Thăm quan dàn vũ khí ở Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh

Thăm quan dàn vũ khí ở Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh

(Kiến Thức) - Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh (TP HCM) là nơi trưng bày rất nhiều loại vũ khí chiến lợi phẩm mà QĐNDVN thu giữ được từ quân Mỹ.

 Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh (TP HCM) là nơi lưu giữ hàng chục ngàn tài liệu, hiện vật và phim ảnh trong suốt hai cuộc kháng chiến trường kỳ của dân tộc tới ngày toạn vẹn non sông vào 30/4/1975. Tiền thân của bảo tàng là Nhà Trưng bày tội ác Mỹ - Ngụy được mở cửa phục vụ công chúng từ 9/1975 và được đổi tên thành Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh từ ngày 4/7/1995. Trong ảnh là một chiếc tiêm kích hạng nhẹ F-5E do Mỹ sản xuất.
Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh (TP HCM) là nơi lưu giữ hàng chục ngàn tài liệu, hiện vật và phim ảnh trong suốt hai cuộc kháng chiến trường kỳ của dân tộc tới ngày toạn vẹn non sông vào 30/4/1975. Tiền thân của bảo tàng là Nhà Trưng bày tội ác Mỹ - Ngụy được mở cửa phục vụ công chúng từ 9/1975 và được đổi tên thành Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh từ ngày 4/7/1995. Trong ảnh là một chiếc tiêm kích hạng nhẹ F-5E do Mỹ sản xuất.
F-5E là một trong những dòng máy bay chiến đấu chủ lực được Không quân Đế quốc Mỹ và VNCH sử dụng trong suốt Chiến tranh Việt Nam. Sau năm 1975, Không quân Nhân dân Việt Nam cũng tái sử dụng những chiếc F-5E trong chiến dịch phản công biên giới Tây-Nam.
F-5E là một trong những dòng máy bay chiến đấu chủ lực được Không quân Đế quốc Mỹ và VNCH sử dụng trong suốt Chiến tranh Việt Nam. Sau năm 1975, Không quân Nhân dân Việt Nam cũng tái sử dụng những chiếc F-5E trong chiến dịch phản công biên giới Tây-Nam.
Nằm cạnh chiếc F-5E là một chiếc cường kích A-1 Skyraider, nó và F-5E là dòng máy bay chiến đấu chính được Đế quốc Mỹ viện trợ cho VNCH trước đây.
Nằm cạnh chiếc F-5E là một chiếc cường kích A-1 Skyraider, nó và F-5E là dòng máy bay chiến đấu chính được Đế quốc Mỹ viện trợ cho VNCH trước đây.
Những chiếc A-1 là một phần trong kho vũ khí khủng lồ mà quân đội Sài Gòn bỏ lại sau đại thắng mùa xuân 30/4/1975 của quân và dân ta. Và trong chiến dịch phản công biên giới Tây-Nam quân và dân miền Nam đã sử dụng hiệu quả số vũ khí này để đánh bại quân Khmer Đỏ cũng như giải phóng đất nước Campuchia khỏi nạn diệt chủng.
Những chiếc A-1 là một phần trong kho vũ khí khủng lồ mà quân đội Sài Gòn bỏ lại sau đại thắng mùa xuân 30/4/1975 của quân và dân ta. Và trong chiến dịch phản công biên giới Tây-Nam quân và dân miền Nam đã sử dụng hiệu quả số vũ khí này để đánh bại quân Khmer Đỏ cũng như giải phóng đất nước Campuchia khỏi nạn diệt chủng.
Cận cảnh cửa dành cho xạ thủ trên một chiếc trực thăng vận tải đa năng UH-1 với súng máy M134 Minigun 6 nòng được trưng bày tại Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh.
Cận cảnh cửa dành cho xạ thủ trên một chiếc trực thăng vận tải đa năng UH-1 với súng máy M134 Minigun 6 nòng được trưng bày tại Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh.
Trong hình là xe tăng hạng nhẹ M41 “Bulldog” của Mỹ sử dụng trong Chiến tranh Việt Nam từ năm 1965.
Trong hình là xe tăng hạng nhẹ M41 “Bulldog” của Mỹ sử dụng trong Chiến tranh Việt Nam từ năm 1965.
Trong ảnh là chiếc trực thăng vận tải hạng nặng CH-47 Chinook do hãng Boeing Mỹ sản xuất. CH-47 được Quân đội Mỹ sử dụng như phương tiện chính để vận chuyển các loại trang thiết bị quân sự đạn dược và binh sĩ lên các cứ điểm phòng thủ trên cao bị cô lập trong Chiến tranh Việt Nam.
