Dừng phiên tòa xử bác sĩ Cát Tường, trả hồ sơ điều tra lại

(Kiến Thức) - Lúc 10h50, phiên tòa xét xử bác sĩ Thẩm mỹ viện Cát Tường bất ngờ tạm hoãn, tòa trả hồ sơ và yêu cầu điều tra bổ sung thêm. 

Dừng phiên tòa xử bác sĩ Cát Tường, trả hồ sơ điều tra lại
Nguyên nhân hoãn phiên xử này là do có một số vấn đề phát sinh về chuyên môn mà HĐXX không thể giải quyết được.
 Ngay sau khi HĐXX tuyên bố dừng phiên tòa, trả hồ sơ để điều tra bổ sung, hầu hết những người dự phiên tòa đứng dậy vỗ tay ủng hộ quyết định này.
Trước cổng tòa án nhân dân TP Hà Nội - nơi tiến hành xét xử bác sĩ Cát Tường cùng nhân viên bảo vệ Khánh - được bảo vệ khá nghiêm ngặt.
Trước cổng tòa án nhân dân TP Hà Nội - nơi tiến hành xét xử bác sĩ Cát Tường cùng nhân viên bảo vệ Khánh - được bảo vệ khá nghiêm ngặt.

Đúng 8h30 sáng nay (14/4), Tòa án nhân dân TP Hà Nội chính thức mở phiên xét xử sơ thẩm Giám đốc thẩm mỹ viện Cát Tường ném xác phi tang. Theo đó, đối tượng Nguyễn Mạnh Tường bị truy tố về 2 tội: “Xâm phạm thi thể, mồ mả, hài cốt” và “Vi phạm quy định khám bệnh, chữa bệnh, sản xuất pha chế thuốc, cấp phát thuốc hoặc dịch vụ y tế khác”. Cùng ra trước vành móng ngựa với Tường là Đào Quang Khánh (bảo vệ thẩm mỹ viện). Khánh bị xét xử về 2 tội “xâm phạm thi thể, mồ mả, hài cốt” và “trộm cắp tài sản”.

Chủ tọa phiên tòa là thẩm phán Lê Thị Hợp. Đại diện Viện kiểm sát nhân dân TP Hà Nội là ông Đỗ Minh Tuấn giữ quyền công tố tại phiên tòa. Luật sư Chu Thị Trang Vân là người bào chữa cho bị cáo Tường. Còn bị cáo Khánh có tới hai luật sư là ông Nguyễn Anh Thơm và Tạ Anh Tuấn bào chữa. Phía gia đình bị hại Lê Thanh Huyền mời luật sư Vũ Gia Trường, Phạm Hương Giang bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp.

2 người con trai nạn nhân mang di ảnh mẹ đến tòa.
2 người con trai nạn nhân mang di ảnh mẹ đến tòa.
Theo ghi nhận của Kiến Thức, gia đình nạn nhân có mặt từ rất sớm để tham dự phiên tòa. Các con chị Huyền đội khăn tang và ba cha con anh Huy - chồng chị Huyền đều mặc áo đen.
Chồng nạn nhân Huyền đang trước cổng tòa chờ vào phiên xét xử.
Chồng nạn nhân Huyền đang trước cổng tòa chờ vào phiên xét xử.
8h20: Các bị cáo được đưa vào phòng xử. Người nhà bị cáo, người nhà nạn nhân và phóng viên vẫn chưa được vào. Được biết, hôm nay, tất cả người nhà nạn nhân sẽ được vào phòng xử để theo dõi phiên tòa, chứ không phải chỉ có 3 người là bố mẹ đẻ và chồng chị Huyền như thông báo lúc đầu.
Hung thủ Tường và nhân viên bảo vệ Khánh.
Hung thủ Tường và nhân viên bảo vệ Khánh.

Đúng 9h: Đại diện Viện kiểm sát công bố cáo trạng. Bà Nguyễn Thị Hằng (vợ bị cáo Tường) tham dự phiên tòa với tư cách nhân chứng.

