Luận Tam Quốc: Thành tại Khổng Minh, bại tại Quan Vũ?

Sai lầm nghiêm trọng của một trong “ngũ hổ thượng tướng” Thục Hán được cho là nhân tố quyết định “đạp đổ” chiến lược Tam Quốc mà Khổng Minh dày công xây dựng.

Luận Tam Quốc: Thành tại Khổng Minh, bại tại Quan Vũ?
Chiến công “vượt năm ải trảm sáu tướng” của Quan Vũ luôn khiến những người hâm mộ vị danh tướng này cảm thấy sảng khoái. Song những chiến tích lẫy lừng của Quan Vân Trường cũng không bù lại được sai lầm chí mạng “phá vỡ đại cục” Thục Hán của ông.
Việc ông hàng Tào – dù vì lý do gì – đều khiến dư luận đặt nghi vấn về “nghĩa đào viên” của Quan Vũ; trong khi thái độ nhục mạ của ông trước Đông Ngô có thể khẳng định là nhân tố gây phân hóa trong liên minh Tôn – Lưu.
Có ý kiến cho rằng, người mà Gia Cát Lượng sợ nhất không phải Tào Tháo, cũng không phải Tư Mã Ý, mà là Quan Vũ.
Luan Tam Quoc: Thanh tai Khong Minh, bai tai Quan Vu?
 
Quan điểm này khiến không ít người cảm thấy mâu thuẫn, bởi Quan Vũ – trong vai trò lực lượng cốt lõi của tập đoàn Thục Hán, còn là mối đe dọa đối với Thục lớn hơn cả tập đoàn Tào Ngụy hay Tư Mã gia – đối thủ ngang cơ của Khổng Minh.
Khổng Minh “sợ” Quan Vũ vì đâu?
Không ít học giả từng lập luận, Thừa tướng Thục Hán e ngại Quan Vân Trường “thân tại Hán doanh tâm tại Tào”, rằng một đại tướng Thục Hán như Quan Vũ đã bị Tào Tháo “tẩy não” và có thể “trở cờ” bất cứ khi nào.
Tuy nhiên, hầu như không có chứng cứ nào chứng minh cho luận điểm trên. Mặc dù Quan Công đích thực từng tha mạng Tào Tháo ở đường Hoa Dung “hậu Xích Bích”, nhưng điểm này cũng không đủ để cáo buộc ông là “thông gian bán nước”.
Khổng Minh lo Quan Vũ tài nghệ không đủ để cầm quân giết địch? Lo ông manh động, không thể đảm đương trọng nhiệm?
Sự kiện Quan Vũ chỉ huy Ngụy quân đột phá vòng vây của quân Viên Thiệu, chém danh tướng Nhan Lương “giữa vạn quân” đã chứng minh bản lĩnh của nhà cầm quân này.
Khổng Minh đã dày công tính toán đường đi nước bước để giúp Lưu Bị “làm bạn” với Tôn Quyền.
Hiện nay, ngày càng có nhiều quan điểm gạt bỏ sự phủ nhận hoặc chỉ trích đối với năng lực cá nhân của Quan Vân Trường, mà thay vào đó là những ý kiến nhằm vào đóng góp thực tế trong hàng ngũ Thục Hán của ông.
Nhiều khả năng, Khổng Minh e ngại bởi một vị tướng “thành công ít, thất bại nhiều” như Quan Vũ được cắt cử đảm đương trấn thủ địa bàn trọng yếu bậc nhất của Thục – Kinh Châu.
Khổng Minh lo ngại Quan Vũ sẽ khiến lộ trình “Long Trung đối sách” của ông đi chệch hướng và “tan tành mây khói”.
Luan Tam Quoc: Thanh tai Khong Minh, bai tai Quan Vu?-Hinh-2
 
