Dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông chọc giận dân quá mức

Kế hoạch chạy thử dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông từ tháng 10/2017 lùi sang 02/9/2018, tức chậm khoảng 11 tháng so với kế hoạch đặt ra.

Dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông chọc giận dân quá mức
Đến nay dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông đã lùi đến lần thứ 4, và chưa biết đã chắc chưa, bởi vì dân không còn chút niềm tin nào vào chữ tín của những người thực hiện dự án này. Dân quá chán ngán vì những hệ lụy mà dự án này gây ra. Nó không hoàn thành thì cứ nằm ườn ra đó, ảnh hưởng đến giao thông của thành phố. Dân còn khổ sở vì bụi bặm, ô nhiễm và những hiểm nguy rình rập từ một công trình làm dang dở, không thiếu những trường hợp dân bị tai nạn có nguyên nhân từ hiểm nguy của các công trình xây dựng.
Kế hoạch chạy thử dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông từ tháng 10/2017 lùi sang 2/9/2018. Ảnh: Cường Ngô.
  Kế hoạch chạy thử dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông từ tháng 10/2017 lùi sang 2/9/2018. Ảnh: Cường Ngô.
Dự án sử dụng vốn ODA nước ngoài, mọi sự phụ thuộc vào họ quá nhiều. Họ cho mình vay với những yêu cầu bắt buộc mình phải theo, cho nên máy móc, đầu tàu, toa xe phải mua của họ, đào tạo cán bộ điều khiển vận hành tất nhiên là của họ. Vốn của họ nên giải ngân ít nhiều, nhanh chậm là quyền của họ.
Không đủ tiền thì các nhà thầu không làm, chậm tiến độ là đương nhiên. Cho dù phía Ban quản lý dự án này có sốt ruột đến mấy thì họ cũng đủng đỉnh, vì mọi thiệt hại là Việt Nam chịu.
Tính toán sai, quản lý kém, kéo dài tiến độ thì đội vốn, đội vốn thì vay, vay thì phải trả cả vốn lẫn lãi.
Xét cho cùng lùi nhiều lần càng tốt cho phía cho vay, còn kẻ đi vay lỡ “leo lưng cọp” rồi xuống sao đặng. Dự án đội vốn hơn 300 triệu USD, cứ nghĩ đến con số này là muốn nổi giận.
Nói dự án với vốn ODA nước này nước kia, ban này bộ nọ cho xa, nhưng tính cho hết nước thì cũng là dân gánh hết. Vay vốn làm dự án nhanh, nghiêm túc, kịp tiến độ thì đỡ cho dân. Ngược lại, quản lý kém, thất thoát, chia chác, rút ruột, chậm tiến độ thì dân phải trả hết các loại chi phí vô lý và tiêu cực phí.
Trả nợ thì đời cha đến đời con, đời cháu. Nhưng ngay hôm nay, người dân thủ đô đang bị dự án này hành hạ, ùn tắc giao thông ngày càng trầm trọng, dân chịu hết nổi với dự án trì trệ khủng khiếp này. Các cơ quan quản lý bất lực trước sự cố tình giải ngân chậm của đối tác thì hậu quả đổ xuống lưng dân.
Lùi đến lần thứ 4 là chọc giận dân quá mức, và cũng quá coi thường dân.

Dự án đường sắt Cát Linh-Hà Đông không đề nghị chặt cây

Việc chặt hàng xà cừ trên đường Nguyễn Trãi được cho là vì đường sắt Cát Linh-Hà Đông, nhưng hóa ra dự án này không đề cập tới việc chặt cây xanh. 

Dự án đường sắt Cát Linh-Hà Đông không đề nghị chặt cây
Theo ông Hoàng Dương Tùng, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường - Bộ Tài nguyên - môi trường, báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông (do Bộ Giao thông vận tải làm chủ đầu tư) không đề cập đến việc phải chặt hạ cây xanh, mà cụ thể là hàng xà cừ trên đường Nguyễn Trãi.

Điều gì khiến VN có thể không còn được vay vốn ODA?

Thay vì áp dụng chính sách cấp phát, vốn vay ODA sẽ được Chính phủ cho các địa phương vay lại. 

Điều gì khiến VN có thể không còn được vay vốn ODA?
Việc làm này nhằm nâng hiệu quả sử dụng vốn vay ODA, hạn chế tình trạng đầu tư tràn lan, dự án chậm tiến độ và đội vốn đang diễn ra phổ biến tại các địa phương như thời gian qua.

20m rào tôn đổ sập trên đường Nguyễn Trãi, 1 người cấp cứu

Rào tôn đổ sập trên đường Nguyễn Trãi (Hà Nội) là của nhà ga Dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông. Vụ việc khiến một người phải nhập viện cấp cứu.

20m rào tôn đổ sập trên đường Nguyễn Trãi, 1 người cấp cứu
Chết khiếp vì 20m rào tôn đổ sập trên đường Nguyễn Trãi
  Hiện trường vụ rào tôn đổ sập trên đường Nguyễn Trãi. Ảnh: Nguyễn Hoàn.
Vụ việc kể trên xảy ra vào 22h ngày 11/9 trên đường Nguyễn Trãi (Thanh Xuân, Hà Nội).

Đọc nhiều nhất

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

(Kiến Thức) - Đến thời điểm này đã có 15 tỉnh, thành thay đổi nhân sự bí thư. Trong đó, có một ủy viên Bộ Chính trị, 8 ủy viên TƯ, 5 ủy viên dự khuyết. Đây là những nhân tố được Bộ Chính trị đặt niềm tin sẽ hạt nhân mang lại những thành tựu kinh tế, xã hội cho các địa phương.
Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

(Kiến Thức) - Những năm qua, hiện tượng giang hồ mạng nổi lên với nhiều hoạt động nhức nhối, ảnh hưởng đến trật tự xã hội và tư tưởng một bộ phận giới trẻ. Điều đáng nói, loạt giang hồ đình đám trên mạng xã hội này lại có hồi kết chẳng như mơ.

Tin mới

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Bộ Công Thương đề xuất cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt còn 5 bậc thay vì 6 bậc. Bậc giá điện cao nhất có thể lên tới hơn 3.700 đồng/kWh, cao hơn so với mức cao nhất trong biểu giá hiện hành.