Dự án Đại học Quốc gia Hà Nội tại Hòa Lạc: Bao giờ hết cơn "đói vốn"?

Giữa tháng 9/2020, một số hạng mục tại Dự án Đại học Quốc gia (ĐHQG) Hà Nội tại Hòa Lạc đã rục rịch khởi động. Đây là một tín hiệu vui cho nhiều người dân, đặc biệt là những người “sống mòn” tại dự án chậm suốt 17 năm nay.

Dự án Đại học Quốc gia Hà Nội tại Hòa Lạc: Bao giờ hết cơn "đói vốn"?
Đi khảo sát tại dự án, nhiều tuyến đường quy hoạch đến 6 làn xe, 2 bên đều có vỉa hè, hạ tầng ngầm đầy đủ, thế nhưng lại bị cắt ngang bởi vườn chuối, đồi chè, hay hoa màu của người dân.
Các tuyến đường khác đa số là đường cụt, vì bị tắc khâu giải phóng mặt bằng (GPMB). Tuy nhiên, thời điểm này, Ban Quản lý dự án ĐHQG đang thực hiện cuốn chiếu, tức là có vốn đến đâu, sẽ tiến hành GPMB ngay đến đó. Có mặt bằng ở đâu thì làm ngay ở đó.
Du an Dai hoc Quoc gia Ha Noi tai Hoa Lac: Bao gio het con
 Một trong số những tuyến đường đang được khẩn trương thi công
Đơn cử như tuyến số 3, chạy từ trung tâm dự án đến Quốc lộ 21, con đường 6 làn xe rất đẹp nhưng vẫn phải chờ vì vướng GPMB khoảng 200m2 vườn chuối và nhà ở của 1 hộ dân để thi công. Ngày 12/9/2020, chủ đầu tư đã cho thi công nốt đoạn ngược lại từ Quốc lộ 21 đổ về tuyến đường số 3…
Hiện tại, 4 tuyến đường chính là đường số 3, 6, 11, 12 đã cơ bản hoàn thành.
Đến nay, dự án ĐHQG Hà Nội tại Hòa Lạc đã hoàn thành một số hạng mục công trình đưa vào vận hành khai thác như: Ký túc xá số 4 chuyển công năng thành Trung tâm giáo dục quốc phòng, cung cấp cơ sở đào tạo cho tất cả các trường phía Bắc có nhu cầu giảng dạy về quốc phòng an ninh; Nhà công vụ phục vụ tổ chức hội nghị, hội thảo của ĐHQG và những hội thảo chuyên ngành về giáo dục đào tạo. 2 khối nhà 6 tầng Khoa Toán đã hoàn thiện; Khối nhà Khoa Lý đã xây xong tầng 1.
Lãnh đạo UBND xã Thạch Hòa, huyện Thạch Thất cho biết, vẫn còn hàng trăm hộ dân phải sinh sống tạm bợ trong khu dự án. Nói là “tạm bợ” vì hệ thống hạ tầng như điện, đường đều không có. Trong khi khu tái định cư chưa hoàn thành, nên người dân chưa thể đi đâu. “Chúng tôi đã kiến nghị Chính phủ tiếp tục quan tâm đến dự án này và Dự án Khu công nghệ cao Hòa Lạc để sớm đi vào hoàn thiện, ổn định đời sống của người dân tại địa bàn”, lãnh đạo xã Thạch Hòa cho biết.
Dự án 22.000 tỷ đồng, giải ngân gần… 2.000 tỷ
Dự án đầu tư xây dựng ĐHQG Hà Nội tại Hòa Lạc được Chính phủ phê duyệt năm 2003 với mục tiêu chính là xây dựng khu đô thị đại học hiện đại, tiên tiến bậc nhất Đông Nam Á. Đây cũng sẽ là khu đô thị đại học liên hoàn thống nhất gồm 9 đại học thành viên, 8 viện, 13 trung tâm nghiên cứu, 4 trường THPT chuyên với quy mô hơn 41.000 sinh viên, học sinh.
Dự án được phê duyệt mức đầu tư 22.000 tỷ đồng, thế nhưng 17 năm qua, dự án mới được đầu tư gần 2.000 tỷ đồng (gần 10%), chủ yếu cho GPMB và làm đường. Đây được cho là mấu chốt cho toàn bộ sự chậm trễ của “siêu dự án” này.
Đại diện Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng ĐHQG Hà Nội (BQLDA) cho hay, dự án ĐHQG Hà Nội trước đây do Bộ Xây dựng làm chủ đầu tư, đến năm 2018 bắt đầu chuyển về ĐHQG Hà Nội. Thời điểm Bộ Xây dựng làm chủ đầu tư, đã giải ngân hơn 100 tỷ nhưng hết vốn bỏ lại dở dang… Việc chuyển tiếp dự án rất khó khăn vất vả, do phải điều chỉnh nên mất thời gian, công sức hơn nhiều so với thành lập một dự án mới.
Được biết, ĐHQG đề xuất về vốn và được Chính phủ cấp thêm 500 tỷ đồng, căn cứ vào nguồn vốn BQLDA nỗ lực đáp ứng giải ngân sớm nhất. “Tập trung vào các vấn đề cho người dân, để họ được ổn định cuộc sống ở khu tái định cư sớm nhất có thể”, đại diện BQLDA nói.