Có học giả ví von, “Khổng Minh sợ Quan Vũ cuối cùng sẽ trở thành một tảng đá ngầm, đánh chìm con thuyền ‘liên Ngô kháng Tào’ của ông.”
Liên Ngô kháng Tào là chính sách cốt lõi nằm trong chiến lược “Tam Quốc đỉnh lập” của Gia Cát Lượng. chiến lược này thất bại đồng nghĩa với vận số Thục Hán khó giữ, tâm huyết của Lưu Bị vàKhổng Minh cũng “đổ sông đổ biển”.
Chỉ một năm sau khi Khổng Minh “xuất sơn” (207), ông đã đàm phán thành công với Đại đô đốc Chu Du của Đông Ngô, mang về cho Lưu Bị “mối lương duyên” quý giá với bá chủ Giang Đông Tôn Quyền.
Chiến thắng Xích Bích của liên minh (208) và “thương vụ” kết thông gia của Lưu Bị với Tôn Thượng Hương – em gái Tôn Quyền (209) là những bước đi chính xác và đầy toan tính của Khổng Minh nhằm đặt nền móng cho mối quan hệ đồng minh mà ông hy vọng sẽ kéo dài nhiều năm.
Tuy nhiên, khi Lưu Bị đã “vững chân” ở Ích Châu, Kinh Châu thì việc bảo vệ liên minh này lại xuất hiện nhiều biến số khó lường, ngoài tầm kiểm soát của Gia Cát Lượng, mà Quan Vũ là nhân tố bất ổn lớn nhất.
Xét cho cùng, điều mà Khổng Minh “sợ” ở Quan Vũ cũng không ngoài việc lo ông sẽ “chọc gậy bánh xe” quan hệ với Tôn Quyền.
Kinh Châu tiếp giáp với Đông Ngô, đồng thời lại là địa bàn mà cả Thục lẫn Ngô cùng tuyên bố chủ quyền. Vì vậy, trong vai trò quan trấn thủ, nhiệm vụ khó khăn nhất của Quan Vũ chính là vừa giữ được lãnh thổ, vừa duy trì sự giao hảo với Giang Đông.
Quan Vũ “chỉ biết tiểu nghĩa mà quên đi đại nghĩa” ?
“Thượng sách” đối với Khổng Minh mà nói đương nhiên là vừa không tổn hại liên minh Tôn – Lưu, vừa “mượn luôn” được Kinh Châu không cần trả.
Trong con mắt của Gia Cát Lượng, Quan Vũ là người “biết tiểu nghĩa mà không hiểu đại nghĩa, tận ‘tiểu trung’ mà có thể hại ‘đại trung’, có tiểu dũng mà chưa chắc có đại dũng”.
Quan Vũ xem trọng tình nghĩa huynh đệ “đào viên” với Lưu Bị, Trương Phi, nhưng ông xem nhẹ “thiên hạ đại nghĩa”.
Những người ủng hộ ý kiến này cho rằng, nếu Quan Vũ hiểu “đại nghĩa”, ông đã không năm lần bảy lượt cản trở Lưu Bị “tam cố thảo lư” chiêu mộ Khổng Minh, và cũng không cố chấp gây khó dễ khi Gia Cát Lượng lên nắm quân quyền, tạo phân hóa trong lực lượng.
Luan Tam Quoc: Thanh tai Khong Minh, bai tai Quan Vu?-Hinh-3
 
