Điều gì khiến VN có thể không còn được vay vốn ODA?
Thay vì áp dụng chính sách cấp phát, vốn vay ODA sẽ được Chính phủ cho các địa phương vay lại.
Theo Tuổi Trẻ
Việc làm này nhằm nâng hiệu quả sử dụng vốn vay ODA, hạn chế tình trạng đầu tư tràn lan, dự án chậm tiến độ và đội vốn đang diễn ra phổ biến tại các địa phương như thời gian qua.
Cấp phát đến 14 tỉ USD
Ông Trương Hùng Long - cục trưởng Cục Quản lý nợ và tài chính đối ngoại, Bộ Tài chính - cho biết trong 10 năm qua, trung ương đã giải ngân 15 tỉ USD vốn ưu đãi (ODA) cho các dự án, chương trình đầu tư của địa phương. Tuy nhiên có đến 92,2% số vốn này được trung ương cấp phát cho các địa phương (tương đương 14 tỉ USD).
Đường sắt trên cao Nhổn - Ga Hà Nội - Ảnh tư liệu: Nam Trần
Chính vì cơ chế cấp phát ODA cho dự án của địa phương nên hầu hết dự án sử dụng vốn ODA có hiệu quả không cao. Hầu hết các dự án, đặc biệt là dự án giao thông, chậm tiến độ, đội vốn rất lớn so với tổng mức đầu tư ban đầu.
Nhiều chuyên gia đã lên tiếng về tình trạng sử dụng vốn vay ODA không hiệu quả ở một số công trình, địa phương.
Năm 2015, báo chí từng phản ánh công trình cầu vượt Giá Rai (thị xã Giá Rai, Bạc Liêu) được xây dựng với tổng vốn đầu tư 290 tỉ đồng rồi... bỏ không khoảng ba năm nay do hết vốn làm đường dẫn, gây lãng phí.
TS Nguyễn Thành Đô, nguyên cục trưởng Cục Quản lý nợ và tài chính đối ngoại (Bộ Tài chính), mới đây đã chỉ ra những công trình, dự án cụ thể sử dụng vốn ODA không hiệu quả.
Những dự án bị nêu tên như: dự án trích dầu cám ở Bến Tre, dự án dây chuyền dệt bao đay ở TP.HCM, dự án nhà máy thủy sản đông lạnh Hạ Long, chương trình phát triển dâu tằm tơ ở Lâm Đồng và hàng loạt dự án cơ khí, cấp nước, nông nghiệp vay vốn ODA từ Pháp, Đức không hiệu quả…
Đó là chưa kể những tiêu cực trong việc sử dụng vốn ODA mà gần đây nhất là vụ JTC đường sắt.
Một bạn đọc của báo Tuổi Trẻ cho rằng khi các địa phương lập dự án và cần vay vốn ODA để đầu tư thì nên có quy định bắt buộc địa phương đó phải trình dự án công khai ra dân để tham khảo lấy ý kiến.
Nếu được người dân nhất trí thì dự án đó mới được thông qua bởi “người trả nợ không ai khác chính là người dân, nên rất cần sự công khai, minh bạch”- bạn đọc nói.
Vô cùng rủi ro khi vay bằng mọi giá
“Nợ công có hiệu quả không là phụ thuộc vào người sử dụng vốn đó như thế nào. Nợ công của VN hiện nay dù vẫn nằm ở ngưỡng an toàn nhưng tốc độ tăng trong vài năm gần đây là khá nhanh. Nếu chúng ta vẫn muốn có vốn đầu tư mà phải đi vay bằng mọi giá thì rất rủi ro” - ông Trương Hùng Long nhận định.
Cục trưởng Cục Quản lý nợ và tài chính đối ngoại phân tích trường hợp ngân sách không có mà phải đi vay sẽ đẩy bội chi ngân sách vượt ngưỡng cho phép, như các ngưỡng an toàn mà các ngưỡng đặt ra là 3%. Nếu cứ huy động thì tăng bội chi và đương nhiên là tăng nợ công.