Trong ảnh là chiếc trực thăng vận tải hạng nặng CH-47 Chinook do hãng Boeing Mỹ sản xuất. CH-47 được Quân đội Mỹ sử dụng như phương tiện chính để vận chuyển các loại trang thiết bị quân sự đạn dược và binh sĩ lên các cứ điểm phòng thủ trên cao bị cô lập trong Chiến tranh Việt Nam.
Một chiếc CH-47 có thể chở theo tối đa tới 55 binh sĩ hoặc 12.7 tấn hàng hóa trang bị các loại, bên cạnh đó nó cũng được vũ trang với các loại súng máy hạng nhẹ ở hai bên thân hoặc sau đuôi trực thăng.
Một chiếc CH-47 có thể chở theo tối đa tới 55 binh sĩ hoặc 12.7 tấn hàng hóa trang bị các loại, bên cạnh đó nó cũng được vũ trang với các loại súng máy hạng nhẹ ở hai bên thân hoặc sau đuôi trực thăng.
Trong ảnh là lựu pháo M101 cỡ 105mm do Mỹ chế tạo được đưa vào sản xuất hàng loạt từ năm 1941, nó là mẫu pháo tiêu chuẩn trong Quân đội Mỹ trong suốt khoảng thời gian dài. Dù đã lỗi thời so với các mẫu pháo hiện đại ngày nay nhưng M101105mm vẫn có trong biên chế Quân đội Nhân dân Việt Nam với các biến thể nâng cấp khác nhau.
Trong ảnh là lựu pháo M101 cỡ 105mm do Mỹ chế tạo được đưa vào sản xuất hàng loạt từ năm 1941, nó là mẫu pháo tiêu chuẩn trong Quân đội Mỹ trong suốt khoảng thời gian dài. Dù đã lỗi thời so với các mẫu pháo hiện đại ngày nay nhưng M101105mm vẫn có trong biên chế Quân đội Nhân dân Việt Nam với các biến thể nâng cấp khác nhau.
Lựu pháo M101105mm có trọng lượng khoảng hơn 2.2 tấn và có tầm bắn tối đa là hơn 11km. Theo ước tính, từ Chiến tranh Thế giới thứ II cho tới nay đã có 10.200 khẩu M101 được chế tạo và phục vụ tại hơn 50 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới.
Lựu pháo M101105mm có trọng lượng khoảng hơn 2.2 tấn và có tầm bắn tối đa là hơn 11km. Theo ước tính, từ Chiến tranh Thế giới thứ II cho tới nay đã có 10.200 khẩu M101 được chế tạo và phục vụ tại hơn 50 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới.
Bên cạnh M101 là một khẩu lựu pháo M114 155mm, cả hai loại lựu pháo này đều được quân và dân miền Nam sử dụng hiệu quả trong chiến dịch phản công biên giới Tây-Nam.
Bên cạnh M101 là một khẩu lựu pháo M114 155mm, cả hai loại lựu pháo này đều được quân và dân miền Nam sử dụng hiệu quả trong chiến dịch phản công biên giới Tây-Nam.
Lựu pháo M114 155mm có trọng lượng khi hành quân 5,8 tấn và khi chiến đấu là 5,6 tấn, nó có tầm bắn tối đa chỉ đạt 14,6km nhỉnh hơn một chút so với M101 với tốc độ bắn tầm 4 phát/phút. Dù sở hữu cỡ nòng lớn hơn nhưng M114 không bắn xa hơn pháo nòng dài M46 của QĐND Việt Nam.
Lựu pháo M114 155mm có trọng lượng khi hành quân 5,8 tấn và khi chiến đấu là 5,6 tấn, nó có tầm bắn tối đa chỉ đạt 14,6km nhỉnh hơn một chút so với M101 với tốc độ bắn tầm 4 phát/phút. Dù sở hữu cỡ nòng lớn hơn nhưng M114 không bắn xa hơn pháo nòng dài M46 của QĐND Việt Nam.
Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh còn trưng bày loại vũ khí mang tính biểu tượng của Đế quốc Mỹ trong Chiến tranh Việt Nam là pháo tự hành M107 175mm, nó còn được mệnh danh là “vua chiến trường” với sức mạnh hỏa lực áp đảo nhưng lại bị đánh giá là kém cơ động.
Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh còn trưng bày loại vũ khí mang tính biểu tượng của Đế quốc Mỹ trong Chiến tranh Việt Nam là pháo tự hành M107 175mm, nó còn được mệnh danh là “vua chiến trường” với sức mạnh hỏa lực áp đảo nhưng lại bị đánh giá là kém cơ động.
Trong suốt Chiến tranh Việt Nam Đế quốc Mỹ đã sử dụng khoảng 152 khẩu M107 trên chiến trường. Tuy nhiên nhiều khẩu M107 trong số đó bị quân ta tịch thu ngay trên trận địa pháo của đối phương. M107 nặng khoảng 28 tấn với chiều dài lên tới 11.3m và được trang bị pháo chính M113 175mm có tầm bắn tối đa lên tới 30-40km.
