Tiến sĩ Việt Nam mơ chế tạo máy bay không người lái
Thành công ban đầu của Tiến sĩ Đinh Tấn Hưng- chuyên gia kỹ thuật hàng không dân dụng là sản phẩm máy bay 4 chong chóng ứng dụng cho quan sát.
Vốn là sinh viên trường Đại học Bách khoa Hà Nội, năm 1996, Hưng được chọn sang Ukraina học ngành kỹ thuật hàng không dân dụng tại Đại học Hàng không quốc gia Kiev. Sau khi tốt nghiệp cao học với tấm bằng hạng ưu, anh tiếp tục theo đuổi luận án tiến sĩ với đề tài “Khôi phục và tái tinh chế đến 98% tính năng sử dụng các chất lỏng cách điện bằng máy phân tách sử dụng điện trường cao thế”. Đề tài này đã được ứng dụng tại Ukraine và sau khi đăng ký sở hữu trí tuệ sẽ tiến hành sản xuất thử nghiệm tại Việt Nam.
Sau nhiều năm học tập và làm việc tại Ukraina, Hưng đã trở về quê hương góp phần xây dựng nền móng phát triển cho Bộ môn Kỹ thuật Hàng không và Vũ trụ của Viện Cơ khí Động lực, Đại học Bách khoa Hà Nội. Đây là bộ môn mới được thành lập từ 3 năm trước. Khi được hỏi vì sao lại trở về, khi một số người khác luôn mơ ước được ra đi và ở lại, Hưng chia sẻ: “Con đường nào cũng tốt miễn là phát triển được bản thân và có ích cho xã hội. Kể từ khi được cử đi học tại Kiev, tôi luôn chuẩn bị cho ngày trở về, vấn đề là thời điểm”.
Tiến sĩ Việt và công trình biến nước biển thành thuốc chữa bệnh
TS Nguyễn Đình Nguyên, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội cùng cộng sự nghiên cứu thành công tài nguyên nước biển làm thuốc chữa bệnh.
Chân dung tiến sĩ Việt sáng chế miếng sụn đầu gối chữa viêm khớp
Tiến sĩ Nguyễn Đức Thành cùng cộng sự tại Đại học Connecticut (Mỹ) lần đầu tiên chế tạo miếng sụn đầu gối giúp điều trị tổn thương và tái tạo sụn.
Chân dung tiến sĩ Việt tìm ra dẫn chất mới trong điều trị ung thư
Theo Tiến sĩ Trương Thanh Tùng, việc tìm ra dẫn chất này có thể mang đến một phương pháp điều trị mới an toàn hơn cho bệnh nhân ung thư.
Nhà khoa học Việt sáng chế hệ thống hỗ trợ giao tiếp cho bệnh nhân
Blife có thể hỗ trợ người bệnh mất năng lực giao tiếp bằng lời nói nhưng vẫn hiểu và diễn đạt còn tốt.
Nhằm giúp người bệnh bị tổn thương chức năng vận động, có thể giao tiếp bằng cử động của mắt, PGS.TS Lê Thanh Hà và cộng sự, Khoa Công nghệ thông tin, Trường ĐH Công nghệ - ĐHQGHN đã nghiên cứu và xây dựng thành công hệ thống hỗ trợ giao tiếp Blife.
PGS.TS Lê Thanh Hà cho biết, hiện nay ở Việt Nam chưa có các phương tiện hỗ trợ hoặc thay thế chức năng giao tiếp cho những người mất khả năng giao tiếp bằng lời nói, nhưng hiểu và diễn đạt còn tốt. Vì vậy, họ buộc phải sống trong tình trạng vô cùng khó khăn hoặc gia đình phải chấp nhận chi phí rất lớn để có được sự hỗ trợ cần thiết.
Trên thế giới cũng đã có những hệ thống hỗ trợ giao tiếp cho người bị tổn thương chức năng vận động được phát triển thành sản phẩm thương mại. Tuy nhiên, giá thành của những sản phẩm này rất cao, từ 15 nghìn USD tức khoảng 350 triệu đồng.
“Mức chi phí này là quá cao để bệnh nhân ở các nước đang phát triển như Việt Nam có thể chi trả. Ngoài ra cũng có một số phần mềm riêng rẽ nhưng rất hạn chế về chức năng tương tác và đòi hỏi người dùng phải có những hiểu biết nhất định về kỹ thuật máy tính để cài đặt và thiết lập các cấu hình thiết bị chuyên dụng, vì vậy tạo những rào cản lớn cho người sử dụng thông thường”, PGS.TS Lê Thanh Hà thông tin.
Xuất phát từ thực tế đó, nhóm nghiên cứu của PGS.TS Lê Thanh Hà đã bắt tay vào nghiên cứu và xây dựng hệ thống hỗ trợ giao tiếp cho người bị tổn thương chức năng vận động với chi phí phù hợp. Đây là nhóm nghiên cứu đầu tiên của Việt Nam chế tạo thiết bị kiểu như vậy.
“Là những nhân sự trong lĩnh vực công nghệ thông tin, chúng tôi luôn mong muốn có thể dùng kiến thức chuyên môn của mình tạo ra những sản phẩm có ích cho cộng đồng”, PGS.TS Lê Thanh Hà chia sẻ.
Đối với hệ thống này, người bệnh chỉ cần dùng chuyển động của mắt để tương tác với thiết bị. Thiết bị sẽ chuyển tải thông tin tới những người xung quanh bằng cách hiện nội dung trên màn hình hoặc bằng âm thanh phát ra loa. Người bệnh cũng có thể thực hiện các tương tác khác như tìm kiếm và duyệt thông tin trên Internet, kiểm tra, soạn và gửi email, tham gia mạng xã hội,…
Đặc biệt, đối với những bệnh nhân mà mắt là kênh giao tiếp còn lại duy nhất, hệ thống thực sự có ý nghĩa. Ngoài những người bị tổn thương chức năng vận động, hệ thống cũng có thể hỗ trợ cho những người hoàn toàn khỏe mạnh nhưng ở trong tình huống không thể sử dụng cách thức thông thường như dùng chuột hay bàn phím để tương tác với máy tính.
Nhóm nghiên cứu giới thiệu sản phẩm hỗ trợ giao tiếp.