ESA công bố hình ảnh kinh ngạc về hẻm núi lớn nhất sao Hỏa

Hình ảnh mới nhất được chụp bởi tàu vũ trụ Mars Express của Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) cho thấy hai vết nứt trên lớp vỏ sao Hỏa tạo thành hệ thống hẻm núi Valles Marineris hùng vĩ.

ESA công bố hình ảnh kinh ngạc về hẻm núi lớn nhất sao Hỏa
ESA cong bo hinh anh kinh ngac ve hem nui lon nhat sao Hoa

Khe vực Ius Chasma và Tithonium Chasmata thuộc hệ thống hẻm núi Valles Marineris đồ sộ trên sao Hỏa - Ảnh: ESA 

Theo các nhà khoa học, Valles Marineris cắt ngang qua sao Hỏa giống như Grand Canyon cắt ngang Mỹ dù kích thước chúng khác nhau. Sự khác biệt lớn giữa cả hai là Grand Canyon hình thành khi sông Colorado xói mòn đá, trong khi Valles Marineris được cho là xuất hiện do sự trôi dạt của các mảng kiến tạo.
“Khi tách ra xa nhau, các mảng kiến tạo dường như đã tạo ra những khối đá hình tam giác lởm chởm trông giống hàm răng cá mập. Qua thời gian, những cấu trúc đá này sụp xuống và xói mòn”, ESA cho biết.
ESA cong bo hinh anh kinh ngac ve hem nui lon nhat sao Hoa-Hinh-2

Hình ảnh phối cảnh khe vực Tithonium Chasma - Ảnh: ESA 

Valles Marineris là hệ thống hẻm núi lớn nhất trong hệ Mặt trời với chiều dài 4.000 km, rộng 200 km và sâu tới 7 km. Nó dài gấp 10 lần, rộng gấp 20 lần và sâu gấp khoảng 5 lần hẻm Grand Canyon. Valles Marineris sẽ trải dài từ miền bắc Na Uy đến Sicily ở phía nam nước Ý nếu nằm trên Trái đất.
Hình ảnh chụp vào ngày 21.4 và được ESA công bố hôm 20.7, thể hiện rõ các khe vực Ius Chasma và Tithonium Chasmata ở phần phía tây của hệ thống hẻm núi. Ius Chasma nằm phía bên trái, dài 840 km; còn Tithonium Chasma ở bên phải và trải dài hơn 805 km.
Mặc dù những hình ảnh có độ phân giải cao hiển thị chi tiết bề mặt đáng kinh ngạc, nhưng chỉ khi nhìn vào bản đồ độ cao, các nhà khoa học mới nhận ra độ sâu ngoạn mục của các khe vực - lên đến 7 km. Với độ sâu này, các khe vực gần như có thể nuốt chửng ngọn núi cao nhất trên Trái đất là đỉnh Everest. Trong khi đó, điểm sâu nhất của Grand Canyon chỉ là hơn 1,6 km.
ESA cong bo hinh anh kinh ngac ve hem nui lon nhat sao Hoa-Hinh-3

Một góc nhìn khác của khe vực Tithonium Chasma - Ảnh: ESA 

Trên đỉnh Tithonium Chasma, một đụn cát sẫm màu mang đến sự tương phản màu sắc cho hình ảnh. Cát này có thể đến từ vùng núi lửa Tharsis gần đó. Bên cạnh đụn cát sẫm màu là hai gò đất sáng màu. Bề mặt của chúng đã bị xói mòn mạnh bởi gió của sao Hỏa, cho thấy rằng chúng được làm bằng vật liệu yếu hơn so với đá xung quanh.
Giữa hai gò đất là một loạt các ụ đất nhỏ hơn. Các cuộc điều tra của Mars Express đã tìm thấy các khoáng chất sunphat chứa nước ở khu vực này. Điều này cho thấy rằng những ụ đất có thể liên quan đến quá trình bay hơi nước diễn ra rất lâu trước đây, mặc dù lý thuyết này vẫn còn đang được tranh luận.
Valles Marineris là một cấu trúc thú vị không chỉ vì kích thước và vẻ ngoài. ESA đã tìm thấy bằng chứng về nước dạng băng ở đó. Trong tương lai, nếu có thể lên sao Hỏa, con người sẽ cần tận dụng những nguồn nước sẵn có trên hành tinh này, đặc biệt là khi muốn ở lại lâu dài.
Tàu vũ trụ Mars Express đã quay quanh hành tinh đỏ từ năm 2003, chụp ảnh bề mặt sao Hỏa, lập bản đồ các khoáng chất, xác định thành phần và sự lưu thông của bầu khí quyển, thăm dò bên dưới lớp vỏ của hành tinh và khám phá cách các hiện tượng khác nhau tương tác trong môi trường sao Hỏa.

Nóng: NASA phát hiện dấu hiệu của sự sống trên sao Hỏa

Tàu thám hiểm Curiosity của NASA thông báo đã phát hiện dấu hiệu về sự sống trên sao Hỏa trong các mẫu trầm tích lấy từ sao Hỏa.

Nóng: NASA phát hiện dấu hiệu của sự sống trên sao Hỏa
Nong: NASA phat hien dau hieu cua su song tren sao Hoa
 Mới đây, Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) thông báo 24 mẫu trầm tích được tàu thám hiểm tự hành Curiosity thu thập được có dấu hiệu về sự sống trên sao Hỏa.

Tàu vũ trụ bất ngờ chụp được “dấu vết của quỷ” trên sao Hỏa

Tàu quỹ đạo Exo Mars đã ghi lại được hình ảnh địa hình hỗn loạn, kỳ lạ gần khu vực Hooke Crater của sao Hỏa do "quỷ bụi" tạo thành.

Tàu vũ trụ bất ngờ chụp được “dấu vết của quỷ” trên sao Hỏa
Tau vu tru bat ngo chup duoc “dau vet cua quy” tren sao Hoa
Exo Mars, tàu quỹ đạo của ESA (Cơ quan Vũ trụ châu Âu) và Roscosmos (Cơ quan Vũ trụ Tây Ban Nha) đã chụp được một hình ảnh kỳ lạ gần khu vực Hooke Crater ở cao nguyên phía Nam sao Hỏa.

Nóng: NASA tìm ra “bảo bối” giúp con người hít thở trên sao Hỏa

Theo NASA, vi khuẩn lam (cyanobacterium) có thể tạo ra oxy trên sao Hỏa giống như đã làm trên Trái đất. Khi ấy, con người có thể sinh sống trên hành tinh đỏ.

Nóng: NASA tìm ra “bảo bối” giúp con người hít thở trên sao Hỏa
Nong: NASA tim ra “bao boi” giup con nguoi hit tho tren sao Hoa
 Trong suốt nhiều thập kỷ qua, các chuyên gia NASA thực hiện nhiều nghiên cứu nhằm tìm kiếm sự sống trên sao Hỏa. Những nghiên cứu gần đây của các nhà khoa học hé lộ có một "bảo bối" có thể giúp con người hít thở trên sao Hỏa. 

Đọc nhiều nhất

Tin mới