muốn truyền lại đại nghiệp cho người ngoài. Nhờ vậy, con trai ruột của Lưu Bị là Lưu Thiện rộng đường lên ngôi.
video: Trailer "Tào Tháo" (nguồn: Youtube)

GALLERY MỚI NHẤT