Đột nhập lăng mộ Bao Công, tên trộm phát hiện bí mật động trời

Phải đến khi có người đặt chân vào lăng mộ của Bao Công thì sự thật về con người vị quan này mới được làm sáng tỏ.

Bao Công là một vị quan cực kì nổi tiếng vào thời nhà Tống nhờ tính cách hiếu thảo và chính trực. Đến mức giai thoại về ông được dựng thành vô số bộ phim ăn khách, trở thành biểu tượng văn hóa của công lý và sự thanh liêm thời kỳ Trung Quốc phong kiến.

Dot nhap lang mo Bao Cong, ten trom phat hien bi mat dong troi
Tranh chân dung Bao Công

Sử sách có ghi chép lại rằng, Bao Thanh Thiên từng xin hoãn nhậm chức để về quê chăm sóc cha mẹ già. Đến khi trở lại với chính trường, ông nhanh chóng gây tiếng vang khi thể hiện được sự đức độ, yêu dân như con của mình. Tương truyền, Bao Thanh Thiên phá được vô số vụ án hóc búa, dù là hoàng thân quốc thích, đại thần trọng yếu thì vị quan này không bao giờ nể nang mà xử lý y án theo luật định.

Dot nhap lang mo Bao Cong, ten trom phat hien bi mat dong troi-Hinh-2
Hình tượng Bao Công trên phim truyền hình

Gần nghìn năm kể từ ngày Bao Công qua đời nhưng những câu chuyện xoay quanh vị quan thanh liêm này vẫn nhận được sự quan tâm đặc biệt từ hậu thế. Chuyện kể rằng, vào những năm 70 của thế kỷ trước, người ta đã khám phá lăng mộ của Bao Công. Nơi này thực sự rất rộng lớn, đơn giản vì Bao Công là người có địa vị và danh tiếng hàng đầu. Tuy nhiên, có một điều gây thất vọng cho các chuyên gia, đó là ngôi mộ này đã từng bị trộm đột nhập.

Dot nhap lang mo Bao Cong, ten trom phat hien bi mat dong troi-Hinh-3
Ngôi mộ Bao Công được bài trí đơn giản dù có quy mô lớn

Dù vậy họ vẫn tiếp tục đi sâu vào ngôi mộ để tìm kiếm những món đồ liên quan đến Bao Công còn sót lại. Bất ngờ thay, các chuyên gia phát hiện một dòng chữ của trộm mộ để lại với nội dung: "Bao Công thanh liêm, kẻ này một đời ngưỡng mộ". Có người suy đoán rằng có lẽ tên trộm mộ khi vào trong đã không tìm thấy được của cải gì nên cảm thán trước sự chính trực của Bao Công. Cũng có ý kiến cho rằng tên trộm mộ chỉ đơn giản là ngưỡng mộ vị quan thanh liêm này nên mới để lại dòng chữ như vậy. Dù là suy đoán nào thì cũng không thể phủ nhận được rằng sự liêm khiết của Bao Công là "hàng thật giá thật" chứ không phải câu chuyện hư cấu hay phóng đại nào hết.

Mở mộ Hoàng đế Vạn Lịch, nhà khoa học choáng vì tư thế xương

Những điều kì lạ liên tục xảy ra khi Hoàng đế Vạn Lịch qua đời, đặc biệt khi khai quật lăng mộ của ông, các nhà khảo cổ phải ngỡ ngàng bởi tư thế xương.

Trung Quốc là 1 đất nước có bề dày lịch sử và Văn hóa rất sâu sắc. Việc nghiên cứu lịch sử chủ yếu dựa vào việc ghi chép các tài liệu lịch sử và thông qua các hiện vật phát hiện được từ các cuộc khai quật khảo cổ. Có rất nhiều kho báu, bảo vật và thông tin quan trọng đã được phát hiện.

Tuy nhiên, do chế độ phong kiến nên những kho báu này thường tập trung trong giới hoàng gia. Theo đó, những loại bảo vật quý hiếm sẽ thường được chôn trong lăng mộ của hoàng đế. Vì vậy, việc khai quật lăng mộ các vua ở Trung Quốc có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc nghiên cứu lịch sử.

Trong lăng mộ Tĩnh vương Lưu Thắng có “nồi áp suất” hình con gấu

Chiếc vạc đồng chân gấu tạo hình khéo léo trong lăng mộ Tĩnh vương Lưu Thắng được coi là phát hiện kỳ thú nhất thế giới, một chiếc nồi áp suất cách đây 2000 năm.

 Báu vật "kỳ tích" trong lăng mộ 2000 năm hé lộ bí mật động trời về trí tuệ không tưởng của người xưa
Ngày 23/6/1968, khi một đoàn công binh của Quân Giải phóng Nhân dân đào một đường hầm trên sườn phía Đông của đỉnh chính Linh San, cách huyện Mãn Thành, Bảo Định, Hà Bắc, khoảng 1,5 km về phía Tây nam, họ đã phát hiện ra Lăng mộ nhà Hán. Sau đó, Viện Khảo cổ học thuộc Viện Khoa học Trung Quốc bắt đầu tiến hành khai quật thực địa. Đây là lăng mộ Tây Hán nguyên vẹn đầu tiên (được coi là bằng chứng cho trí tuệ ưu việt của người cổ đại xưa) được phát hiện của Tĩnh vương Lưu Thắng (Trung Sơn vương) cùng với vương phi Đậu thị.

3 nguyên nhân khiến không ai dám động vào Bao Công

Có 3 nguyên nhân được đặt ra để lý giải cho việc vua Tống Nhân Tông luôn che chở cho Bao Công, phớt lờ mọi lời gièm pha, vu cáo.

Trong lịch sử Trung Hoa, triều đại nhà Tống không chỉ nổi tiếng với vị hoàng đế khai quốc Triệu Khuông Dận mà còn ghi dấu ấn bởi một vị quan thanh liêm, chính trực - Bao Công.

Bao Chửng (5 tháng 3 năm 999 - 3 tháng 7 năm 1062), biểu tự Hy Nhân, thường được gọi là Bao Thanh Thiên hay Bao Công, người Lư Châu, Hợp Phì (giờ là huyện Phì Đông, thành phố Hợp Phì, tỉnh An Huy).

Đọc nhiều nhất

Tin mới