Bộ đội Việt Nam bắt sống “vua chiến trường” Mỹ thế nào?

Bộ đội Việt Nam bắt sống “vua chiến trường” Mỹ thế nào?

(Kiến Thức) - Chỉ có ít giờ làm quen nhưng bộ đội lái xe Việt Nam đã điều khiển thành công những khẩu pháo tự hành M107 175mm tối tân Mỹ về ra khỏi căn cứ địch.

Hiện nay, tại một số bảo tàng của Quân đội Nhân dân Việt Nam đang trưng bày một vài khẩu  pháo tự hành M107 175mm được Mỹ-VNCH gọi là “vua chiến trường” để miêu tả sức tấn công khủng khiếp của nó. Tuy nhiên, dẫu cho có tính năng khủng tới cỡ nào thì M107 vẫn bị bộ đội Việt Nam khắc chế, phá hủy và thậm chí là bắt sống nguyên vẹn, lái cả “chiến lợi phẩm” về vùng ta kiểm soát. Ảnh: Pháo tự hành M107 trưng bày tại Bảo tàng Chứng tích chiến tranh.
Hiện nay, tại một số bảo tàng của Quân đội Nhân dân Việt Nam đang trưng bày một vài khẩu pháo tự hành M107 175mm được Mỹ-VNCH gọi là “vua chiến trường” để miêu tả sức tấn công khủng khiếp của nó. Tuy nhiên, dẫu cho có tính năng khủng tới cỡ nào thì M107 vẫn bị bộ đội Việt Nam khắc chế, phá hủy và thậm chí là bắt sống nguyên vẹn, lái cả “chiến lợi phẩm” về vùng ta kiểm soát. Ảnh: Pháo tự hành M107 trưng bày tại Bảo tàng Chứng tích chiến tranh.
Việc bắt sống được M107 là cả một câu chuyện dài, nó không chỉ đơn giản ở việc chiếm được căn cứ địch mà còn là làm thế nào đưa cả khẩu pháo tự hành khổng lồ về căn cứ ta. Cựu trung úy Lương Minh Nghĩa trong một cuộc phỏng vấn với bảo Thể thao và Văn hóa đã tiết lộ một phần của chiến công đặc biệt này. Ảnh: Một trong các khẩu pháo M107 được ta bắt sống sau trận đánh diệt cứ điểm 241 ở Tân Lâm, Quảng Trị, ngày 30/3-2/4/1972.
Việc bắt sống được M107 là cả một câu chuyện dài, nó không chỉ đơn giản ở việc chiếm được căn cứ địch mà còn là làm thế nào đưa cả khẩu pháo tự hành khổng lồ về căn cứ ta. Cựu trung úy Lương Minh Nghĩa trong một cuộc phỏng vấn với bảo Thể thao và Văn hóa đã tiết lộ một phần của chiến công đặc biệt này. Ảnh: Một trong các khẩu pháo M107 được ta bắt sống sau trận đánh diệt cứ điểm 241 ở Tân Lâm, Quảng Trị, ngày 30/3-2/4/1972.
Theo ông Nghĩa, tại trận đánh diệt cứ điểm 241 (được trang bị 4 pháo tự hành M107), ta đã bắt sống được trung tá PhạmVăn Đính, trung tá Vĩnh Phong và toàn bộ lính trung đoàn 56 của ngụy quân Sài Gòn. Khi đó, ông Nghĩa nhận lệnh lái xe xích ATC 55 của Liên Xô chở bộ đội vào bắt tù binh, nhưng khi cách cứ điểm 241 4km thì bị dính mìn của địch, nên buộc phải đi bộ vào căn cứ. Ảnh: Pháo tự hành M107 tại một cứ điểm quân Mỹ trong chiến tranh xâm lược Việt Nam.
Theo ông Nghĩa, tại trận đánh diệt cứ điểm 241 (được trang bị 4 pháo tự hành M107), ta đã bắt sống được trung tá PhạmVăn Đính, trung tá Vĩnh Phong và toàn bộ lính trung đoàn 56 của ngụy quân Sài Gòn. Khi đó, ông Nghĩa nhận lệnh lái xe xích ATC 55 của Liên Xô chở bộ đội vào bắt tù binh, nhưng khi cách cứ điểm 241 4km thì bị dính mìn của địch, nên buộc phải đi bộ vào căn cứ. Ảnh: Pháo tự hành M107 tại một cứ điểm quân Mỹ trong chiến tranh xâm lược Việt Nam.
Tại căn cứ này, ông được giao nhiệm vụ lái các pháo tự hành M107 (3 trong 4 khẩu còn tốt) rời khỏi căn cứ về vùng ta kiểm soát. “…Phía ta yêu cầu toán tù binh ngụy cử người biết lái cỗ pháo này hướng dẫn tôi. Không có nhiều thời gian, sau khi tiếp nhận hướng dẫn tôi trực tiếp lái hai pháo tự hành ra khỏi căn cứ. Khẩu còn lại do một tù binh địch lái dưới sự kiểm soát của quân ta”, ông Nghĩa kể lại.
Tại căn cứ này, ông được giao nhiệm vụ lái các pháo tự hành M107 (3 trong 4 khẩu còn tốt) rời khỏi căn cứ về vùng ta kiểm soát. “…Phía ta yêu cầu toán tù binh ngụy cử người biết lái cỗ pháo này hướng dẫn tôi. Không có nhiều thời gian, sau khi tiếp nhận hướng dẫn tôi trực tiếp lái hai pháo tự hành ra khỏi căn cứ. Khẩu còn lại do một tù binh địch lái dưới sự kiểm soát của quân ta”, ông Nghĩa kể lại.