Bị cáo Tường và Khánh có vẻ mập hơn so với trước lúc bị tạm giam. Vẻ mặt hai bị cáo lúc nghe cáo trạng khá lạnh lùng. Rất nhiều bạn bè của bác sĩ Tường cũng đến tham dự phiên tòa.

9h23: Viện kiểm sát đọc xong bản cáo trạng. Tòa chuyển sang phần thẩm vấn.

9h30: Chủ tọa thẩm vấn bị cáo Nguyễn Mạnh Tường trước.

Thẩm phán Lê Thị Hợp hỏi: ai là người quản lý điều hành tại Thẩm mỹ viện Cát Tường. Lúc này, bị cáo Tường trả lời: đó là chị Lê Thị Thủy Mai (34 tuổi, ngụ ở Lạc Trung, quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội) làm Phó giám đốc thẩm mỹ. Chị Mai là quản lý chính về điều hành, chịu trách nhiệm phát triển nhân lực, kinh doanh, chăm sóc khách hàng, tư vấn và quảng cáo.

Bị cáo Tường đứng trước vành móng ngựa khai tại tòa.
Bị cáo Tường đứng trước vành móng ngựa khai tại tòa.
Trong trung tâm có 6 phòng, gồm: phòng lễ tân, tư vấn, phẫu thuật, hậu phẫu… Tất cả chị Mai là quản lý chung. Bị cáo có do được giới thiệu chị Mai nên đã mời chị Mai về làm.
Thẩm phán Hợp hỏi tiếp: chị Mai có chuyên môn không? Bị cáo Tường khai, chị Mai tốt nghiệp Đại học Công Đoàn và không có chuyên môn gì về ngành y. Khi có khách tới thì chị Mai là người tư vấn. Do trước đây đã từng tham gia làm thẩm mỹ nên chị Mai có kinh nghiệm để tư vấn. Chị Mai cũng phụ trách viết các bài quảng cáo. Nhưng tất cả đều hỏi qua bị cáo”, bị cáo Tường khai trước tòa.
Bị cáo Tường cũng thừa nhận là hút ngực thẩm mỹ là không được phép. Do phải gây tê, gây mê nên phải thực hiện trong các Bệnh viện nhà nước. Trên cơ sở khách hàng tới nhiều, qua khám xét và các bệnh tật, thấy không thấy bất thường nên bị cáo tin tưởng là mình làm được nên đã nhận lời.
Bị cáo Tường trả lời cho HĐXX: “Khách không có bệnh mạn tính, thử các phản ứng thuốc mà trong quá trình phẫu thuật phải dùng tới, nếu không thấy phản ứng thì sẽ tiến hành phẫu thuật. Đối với chị Huyền được chụp cổ, phim phổi, thử HIV nhưng không thấy gì. Bị cáo đã hỏi các y tá, thì các y tá đều nói không có phản ứng gì. Và bị cáo đã khám qua nên tiến hành phẫu thuật”.
“Bị cáo tới lúc 11h, khoảng 12 giờ phẫu thuật. Khi đó chị Huyền còn ngồi ngoài. Sau đó bị cáo đưa khách hàng vào, nói nằm ngửa. Tiêm thuốc tê vào hai bên vùng bụng. Sau đó tiêm thuốc tê. Mỗi ca phẫu thuật kéo dài 4 tiếng. Ca phẫu thuật của chị Huyền cũng vậy. Trong thời gian diễn ra ca phẫu thuật chị Huyền vân tỉnh táo và nói chuyện với bị cáo”, bị cáo Tường khai.
Bị cáo Tường cũng khai nhận, pha thuốc tim cho nạn nhân Huyền không đúng quy trình, phẩu thuật cũng vậy. Còn nhân y tá Vân, Hoa, Thư khai, khi phẫu thuật cho nạn nhân Huyền đã có biển hiện bất thường. Nhưng bác sĩ Tường vẫn làm. Bị cáo Tường chỉ đạo các nhân viên của mình mua thuốc ở các cửa hàng thuốc ở đường Phương Mai.
Khi chị Huyền tử vong, bị cáo Khánh lên bảo ném xác phi tang, lúc đó bị cáo hỏi phi tang thế nào? Khánh nói ném xác phi tang ra sông Hồng...
Tại phiên tòa, y tá Bùi Thị Hoa khai, trong suốt quá trình phẫu thuật, chị Huyền lên cơn đau và tôi được nói đi mua thuốc động kinh nhưng không mua được.
Bị cáo Tường cùng nhân viên bảo vệ Khánh tại phiên tòa.
Bị cáo Tường cùng nhân viên bảo vệ Khánh tại phiên tòa.
Cũng tại tòa, y tá Vân khai, không lâu sau khi thực hiện việc phẫu thuật, chị Huyền đã có biểu hiện của những cơn đau. Khi đó bác sĩ Tường cũng có nói tôi đi mua thuốc động kinh, nhưng không mua được. Khi quay về phòng phẫu thuật thì thấy bác sĩ Tường đã hút xong mỡ bụng và đang bơm lên ngực. Khi đó tôi cũng nhìn thấy chị Huyền có hiện tượng co giật, sùi bọt mép.