Quy trình vay và cho vay lại vốn ODA hiện nay và sửa đổi áp dụng từ 1-1-2017 - Đồ họa: Như Khanh
Tăng trách nhiệm địa phương
Chuyên gia kinh tế, TS Huỳnh Thế Du đánh giá việc áp dụng cơ chế cho các địa phương vay lại vốn ODA từ Chính phủ là giải pháp hợp lý.
“Đây là giải pháp để sàng lọc, xếp hạng các dự án về nhiều mặt như tính hiệu quả, công bằng… trước khi cấp vốn đầu tư cho địa phương” - chuyên gia Huỳnh Thế Du nhận định.
TS Huỳnh Thế Du cho rằng cơ chế này đòi hỏi các địa phương phải tính toán tất cả mọi thứ từ tiến độ, cách thức triển khai, năng lực quản lý-vận hành…
Khi rõ ràng hơn ở khoản vay-trả (thay vì được phát như trước đây), thì chính địa phương cũng sẽ cân nhắc hơn trong việc đầu tư của mình.
Theo TS Nguyễn Thành Đô, cơ chế này sẽ làm gia tăng trách nhiệm của chính quyền địa phương trong vấn đề sử dụng vốn vay ODA.
“Khi trách nhiệm tăng lên, hi vọng hiệu quả cũng tăng cao, tránh được lãng phí, hạn chế đầu tư dàn trải và cả tâm lý ỷ lại của địa phương”, TS Nguyễn Thành Đô chia sẻ.
Tuy nhiên, TS Nguyễn Thành Đô cũng lưu ý cần phải tùy hoàn cảnh, tùy tính chất của từng dự án mà quyết định chính sách cho vay lại hay cấp phát, bởi có những công trình hoàn toàn phục vụ mục đích dân sinh, môi trường.
Bên cạnh đó, theo TS Huỳnh Thế Du, những bước sàng lọc trước khi cấp vốn vay cũng tăng tính bảo đảm về khả năng thu hồi tiền từ các địa phương, qua đó nâng cao khả năng trả nợ của VN.
Ngành giao thông sử dụng nhiều vốn ODA nhất
Bộ Tài chính cho biết ngành giao thông sử dụng rất nhiều vốn nhất. Riêng vốn vay nước ngoài là khoảng 20% tổng nguồn vốn vay.
Một loạt dự án sử dụng vốn ưu đãi, nhất là lĩnh vực giao thông, chậm tiến độ và đội vốn lớn so với tổng mức dự kiến đầu tư ban đầu.
Tại Hà Nội, dự án tuyến metro Nhổn - ga Hà Nội, tổng mức dự kiến đầu tư ban đầu là 783 triệu euro, nhưng đến nay dự án đã phải điều chỉnh lên 1.176 triệu euro (tăng gần 400 triệu euro).
Tương tự, dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông sau nhiều năm triển khai đã bị đội vốn hơn 315 triệu USD. Cụ thể, theo phê duyệt năm 2008, dự án có tổng mức đầu tư gần 8.800 tỉ đồng, tương đương 553 triệu USD. Tuy nhiên, đến nay dự án đã được điều chỉnh tăng 315 triệu USD, tăng gần 1,6 lần so với tổng mức đầu tư đã được phê duyệt.
Tại TP.HCM, các dự án metro là một trong những tuyến đường sắt đắt đỏ nhất hành tinh vì đội vốn lớn.
Cụ thể, dự án xây dựng tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) có tổng mức đầu tư ban đầu được phê duyệt năm 2007 là hơn 17.387 tỉ đồng, sau đó đến tháng 9-2011 điều chỉnh tăng lên 47.325,2 tỉ đồng (tăng gần 30.000 tỉ đồng).
Tiếp đó, tại dự án metro tuyến Bến Thành - Tham Lương, theo phê duyệt ban đầu dự án có tổng mức đầu tư khoảng 1,3 tỉ USD, tuy nhiên đến thời điểm này dự án đã được điều chỉnh lên hơn 2 tỉ USD, tăng hơn 700 triệu USD, tương đương 51% so với tổng mức đầu tư ban đầu.