Lần đầu tiên hai đại học quốc gia Việt Nam vào top 1.000 thế giới

Trong bảng xếp hạng top 1.000 đại xuất sắc nhất thế giới của tổ chức xếp hạng QS, Đại học Quốc gia TP.HCM thuộc nhóm 701-750 và Đại học Quốc gia Hà Nội thuộc nhóm 801-1000.

Lần đầu tiên hai đại học quốc gia Việt Nam vào top 1.000 thế giới
Lan dau tien hai dai hoc quoc gia Viet Nam vao top 1.000 the gioi
 Đại diện các trường đại học Việt Nam tham gia hội thảo Xây dựng đại học xuất sắc - Kinh nghiệm nước Nga và các quốc gia mới nổi" tổ chức tại thủ đô Matxcơva vào tháng 5-2018 - Ảnh: N.H.Đ.
Ngày 7-6 (theo giờ Việt Nam), Tổ chức xếp hạng QS (London, Anh) đã chính thức công bố kết quả xếp hạng Top 1.000 đại học xuất sắc nhất thế giới.

Thành lập ĐH Y Dược thuộc ĐH Quốc gia Hà Nội

Thủ tướng vừa ký quyết định phê duyệt chủ trương thành lập ĐH Y Dược là trường thành viên của ĐH Quốc gia Hà Nội.

Thành lập ĐH Y Dược thuộc ĐH Quốc gia Hà Nội

Thủ tướng giao Bộ GD&ĐT chủ trì, phối hợp các bộ, cơ quan liên quan tổ chức thẩm định hồ sơ và thực tế đề án thành lập ĐH Y Dược, thành viên của ĐH Quốc gia Hà Nội, theo quy định của pháp luật về điều kiện đầu tư, hoạt động trong lĩnh vực giáo dục và các quy định pháp luật có liên quan, trình Thủ tướng xem xét, quyết định.

Thanh lap DH Y Duoc thuoc DH Quoc gia Ha Noi
ĐH Quốc gia Hà Nội. Ảnh: Website Chính phủ. 

Như vậy, hiện nay, ĐH Quốc gia Hà Nội có các trường thành viên như: ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐH Công nghệ, ĐH Việt Nhật, ĐH Ngoại ngữ, ĐH Kinh tế, ĐH Giáo dục cùng các khoa trực thuộc: Khoa Luật, Khoa Quản trị và Kinh doanh, Khoa Quốc tế, Khoa các khoa học liên ngành.

Hiệu trưởng ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn xin từ chức: Ai thay thế?

(Kiến Thức) - GS.TS Phạm Quang Minh, Hiệu trưởng trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐH Quốc gia Hà Nội đã có đơn xin từ chức và đã được chấp thuận. Theo đó, ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn cũng đã có người thay thế.

Hiệu trưởng ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn xin từ chức: Ai thay thế?
GS.TS Phạm Quang Minh được bổ nhiệm làm Hiệu trưởng Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn nhiệm kỳ 2016 - 2020. Đến tháng 10 năm nay, ông Minh sẽ hết nhiệm kỳ hiệu trưởng. Tuy nhiên, vì lý do cá nhân, ông đã xin từ nhiệm sớm.

Đọc nhiều nhất

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

(Kiến Thức) - Đến thời điểm này đã có 15 tỉnh, thành thay đổi nhân sự bí thư. Trong đó, có một ủy viên Bộ Chính trị, 8 ủy viên TƯ, 5 ủy viên dự khuyết. Đây là những nhân tố được Bộ Chính trị đặt niềm tin sẽ hạt nhân mang lại những thành tựu kinh tế, xã hội cho các địa phương.
Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

(Kiến Thức) - Những năm qua, hiện tượng giang hồ mạng nổi lên với nhiều hoạt động nhức nhối, ảnh hưởng đến trật tự xã hội và tư tưởng một bộ phận giới trẻ. Điều đáng nói, loạt giang hồ đình đám trên mạng xã hội này lại có hồi kết chẳng như mơ.

Tin mới

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Bộ Công Thương đề xuất cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt còn 5 bậc thay vì 6 bậc. Bậc giá điện cao nhất có thể lên tới hơn 3.700 đồng/kWh, cao hơn so với mức cao nhất trong biểu giá hiện hành.