Cũng như y tá Hoa, Vân thì y tá Thư nói: “Không lâu sau khi tiêm thuốc gây tê là chị Huyền có biểu hiện không bình thường. Cụ thể là giật mí mắt, sùi bọt mép, chân tay co giật. Lúc này, bác sĩ Tường có nói vài người đi mua thuốc nhưng không mua được, xong vẫn tiến hành phẫu thuật.
Còn bị cáo Tường khai, ca phẫu thuật đó chị Thư không làm và cũng không đứng ở đó nên chị Thư không biết, chỉ khi chị Huyền ra tới phòng nghỉ thì chị Thư mới tiếp xúc. Ca phẫu thuật của chị Huyền kéo dài hơn 4 tiếng đồng hồ một chút và trong suốt quá trình tiến hành phẫu thuật, chị Huyền khỏe mạnh và không có biểu hiện gì khác thường.
Sau khi chị Huyền tử vong bị cáo định đưa chị Huyền vào Bệnh viện Bạch Mai nhưng đông nên đã nghĩ tới việc đưa tới Bệnh viên Bưu Điện vì vắng vẻ hơn. Khi đưa ra ô tô thì xác chị Huyền đã cứng và lạnh. Lúc đó, chị Huyền mặc quần đen.
Đưa vào Bệnh viện Bưu Điện nhưng nhiều người đi lại. Xe bị cáo đỗ ngoài đường. Đợi khoảng 5 – 10 phút thì Khánh tới. Bị cáo ngồi đó và không biết làm gì. Khánh nói hay là phi tang. Khánh bảo vứt xuống sông, nếu trời thương thì thoát. Bị cáo không khởi xướng. Khi đó bị cáo hoảng loạn, còn nếu bình tĩnh hơn thì đã không làm như vậy.
Nhưng đến khi Thẩm phán Hợp hỏi lại thì y ta Thư khẳng định: “Toàn bộ lời khai của tôi trước tòa là đúng. Thông thường mỗi ca phẫu thuật kéo dài khoảng 4 tiếng đồng hồ. Nhưng do chị Huyền có biểu hiện của những cơn đau ngay sau khi tiêm thuốc gây tê nên bác sĩ Tường tiến hành phẫu thuật nhanh hơn, chỉ khoảng 2 giờ đồng hồ là xong. Do vậy tới khoảng hơn 2 giờ chiều hôm đó một chút là chị Huyền được phẫu thuật xong rồi”.
Từ lời khai kể trên, tòa tạm nghỉ 15 phút và sau đó tiếp tục làm việc. Nhưng mới bắt đầu vào việc sau giờ nghỉ 15 phút, thay mặt HĐXX, Thẩm phán tòa Vũ Thị Hợp cho biết, có một số vấn đề liên quan đến lĩnh vực chuyên môn, cần có sự trả lời của cơ quan chuyên môn, mà HĐXX không thể giải quyết được tại phiên tòa hôm nay, nên quyết định tạm dừng phiên tòa, trả hồ sơ cho Cơ quan Cảnh sát để điều tra bổ sung.
Ngay lập tức, phía dưới hàng ghế, những tiếng vỗ tay hưởng ứng của người nhà nạn nhân Huyền đồng loạt vang lên.
Luật sư Vũ Gia Trưởng – Văn phòng luật sư Phạm Hồng Hải, Hà Nội, người trực tiếp bảo vệ cho nạn nhân Nguyễn Thị Thanh Huyền cho biết: “Lời khai của Tường cũng không có gì khác so với hồ sơ vụ án, không có gì mới, tuy nhiên lời khai này chưa có sức thuyết phục. Lời khai này chưa thể làm căn cứ vì còn đang mâu thuẫn với rất nhiều lời khai khác cũng như các lời khai tại phiên toà”.
Còn nói về chuyên môn của Tường, luật sư Gia Trưởng cho rằng: “Lời khai của Tường mâu thuẫn với các quy định của pháp luật cũng như trong hồ sơ vụ án. Các quy định về chuyên môn sâu trong phẫu thuật thẩm mỹ không giống như lời khai của Tường hôm nay.
Theo luật sư Gia Trưởng, các luật sư cũng đã chuẩn bị tinh thần về việc HĐXX trả hồ sơ, và việc trả lại hồ sơ là hoàn toàn đúng với những gì các luật sư nghiên cứu.
Còn bà Chu Thị Trang Vân – Trưởng văn phòng luật sư Innvesclinkco (Hà Nội), người trực tiếp bảo vệ cho bị cáo Nguyễn Mạnh Tường, cho biết: “Trong cuộc đời làm luật sư và bào chữa cho nhiều người, đây là lần đầu tiên tôi thấy một phiên tòa dừng ngay sau phần xét hỏi với lý do Toà thấy rằng có nhiều vấn đề liên quan chuyên môn mà HĐXX chưa thể quyết định được, do vậy phải dừng vụ án, trả hồ sơ để điều tra bổ sung”.