Kính mời độc giả xem video "Những công trình được vốn ODA Nhật Bản hỗ trợ" (Nguồn: VTC)
(Kiến Thức) - Vốn vay ODA thực hiện dự án điện mặt trời do Phần Lan tài trợ trị giá hàng triệu đô nhưng chỉ để... thắp sáng UBND xã.
Ảnh minh họa.
Trong chương trình Dân hỏi Bộ trưởng trả lời tối 20/7, Bộ trưởng - Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Giàng Seo Phử khẳng định, không có tham nhũng thất thoát trong việc sử dụng vốn vay ODA thực hiện dự án điện mặt trời do Phần Lan tài trợ. Ông Giàng Seo Phử cho biết, theo quyết định của Bộ Công Thương và Thủ tướng Chính phủ, dự án này tài trợ và lắp 6 hệ điện cho 17 huyện của 8 tỉnh và 70 xã. Cho đến năm 2010, điện lực Việt Nam không có khả năng kéo đến vùng đặc biệt khó khăn. Điện này là điện mặt trời nhưng chỉ kéo cho 70 xã đến trụ sở UBND xã thôi chứ không phải là điện thắp sáng. Năm 2014 đã bàn giao điện đưa vào sử dụng.
Quan chức Việt bị cáo buộc nhận hối lộ 2 dự án ODA
WB ra lệnh cấm cửa Công ty LBG (Mỹ) vì cho rằng đã hối lộ quan chức Việt Nam trong 2 dự án ODA.
Chiều 3/4, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Hồng Trường cho biết Bộ sẽ kiểm tra lại thông tin về Tập đoàn Louis Berger Group, Inc. (LBG, Mỹ) khi thực hiện hai dự án tại Việt Nam với nguồn vốn do Ngân hàng Thế giới (WB) tài trợ đã chi trả một khoản tiền hối lộ các quan chức Việt.
(Kiến Thức) - Sáng 23/3, tại phần thảo luận tại tổ, đại biểu Dương Trung Quốc dành phần lớn thời gian để chia sẻ những băn khoăn về chủ quyền quốc gia.
Đại biểu Dương Trung Quốc nói: "Bảo vệchủ quyền quốc gia trước hết phải qua giáo dục thế hệ trẻ. Thế nhưng, nhìn vào sách giáo khoa, chiến tranh biên giới 1979 chỉ được nhắc 11 dòng. Về biển đảo, các vị cứ nói là có nêu nhưng thực tế làm sử tôi biết, việc chiếm đảo chưa được nêu trong sách giáo khoa, có chăng chỉ ở một vài địa phương đưa vào chương trình học.
(Kiến Thức) - Công an tỉnh Thái Bình đã ra Quyết định khởi tố bị can, bắt bị can để tạm giam đối với Nguyễn Xuân Đường (tức Đường Nhuệ, ông trùm giang hồ khét tiếng đất Thái Bình) để điều tra hành vi có dấu hiệu phạm tội "Cố ý gây thương tích".
(Kiến Thức) - Đến thời điểm này đã có 15 tỉnh, thành thay đổi nhân sự bí thư. Trong đó, có một ủy viên Bộ Chính trị, 8 ủy viên TƯ, 5 ủy viên dự khuyết. Đây là những nhân tố được Bộ Chính trị đặt niềm tin sẽ hạt nhân mang lại những thành tựu kinh tế, xã hội cho các địa phương.
Khu du lịch Quất Lâm (Nam Định) từng được mệnh danh là "thiên đường mại dâm" nhưng mới đây tỉnh Nam Định đã quyết định "xóa sổ"tụ điểm này để làm thay đổi bộ mặt, hình ảnh của bãi biển đầy tai tiếng.
(Kiến Thức) - Những năm qua, hiện tượng giang hồ mạng nổi lên với nhiều hoạt động nhức nhối, ảnh hưởng đến trật tự xã hội và tư tưởng một bộ phận giới trẻ. Điều đáng nói, loạt giang hồ đình đám trên mạng xã hội này lại có hồi kết chẳng như mơ.