Quan Vũ chỉ quan tâm đến tình nghĩa “đào viên” với Lưu Bị mà không biết đối sách của Khổng Minh là tối ưu giúp Bị “chắc chân” đối lập với 2 đại quân phiệt còn lại.
Quan Vân Trường chỉ tính tới việc Khổng Minh không gặp là làm mất mặt Lưu-Quan-Trương, mà không nghĩ tới nếu Lưu Bị từ bỏ Gia Cát Lượng, đồng nghĩa với ông đã đánh mất cơ hội ngồi lên ngai vàng Thục Hán ngay từ trong trứng nước.
Thậm chí, có ý kiến diễn giải một kết cục nghiêm trọng hơn nếu Lưu Bị nghe lời Quan Vũ, đó là thế lực của nhà quân phiệt này sẽ bị đào thải khỏi cuộc chơi giữa những lực lượng quân sự vô cùng hùng mạnh khác.
Quan Vũ hàng Tào, Tào Tháo dùng “nghĩa” – nhiều quan điểm cho là “kế” – đối đãi, khiến ông ghi nhớ không quên. “Kế” này đã giúp Tào thoát mạng ở đường Hoa Dung, để họa đến hàng chục năm sau đối với Thục Hán.
Lịch sử hàng Tào của Quan Vũ buộc Khổng Minh nhận định quan điểm của Vũ đối với liên minh Tôn – Lưu là “liên kết người lạ (Ngô) đánh người thân (Tào)”.
Điều này được lý giải bằng thái độ lạnh nhạt trong quan hệ với Giang Đông, khước từ lời cầu thân của Tôn Quyền và buông lời sỉ nhục sứ giả Đông Ngô.
Đây chính là điều mà Khổng Minh lo sợ nhất sẽ xảy ra ở Quan Vũ: Ông không thể vừa giữ Kinh Châu vừa “chơi tốt” với Tôn Ngô, nhưng ngược lại có đầy đủ khả năng… làm mất cả hai. Trên thực tế, kịch bản xấu nhất này đã xảy ra.
Vì sao không thay Quan Vũ ở Kinh Châu?
Một vấn đề được đặt ra hàng nghìn năm nay, đó là nếu Khổng Minh e ngại Quan Công, vậy tại sao không thay tướng trấn thủ Kinh Châu? Thực tế, đây là một vấn đề nhân sự nhạy cảm mà bản thân Gia Cát Lượng không thể tự làm chủ.
Kinh Châu là “yết hầu” của Thục Hán, trừ những người cực thân với Lưu Bị, đồng thời yêu cầu “văn võ song toàn” thì không thể được chọn làm quan trấn thủ.
“Chí thân” với Lưu Bị chỉ có Quan – Trương; trong đó chỉ có Quan Công đủ năng lực xưng là “văn võ kiêm toàn”. Vị trí trấn thủ Kinh Châu ngoài Quan Vân Trường không còn người thứ hai có khả năng này.
Đây cũng là vấn đề mà Khổng Minh và Lưu Bị có quan điểm đối nghịch. Với Lưu Bị, ngoài Quan Công không ai thủ được Kinh Châu. Với Gia Cát Lượng, Quan Công chính là người tuyệt đối không thể thủ Kinh Châu.
Tuy nhiên, khi sự đã rồi, Khổng Minh cũng phải tìm mọi cách để Quan Vũ không “phá” đại cục. Đương nhiên toan tính của ông vô tác dụng, bởi một danh tướng cố chấp như Quan Vân Trường luôn có logic hành sự của chính mình.
Kết cục của Quan Vũ cũng đã rõ: Trước có Tào quân đón đầu, sau có Ngô quân đánh úp. Sự thảm bại của ông để mất Kinh Châu về tay Lữ Mông, Lục Tốn và còn phải trả giá bằng chính mạng sống của mình.
“Mất Kinh Châu” là bước ngoặt căn bản đối với Thục Hán khi chiến lược “liên Ngô” của Khổng Minh sụp đổ, đẩy Thục vào thế “lưỡng đầu thọ địch”.
Cái chết của Quan Công đẩy Lưu Bị và thế bí, buộc ông đứng trước 2 lựa chọn. Muốn giữ liên minh với Tôn Quyền thì không thể động binh (với lý do báo thù cho Quan Vũ).
Nhưng nếu không báo thù thì “lời thề kết nghĩa” – cũng là một quân bài chính trị – không được tôn trọng, có khả năng ảnh hưởng đến hình ảnh của Lưu Bị, vốn mất nhiều công sức để xây dựng hình tượng “nhân đức, trọng tình, trọng nghĩa”.
Luan Tam Quoc: Thanh tai Khong Minh, bai tai Quan Vu?-Hinh-4
 
