Tàu vũ trụ bất ngờ chụp được “dấu vết của quỷ” trên sao Hỏa

Tàu vũ trụ bất ngờ chụp được “dấu vết của quỷ” trên sao Hỏa

Tàu quỹ đạo Exo Mars đã ghi lại được hình ảnh địa hình hỗn loạn, kỳ lạ gần khu vực Hooke Crater của sao Hỏa do "quỷ bụi" tạo thành.

Exo Mars, tàu quỹ đạo của ESA (Cơ quan Vũ trụ châu Âu) và Roscosmos (Cơ quan Vũ trụ Tây Ban Nha) đã chụp được một hình ảnh kỳ lạ gần khu vực Hooke Crater ở cao nguyên phía Nam  sao Hỏa.
Exo Mars, tàu quỹ đạo của ESA (Cơ quan Vũ trụ châu Âu) và Roscosmos (Cơ quan Vũ trụ Tây Ban Nha) đã chụp được một hình ảnh kỳ lạ gần khu vực Hooke Crater ở cao nguyên phía Nam sao Hỏa.
Trong hình là những gò đất kỳ lạ, gợn sóng như một bức tranh toàn cảnh về một dạng địa hình hỗn loạn, đứt gãy đứt quãng, có các nhóm đá lộn xộn và hình dạng khác nhau, gò hình nón, rặng núi, những ngọn đồi đỉnh bằng...
Trong hình là những gò đất kỳ lạ, gợn sóng như một bức tranh toàn cảnh về một dạng địa hình hỗn loạn, đứt gãy đứt quãng, có các nhóm đá lộn xộn và hình dạng khác nhau, gò hình nón, rặng núi, những ngọn đồi đỉnh bằng...
Điểm đặc biệt nhất của địa hình là những "dấu vết quỷ dữ", trông như những sợi tua rua đen tối và mềm mại, xuất hiện thành từng chùm trên khắp khu vực.
Điểm đặc biệt nhất của địa hình là những "dấu vết quỷ dữ", trông như những sợi tua rua đen tối và mềm mại, xuất hiện thành từng chùm trên khắp khu vực.
Những "dấu vết quỷ dữ" này do một hiện tượng có cả ở sao Hỏa và Trái Đất gây ra: quỷ bụi.
Những "dấu vết quỷ dữ" này do một hiện tượng có cả ở sao Hỏa và Trái Đất gây ra: quỷ bụi.
"Quỷ bụi" hay các cơn lốc bụi có kích thước cực lớn, là hiện tượng thời tiết phổ biến trên sao Hỏa, thường xảy ra tại vùng đồng bằng rộng lớn giữa phạm vi núi lửa Tharsis và Elysium, vốn có địa hình tương đối bằng phẳng, khô ráo.
"Quỷ bụi" hay các cơn lốc bụi có kích thước cực lớn, là hiện tượng thời tiết phổ biến trên sao Hỏa, thường xảy ra tại vùng đồng bằng rộng lớn giữa phạm vi núi lửa Tharsis và Elysium, vốn có địa hình tương đối bằng phẳng, khô ráo.
Đó là hiện tượng khi nhiệt lượng do Mặt Trời làm nóng mặt đất tạo nên những luồng khí ấm xen vào vùng không khí mát hơn, hình thành những cột khí xoáy thẳng đứng, không lớn nhưng mạnh mẽ và tồn tại lâu dài.
Đó là hiện tượng khi nhiệt lượng do Mặt Trời làm nóng mặt đất tạo nên những luồng khí ấm xen vào vùng không khí mát hơn, hình thành những cột khí xoáy thẳng đứng, không lớn nhưng mạnh mẽ và tồn tại lâu dài.
Quỷ bụi thường xảy ra vào mùa Hè trên sao Hỏa, khi Mặt Trời làm nóng mặt đất, tạo ra nhiệt lượng, làm xuất hiện cột không khí xoáy thành cột thẳng đứng với tốc độ gió lớn hơn 110 km/h, với chiều cao lên tới 20km.
Quỷ bụi thường xảy ra vào mùa Hè trên sao Hỏa, khi Mặt Trời làm nóng mặt đất, tạo ra nhiệt lượng, làm xuất hiện cột không khí xoáy thành cột thẳng đứng với tốc độ gió lớn hơn 110 km/h, với chiều cao lên tới 20km.
Mặc dù hiện tượng này xảy ra cả ở Trái Đất lẫn sao Hỏa, quy mô của quỷ bụi trên Hành tinh đỏ lại đáng sợ hơn rất nhiều, với kích thước rộng gấp 50 lần và cao hơn 10 lần so với những cơn lốc bụi trên Trái Đất.
Mặc dù hiện tượng này xảy ra cả ở Trái Đất lẫn sao Hỏa, quy mô của quỷ bụi trên Hành tinh đỏ lại đáng sợ hơn rất nhiều, với kích thước rộng gấp 50 lần và cao hơn 10 lần so với những cơn lốc bụi trên Trái Đất.
Mặc dù mang kích thước khổng lồ, tuy nhiên quỷ bụi trên sao Hỏa lại yếu hơn so với lốc bụi trên Trái đất. Quỷ bụi sao Hỏa có thể đạt tốc độ gió 110 km/h,, nhưng do luồng không khí tương đối mỏng nên lực của nó còn yếu hơn cả các cơn bão nhẹ trên Trái đất.
Mặc dù mang kích thước khổng lồ, tuy nhiên quỷ bụi trên sao Hỏa lại yếu hơn so với lốc bụi trên Trái đất. Quỷ bụi sao Hỏa có thể đạt tốc độ gió 110 km/h,, nhưng do luồng không khí tương đối mỏng nên lực của nó còn yếu hơn cả các cơn bão nhẹ trên Trái đất.
Với Sao Hỏa, một thế giới ít bị biến động bởi các hiện tượng thời tiết như Trái Đất, dấu vết do quỷ bụi khắc trên nền đất đã được bảo lưu lâu dài, rõ ràng.
Với Sao Hỏa, một thế giới ít bị biến động bởi các hiện tượng thời tiết như Trái Đất, dấu vết do quỷ bụi khắc trên nền đất đã được bảo lưu lâu dài, rõ ràng.
Các nhà khoa học cũng lưu ý màu xanh tím của các "dấu vết quỷ dữ" là sắc màu giả được tạo ra bởi 3 bộ lọc, để quan sát rõ hơn. Đó không phải màu sắc thực bạn sẽ thấy nếu hiện diện trên sao Hỏa.
Các nhà khoa học cũng lưu ý màu xanh tím của các "dấu vết quỷ dữ" là sắc màu giả được tạo ra bởi 3 bộ lọc, để quan sát rõ hơn. Đó không phải màu sắc thực bạn sẽ thấy nếu hiện diện trên sao Hỏa.
Con người đã lần đầu tiên chụp được bức ảnh đầu tiên về quỷ bụi trên sao Hỏa vào năm 1975 và năm 1976, khi tàu vũ trụ Viking của NASA đã thực hiện sứ mệnh khám phá sao Hỏa.
Con người đã lần đầu tiên chụp được bức ảnh đầu tiên về quỷ bụi trên sao Hỏa vào năm 1975 và năm 1976, khi tàu vũ trụ Viking của NASA đã thực hiện sứ mệnh khám phá sao Hỏa.
Mời các bạn xem video: Phi hành gia NASA làm rơi gương ngoài vũ trụ. Nguồn: VTV

GALLERY MỚI NHẤT