“Đây là quyết định của TAND TP Hà Nội, nên tôi phải tôn trọng quyết định của tòa. Bản thân tôi là người bảo vệ cho bị cáo Tường, nhưng tôi cũng nêu rõ quan điểm muốn sự thật và công lý cần được làm rõ”, luật sư Trang Vân chia sẻ.
Khi được hỏi về những lời khai của nhân viên Thư, nhân viên Thẩm mỹ viện Cát Tường có mâu thuẫn với cơ quan điều tra hay không, luật sư Trang Vân nói: “Lời khai của nhân viên Thư không có sự mâu thuẫn, bởi trong quá trình điều tra, Thư cũng đã khai như vậy.
Lời khai của Thư và Tường trong hồ sơ vụ án đã có sự mâu thuẫn. Ngày hôm nay, Tường vẫn khai đúng như những gì đã khai tại cơ quan điều tra. Hội đồng xét xử mới dừng lại ở 1-2 người khai như vậy tôi thấy không có sự khác gì so với kết luận cơ quan điều tra”.
Theo luật sư Trang Vân, phần xét hỏi tại phiên tòa ngày 14/4, không có tình tiết gì mới so với hồ sơ mà luật sư tiếp cận. Trong suy nghĩ của luật sư, bà cho rằng Toà sẽ trả hồ sơ điều tra bổ sung để làm rõ nhiều vấn đề để chắc chắn hơn.
Ví dụ, các lời khai mà mâu thuẫn thì cần phải cho đối chất, có điều gì không khớp trong hồ sơ... “Tôi tôn trọng quyết định của Toà, vì dù sao đi nữa thì sự thật của vụ án cũng cần được làm rõ”, Luật sư Trang nói.
Trưa 19/10/2013, chị Lê Thị Thanh Huyền (ở Hoàn Kiếm, Hà Nội) đến thẩm mỹ viện Cát Tường làm phẫu thuật nâng ngực. Sau khi phẫu thuật xong, Tường để chị Huyền nằm nghỉ rồi cùng bạn đến chùa Quán Sứ (Hà Nội) đi lễ.
Khoảng 18h cùng ngày, nhân viên của thẩm mỹ viện gọi điện báo cho Tường, chị Huyền có biểu hiện nguy cấp. Tường gọi điện cho ông Nguyễn Quang Thành, bác sĩ Bệnh viện Bạch Mai (cùng khoa với Tường) đến thẩm mỹ viện Cát Tường để cấp cứu chị Huyền. Tường cùng ông Thành cấp cứu cho chị Huyền nhưng đã không thành công.
Khoảng 23h30 ngày 19/10/2013, Tường và một số nhân viên đưa thi thể chị Huyền lên xe ô tô đến Bệnh viện Bưu Điện. Khánh cầm túi xách và đi xe máy của chị Huyền theo xe ô tô. Đến cổng bệnh viện Bưu Điện, Tường thấy có nhiều người nên sợ không dám vào.
Khánh nói với Tường, không đưa xác chị Huyền vào bệnh viện nữa mà ném xác xuống sông. Tường đồng ý và lái xe ô tô chở xác chị Huyền, còn Khánh đi xe máy chở Nguyễn Thị Hằng (vợ Tường) theo sau.
Các đối tượng đi theo đường Trần Khát Chân – Kim Ngưu – Lạc Trung – Minh Khai – cầu Vĩnh Tuy đến đường Cổ Linh, Thạch Bàn, Long Biên (Hà Nội) thì dừng lại. Khánh bỏ xe máy và túi xách của chị Huyền lại vỉa hè rồi cùng Hằng lên ô tô.
Cáo trạng cũng nêu rõ, Hằng can ngăn Tường không được vứt xác chị Huyền nhưng Tường không nghe. Tường tiếp tục lái xe đi ra quốc lộ 5 lên cầu Thanh Trì. Thấy không có người qua lại, Tường và Khánh khiêng xác chị Huyền thả xuống sông Hồng.