Trong suốt Chiến tranh Việt Nam Đế quốc Mỹ đã sử dụng khoảng 152 khẩu M107 trên chiến trường. Tuy nhiên nhiều khẩu M107 trong số đó bị quân ta tịch thu ngay trên trận địa pháo của đối phương. M107 nặng khoảng 28 tấn với chiều dài lên tới 11.3m và được trang bị pháo chính M113 175mm có tầm bắn tối đa lên tới 30-40km.
Bên trong khu trưng bày trong nhà của Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh là nơi trưng bày hàng nghìn tư liệu, hình ảnh và các hiện vật trong suốt hai cuộc kháng chiến chống của dân tộc. Trong ảnh là một số loại vũ khí được Đế quốc Mỹ và các nước chư hầu sử dụng trong Chiến tranh Việt Nam.
Bên trong khu trưng bày trong nhà của Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh là nơi trưng bày hàng nghìn tư liệu, hình ảnh và các hiện vật trong suốt hai cuộc kháng chiến chống của dân tộc. Trong ảnh là một số loại vũ khí được Đế quốc Mỹ và các nước chư hầu sử dụng trong Chiến tranh Việt Nam.
Về mặt trang bị binh lính Mỹ luôn được trang bị vũ khí tốt hơn hẳn quân giải phóng hay bộ đội chủ lực của ta, nhưng nhờ cách đánh sáng tạo và mưu trí quân và dân ta đã đánh bại và vô hiệu hóa hàng loạt vũ khí tối tân nhất mà Mỹ sử dụng tại Việt Nam.
Về mặt trang bị binh lính Mỹ luôn được trang bị vũ khí tốt hơn hẳn quân giải phóng hay bộ đội chủ lực của ta, nhưng nhờ cách đánh sáng tạo và mưu trí quân và dân ta đã đánh bại và vô hiệu hóa hàng loạt vũ khí tối tân nhất mà Mỹ sử dụng tại Việt Nam.
Trong ảnh là các loại súng máy được trang bị phổ biến của Quân đội Mỹ trong Chiến tranh Việt Nam như M60, M1919 Browning và M134 Minigun.
Trong ảnh là các loại súng máy được trang bị phổ biến của Quân đội Mỹ trong Chiến tranh Việt Nam như M60, M1919 Browning và M134 Minigun.
Bên cạnh đó còn các loại súng bộ binh như M14, M16, Uzi, Madsen M-50 và M3 cùng nhiều loại súng bộ binh khác.
Bên cạnh đó còn các loại súng bộ binh như M14, M16, Uzi, Madsen M-50 và M3 cùng nhiều loại súng bộ binh khác.
Tại Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh cũng lưu giữ một hiện vật khác đặc biệt là tên lửa chống tăng có điều khiển BGM-71 TOW do Quân đội Mỹ phát triển từ đầu những năm 1970 và Chiến trường Việt Nam là nơi đầu tiên Mỹ thử nghiệm loại vũ khí này. Loại tên lửa chống tăng này đã gây thiệt hại đáng kể cho lực lượng tăng thiết giáp của ta trong những năm 1970.
Tại Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh cũng lưu giữ một hiện vật khác đặc biệt là tên lửa chống tăng có điều khiển BGM-71 TOW do Quân đội Mỹ phát triển từ đầu những năm 1970 và Chiến trường Việt Nam là nơi đầu tiên Mỹ thử nghiệm loại vũ khí này. Loại tên lửa chống tăng này đã gây thiệt hại đáng kể cho lực lượng tăng thiết giáp của ta trong những năm 1970.
Từ những năm 1970 cho tới nay, đã có hơn 500.000 quả tên lửa TOW được chế tạo tại nhiều quốc gia khác nhau trên thế giới, trong đó biến thể TOW được sử dụng tại Chiến tranh Việt Nam có trọng lượng khoảng 19kg và được trang bị một đầu đạn gần 4kg đủ khả năng phá hủy các xe tăng hoặc xe bọc thép do Liên Xô chế tạo lúc đó.
Từ những năm 1970 cho tới nay, đã có hơn 500.000 quả tên lửa TOW được chế tạo tại nhiều quốc gia khác nhau trên thế giới, trong đó biến thể TOW được sử dụng tại Chiến tranh Việt Nam có trọng lượng khoảng 19kg và được trang bị một đầu đạn gần 4kg đủ khả năng phá hủy các xe tăng hoặc xe bọc thép do Liên Xô chế tạo lúc đó.

GALLERY MỚI NHẤT

Mẹo dọn sạch bếp "vừa nhanh vừa sạch" đón Tết

Mẹo dọn sạch bếp "vừa nhanh vừa sạch" đón Tết

Dọn dẹp nhà cửa là công việc quen thuộc của mỗi gia đình khi Tết đến. Nếu lo ngại dùng các loại chất tẩy rửa chứa hóa chất có thể tham khảo công thức làm nước lau bếp từ những nguyên liệu siêu đơn giản.