“Khi biết căn cứ bị mất, 3 “vua chiến trường” đã rơi vào tay đối phương, quân địch lồng lộn tìm kiếm chúng tôi để phá hủy 3 khẩu pháo tự hành. Máy bay quần đảo trên đầu, pháo sáng rực trời. Chúng tôi buộc phải giấu pháo tự hành cách căn cứ 241 khoảng 3km. Sau đó tôi nhận lệnh bơi qua sông Thạch Hãn để lấy vũ khí của địch. 4 ngày sau, tôi và một đồng chí nữa quê Hải Phòng nhận lệnh đưa 3 khẩu pháo tự hành ra nông trường Phú Quý cách nơi đang giấu khoảng gần 30 km…Tôi lái 2 khẩu, mỗi khẩu đi mất 1 đêm. Gian nan vô cùng”, ông Nghĩa cho biết trong cuộc phỏng vấn với TTVH. Ảnh: M107 của Quân đội Mỹ.
“Khi biết căn cứ bị mất, 3 “vua chiến trường” đã rơi vào tay đối phương, quân địch lồng lộn tìm kiếm chúng tôi để phá hủy 3 khẩu pháo tự hành. Máy bay quần đảo trên đầu, pháo sáng rực trời. Chúng tôi buộc phải giấu pháo tự hành cách căn cứ 241 khoảng 3km. Sau đó tôi nhận lệnh bơi qua sông Thạch Hãn để lấy vũ khí của địch. 4 ngày sau, tôi và một đồng chí nữa quê Hải Phòng nhận lệnh đưa 3 khẩu pháo tự hành ra nông trường Phú Quý cách nơi đang giấu khoảng gần 30 km…Tôi lái 2 khẩu, mỗi khẩu đi mất 1 đêm. Gian nan vô cùng”, ông Nghĩa cho biết trong cuộc phỏng vấn với TTVH. Ảnh: M107 của Quân đội Mỹ.
Hệ thống pháo tự hành tầm xa M107 được thiết kế theo yêu cầu của Quân đội Mỹ cuối những năm 1950. Nó được thiết kế nhằm bắn những viên đạn đi khoảng cách xa, nhắm vào mục tiêu chiến lược vùng hậu phương (như là kho nhiên liệu, trạm xe lửa, căn cứ không quân, bộ chỉ huy).
Hệ thống pháo tự hành tầm xa M107 được thiết kế theo yêu cầu của Quân đội Mỹ cuối những năm 1950. Nó được thiết kế nhằm bắn những viên đạn đi khoảng cách xa, nhắm vào mục tiêu chiến lược vùng hậu phương (như là kho nhiên liệu, trạm xe lửa, căn cứ không quân, bộ chỉ huy).
Hệ thống M107 trang bị nòng pháo M113 cỡ 175mm (tuổi thọ 700-1.200 phát) đặt trên giá pháo M158. Tất cả cùng được lắp trên khung gầm cơ sở xe bánh xích M548.
Hệ thống M107 trang bị nòng pháo M113 cỡ 175mm (tuổi thọ 700-1.200 phát) đặt trên giá pháo M158. Tất cả cùng được lắp trên khung gầm cơ sở xe bánh xích M548.
Trên xe có 2 giá đỡ phía sau để chứa đầu đạn, 3 người đứng trên xe chịu trách nhiệm đẩy đầu đạn, liều phóng. Những người còn lại vận chuyển đạn, liều phóng, thông nòng sau khi bắn. Tổng cộng, để vận hành khẩu pháo như vậy cần tới 13 người.
Trên xe có 2 giá đỡ phía sau để chứa đầu đạn, 3 người đứng trên xe chịu trách nhiệm đẩy đầu đạn, liều phóng. Những người còn lại vận chuyển đạn, liều phóng, thông nòng sau khi bắn. Tổng cộng, để vận hành khẩu pháo như vậy cần tới 13 người.
Lực giật của pháo sau mỗi phát bắn là rất lớn khiến nó phải có lưỡi gạt như của máy ủi để chống đỡ khi khai hỏa.
Lực giật của pháo sau mỗi phát bắn là rất lớn khiến nó phải có lưỡi gạt như của máy ủi để chống đỡ khi khai hỏa.
Pháo M107 trang bị 2 loại đạn chủ yếu: đạn thuốc nổ mạnh M437 nặng 66,6kg và đạn hạt nhân nặng sức công phá 15 kiloton (tuy nhiên loại đạn này hiếm khi sử dụng). Pháo có thể đạt đạt tầm bắn tối đa tới 40km, nhưng tốc độ bắn thì “siêu chậm”, tối đa 2 phát/phút, trung bình 1 phát/phút.
Pháo M107 trang bị 2 loại đạn chủ yếu: đạn thuốc nổ mạnh M437 nặng 66,6kg và đạn hạt nhân nặng sức công phá 15 kiloton (tuy nhiên loại đạn này hiếm khi sử dụng). Pháo có thể đạt đạt tầm bắn tối đa tới 40km, nhưng tốc độ bắn thì “siêu chậm”, tối đa 2 phát/phút, trung bình 1 phát/phút.

GALLERY MỚI NHẤT