15 ngày “mò” nạn nhân Cát Tường: Nghi 4 túi nilon đựng xác

(Kiến Thức) - 15 ngày đã trôi qua, xác nạn nhân Lê Thị Thanh Huyền bị TMV Cát Tương phi tang vẫn bặt vô âm ít; tuy nhiên, dư luận đang chuyển hướng nghi vấn về 4 túi nilon được hung thu mua làm gì?

15 ngày “mò” nạn nhân Cát Tường: Nghi 4 túi nilon đựng xác
Việc chưa thể tìm được thi thể của nạn nhân Lê Thị Thanh Huyền khiến dư luận đặt ra nhiều nghi vấn: Bác sĩ Nguyễn Mạnh Tường không ném xác nạn nhân Lê Thị Thanh Huyền (39 tuổi trú tại 36 Hàng Thiếc, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội)? Đã ném xác không còn nguyên vẹn xuống sông? Hay vứt xác ở chỗ khác?...
Cầu Thanh Trì là nơi đối tượng khai nhận đã dùng ô tô riêng của mình BKS 29A - 48881 ném xác chị Huyền. Ảnh: Cơ quan công an yêu cầu Bác sĩ Tường chỉ đúng nơi ném xác phi tang
Cầu Thanh Trì là nơi đối tượng khai nhận đã dùng ô tô riêng của mình BKS 29A - 48881 ném xác chị Huyền. Ảnh: Cơ quan công an yêu cầu Bác sĩ Tường chỉ đúng nơi ném xác phi tang 
“Chúng tôi đề nghị CQĐT lấy lại lời khai của ông Tường và người bảo vệ, để xác định các ông ấy có thực sự vứt xác cháu tôi xuống sông Hồng khu vực này không. Biết đâu ông ấy phi tang ở trên bờ thì sao?”, ông Quang, cậu ruột của chồng nạn nhân nghi ngờ.
Có thực xác nạn nhân được phi tang nguyên vẹn?

10 sự kiện nóng hầm hập dư luận Việt Nam trong tuần (3)

(Kiến Thức) - Thượng tướng Phạm Quý Ngọ đột ngột từ trần, thầy giáo tát tới tấp học trò và bị trò "tẩn" lại, cha ruột hiếp dâm 2 con gái, Minh béo bị tố gạ tình... là những sự kiện nóng tuần qua. 