Thấy mùi tử khí nồng nặc, người dân huyện Long Thành (Đồng Nai) tỏa đi tìm thì phát hiện thi thể nữ giới lột truồng giấu trong bao tải bên đường. Toàn bộ vụ án ghê rợn này được ANTV dựng lại trong chương trình Hành trình phá án.
(Kiến Thức) - Trước kia mọi người cứ nghĩ trùm cờ bạc nghìn tỷ hay điều hành đường dây ma túy lớn phải là đàn ông. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại trùm cờ bạc nghìn tỷ hay điều hành đường dây ma túy lại là nữ giới nhiều.
(Kiến Thức) - Trùm giang hồ Nguyễn Xuân Đường tức Đường Nhuệ được biết đến là một trùm đòi nợ thuê khét tiếng, chủ doanh nghiệp có tiếng tăm ở tỉnh Thái Bình. Ngoài ra, ông ta còn rất mê làm diễn viên và đã tham gia đóng nhiều phim về đề tài giang hồ trên YouTube.
Các đối tượng đã lợi dụng chức năng, nhiệm vụ để thực hiện việc tham mưu, ký duyệt điều chỉnh đối tượng tuyển sinh, xét tuyển sinh, ký duyệt kết quả tuyển sinh lớp 6 cho 36 học sinh không đúng quy định.
Công an huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn đã trao trả số tiền 28,5 triệu đồng cho cụ bà Đinh Thị Dung sau khi cụ bị đối tượng Hoàng Văn Huế bóp cổ cướp tài sản.
Đội Cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu hộ cứu nạn trên sông, Phòng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và cứu hộ, cứu nạn (Công an thành phố Hà Nội) đã kịp thời cứu một nạn nhân nhảy cầu Vĩnh Tuy.
Trong lúc đưa vào nhà, ô tô bất ngờ mất lái lao thẳng vào một phòng giao dịch ngân hàng ở huyện Nghi Lộc (Nghệ An). Vụ việc khiến nhân viên bảo vệ hốt hoảng tưởng là cướp.
Ông Dương Văn An, trong thời gian giữ chức vụ Bí thư Tỉnh ủy Bình Thuận đã vi phạm quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao, trong phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực.
Ông Đặng Xuân Phong, Bí thư Tỉnh ủy Lào Cai được Bộ Chính trị điều động, chỉ định tham gia Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc nhiệm kỳ 2020-2025.
Tối 10/1, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã về tới Hà Nội, kết thúc tốt đẹp chuyến thăm Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào thành công với nhiều hoạt động ý nghĩa.
Nguyên Tổng giám đốc Công ty Cổ phần xi măng Hạ Long bị khởi tố liên quan vụ án "Mua bán trái phép hóa đơn GTGT, trốn thuế, vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng.
Cục Đường Bộ Việt Nam dự kiến báo cáo Ban Cán sự Đảng Bộ GTVT về kiến nghị Bộ GTVT thống nhất chuyển những nhiệm vụ về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe sang Bộ Công an.
Cơ quan thuế không có quyền truy cập tài khoản ngân hàng của cá nhân để truy thu thuế mà chỉ có thể yêu cầu các bên liên quan cung cấp dữ liệu, theo Tổng cục Thuế.
Do 2 cựu Cục trưởng cục Đăng kiểm có tình tiết mới là khắc phục thêm thiệt hại nên Viện kiểm sát đề nghị Hội đồng xét xử giảm nhẹ hình phạt cho bị cáo Trần Kỳ Hình 2-3 năm tù, Đặng Việt Hà từ 1-2 năm tù.
Ngay sau khi trận chung kết lượt về ASEAN Mitsubishi Electric Cup 2024 kết thúc với chiến thắng thuộc về Đội tuyển bóng đá Quốc gia Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có Thư khen gửi Đội tuyển.
Quận Long Biên, Hà Nội sẽ triển khai 152 dự án, tổng diện tích 651,03 ha, trong đó có 3 dự án xây dựng công viên, với các khu vực như Thượng Thanh, Thạch Bàn và Ngọc Thụy, tổng diện tích lên tới 35,3 ha.