Có quan điểm cho rằng, Lưu Bị chỉ “báo thù cho có” nhằm giữ hình ảnh, song cũng có quan điểm đối lập cho rằng ông bị Lữ Mông đánh “một vố quá đau” và quyết phải đòi lại “cả chì lẫn chài”.
Dù nguyên nhân ra sao, thì thực tế là Lưu Bị đã huy động đại quân Thục Hán tấn công Đông Ngô để “báo thù” cho Quan Vũ.
Nếu Bị chỉ cần “làm hình ảnh”, thì giai đoạn đầu ông đã quá thành công. Sau những thắng lợi liên tiếp và áp đảo Ngô quân, có lẽ Lưu Bị đã “nhập vai” hoàn toàn, biến chiến dịch của mình thành cuộc thôn tính Giang Đông.
Kết quả cuộc báo thù của Lưu Bị thất bại thảm hại, sau khi đại quân của ông bị Lục Tốn đè bẹp trong trận Di Lăng. 2 năm sau (223), Bị cũng ôm hận qua đời.
Có Khổng Minh, mời có liên Ngô kháng Tào; có liên minh Tôn-Lưu, mới có thắng lợi Xích Bích, giúp Ngô hóa nguy thành an, giúp Thục “tay trắng làm nên”, tạo thành thế Tam Quốc đỉnh lập.
Vì Quan Vũ, Thục mất Kinh Châu; mất Kinh Châu cùng cái chết của Quan Vũ mới khiến Lưu Bị mang đại quân đánh Ngô, khiến “nguyên khí” Thục Hán tổn thương nặng nề, Thục không còn ngày quật khởi.
Nhờ Khổng Minh, Tam Quốc mới “định hình”, vì vậy nói “Tam Quốc thành tại Khổng Minh”. Bởi Quan Công, đồng minh trở mặt, Thục Hán sa cơ, nên nói rằng “Tam Quốc hủy trong tay Quan Vũ”.

Vì sao tiếng đàn của Khổng Minh quét tan 15 vạn quân Ngụy?

“Không thành kế” được coi là một trong những kế sách cho thấy tài năng dụng binh, mưu lược hơn người của Khổng Minh Gia Cát Lượng.

Vì sao tiếng đàn của Khổng Minh quét tan 15 vạn quân Ngụy?
Gia Cát Lượng tự là Khổng Minh, hiệu Ngọa Long tiên sinh, được coi là một nhà chính trị, nhà ngoại giao cự phách, đồng thời là một trong những chiến lược gia kiệt xuất và vĩ đại bậc nhất trong thời Tam Quốc.

Video: Bức tượng Quan Vũ kỳ lạ chưa từng thấy ở Trung Quốc

Bức tượng Quan Vũ trông rất khác biệt và hình tượng này trông giống như robot đến từ tương lai.

Video: Bức tượng Quan Vũ kỳ lạ chưa từng thấy ở Trung Quốc

Mời quý độc giả xem video Bức tượng Quan Vũ kỳ lạ chưa từng thấy ở Trung Quốc:

Thực hư Quan Vũ lấy đầu Nhan Lương, qua năm ải chém sáu tướng Tào

Quan Vũ trong Tam quốc diễn nghĩa được phác họa là nhân vật có sức mạnh hơn vạn người, từng vượt 5 ải chém 6 tướng của Tào Tháo, nhưng thực sự sức mạnh của Quan Vũ ra sao?

Thực hư Quan Vũ lấy đầu Nhan Lương, qua năm ải chém sáu tướng Tào
Trong Tam Quốc Diễn Nghĩa, tác giả La Quán Trung coi nhà Hán là chính thống nên ủng hộ lực lượng do Lưu Bị, một tôn thất nhà Hán, đứng đầu.

Đọc nhiều nhất

Tin mới