10 sự kiện nóng hầm hập dư luận Việt Nam trong tuần (3)
1. Thượng tướng Phạm Quý Ngọ từ trần Thượng tướng Phạm Quý Ngọ, Thứ trưởng Bộ Công an đã từ trần vào hồi 21h05 ngày 18/2 tại Bệnh viện 108, Hà Nội vì căn bệnh ung thư gan.
 1. Thượng tướng Phạm Quý Ngọ từ trần 
Thượng tướng Phạm Quý Ngọ, Thứ trưởng Bộ Công an đã từ trần vào hồi 21h05 ngày 18/2 tại Bệnh viện 108, Hà Nội vì căn bệnh ung thư gan. 

Lộ lý do công nhân Cty Thép Pomina bị bỏng, nguy tính mạng

(Kiến Thức) - Lãnh đạo Công ty Thép Pomina 3 khẳng định trang bị đầy đủ trang thiết bị lao động, nhưng công nhân vẫn bị bỏng nặng và một số nguy kịch tính mạng. Lý do thật sự là sao?

Lộ lý do công nhân Cty Thép Pomina bị bỏng, nguy tính mạng
Ông Đỗ Tiến Sĩ, Tổng Giám đốc Nhà máy Thép Pomina 3 (KCN Phú Mỹ, huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu), nơi xảy ra tai nạn nổ lò nấu thép làm hàng chục công nhân bỏng nặng) khẳng định: "Công ty trang bị đầy đủ trang thiết bị bảo hiểm lao động như: mũ có kính mài che đầu, mặt, cổ; quần áo, giày, găng tay...và quán triệt công nhân nghiêm ngặt tuân thủ". Vậy, lý do gì được trang bị "ngập răng", nhiều công nhân vẫn bị bỏng nặng và ở vào tình trạng nguy kịch tính mạng?
Công nhân Nguyễn Thanh Long (ngồi) bị bỏng nặng 2 chân. Phần cơ thể chỉ bị bỏng nhẹ do nhờ có quần áo bảo hộ lao động.
Công nhân Nguyễn Thanh Long (ngồi) bị bỏng nặng 2 chân. Phần cơ thể chỉ bị bỏng nhẹ do nhờ có quần áo bảo hộ lao động. 
Để tìm hiểu rõ vụ việc, PV Kiến Thức đã trở lại bệnh viện Chợ Rẫy (TP HCM) và tiếp cận các nạn nhân của vụ nổ lớn tại nhà máy thép Pomina 3. Anh Nguyễn Văn Đoàn (27 tuổi, ngụ huyện Tân Thành), một trong 10 nạn nhân bị bỏng nặng đang điều trị tại khoa bỏng, kể lại: Lúc đó, chỉ còn hơn nữa giờ là giao ca ra về. Bất ngờ nghe một tiếng nổ kinh hoàng. Nước thép từ lò nấu trên cao văng tứ phía khiến nhiều người không kịp chạy đã bị phỏng. Một số công nhân làm việc gần lò đã hứng trọn nước thép xối lên đầu”.

Đọc nhiều nhất

Cán bộ Kiểm sát hát karaoke “ôm”, lãnh đạo Thi hành án nghi vào nhà nghỉ... hiểu luật vi phạm, xử sao cho đáng?

Cán bộ Kiểm sát hát karaoke “ôm”, lãnh đạo Thi hành án nghi vào nhà nghỉ... hiểu luật vi phạm, xử sao cho đáng?

(Kiến Thức) - Hai vụ việc mới đây liên quan đến cán bộ Viện Kiểm sát huyện đi hát karaoke "ôm", và clip quan hệ trong nhà nghỉ nghi là lãnh đạo ngành Thi hành án Hậu Giang khiến dư luận lắc đầu ngán ngẩm khi những người làm luật lại vi phạm luật, quy định ngành và cả đạo đức.

Tin mới