Đối sách triệt hạ tham vọng của Trung Quốc chiếm đóng, quân sự hóa biển Đông

(Kiến Thức) - Suốt thời gian dài Trung Quốc liên tiếp thực hiện các hoạt động gây hấn, chiếm đóng, quân sự hóa trên biển Đông. Vậy Việt Nam cần có đối sách gì để triệt hạ những tham vọng của Trung Quốc?

Đối sách triệt hạ tham vọng của Trung Quốc chiếm đóng, quân sự hóa biển Đông
Chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa đã được Chính phủ Việt Nam nhiều lần khẳng định dựa trên những chứng cứ lịch sử, pháp lý vững chắc, đồng thời chủ quyền không thể tranh cãi của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cũng đã được nhiều luật gia, sử gia quốc tế phân tích và công nhận.
Tuy nhiên, vào các năm 1974 và 1988, với những hành động bị luật quốc tế nghiêm cấm, phía Trung Quốc đã dùng vũ lực chiếm đóng một số đảo và thực thể (đảo đá, bãi cạn) trong khu vực hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Từ đó đến nay, Trung Quốc đã từng bước xây dựng các đảo nhân tạo và quân sự hoá một cách bất hợp pháp một số đảo đá và bãi cạn thuộc khu vực quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Đây chính là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình hình căng thẳng, đe dọa hòa bình và ổn định tại biển Đông và trong khu vực.
Thậm chí thời gian gần đây (từ đầu tháng 7 đến cuối tháng 10/2019), Trung Quốc tiếp tục tái diễn những hành vi vi phạm khi đưa nhóm tàu khảo sát Hải Dương 8 của Trung Quốc lại tiếp tục mở rộng hoạt động tại vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam, vi phạm nghiêm trọng quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam được xác lập phù hợp với các quy định của Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982 mà Việt Nam và Trung Quốc đều là thành viên.
Trước những hành động Trung Quốc liên tiếp gây hấn, xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam (được xác lập phù hợp với Công ước của LHQ về Luật biển 1982 -UNCLOS), Việt Nam cần những đối sách gì để triệt hạ triệt tham vọng Trung Quốc chiếm đóng, quân sự hóa biển Đông?
Doi sach triet ha tham vong cua Trung Quoc chiem dong, quan su hoa bien Dong
 Tàu khảo sát địa chất Hải Dương 8 của Trung Quốc - Ảnh: Schottel 
Liên quan vấn đề trên, PV Kiến Thức đã có cuộc trao đổi với Tiến sĩ Nguyễn Nhã – nhà nghiên cứu biển Đông, tác giả của nhiều công trình khoa học nghiên cứu về lịch sử xác lập chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Âm mưu của Trung Quốc khi thực hiện hàng loạt hoạt động gây hấn, chiếm đóng, quân sự hóa trên biển Đông

- Trong suốt thời gian dài kể từ khi dùng vũ lực chiếm đóng một số đảo và thực thể (đảo đá, bãi cạn) trong khu vực hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, Trung Quốc liên tiếp thực hiện các hành động như xây dựng các đảo nhân tạo và quân sự hoá một cách bất hợp pháp một số đảo đá và bãi cạn thuộc chủ quyền của Việt Nam. Mới đây, nước này còn đưa nhóm Tàu Hải Dương 08 xâm phạm bất hợp pháp khu vực Bãi Tư Chính vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam. Theo Tiến sĩ, âm mưu của Trung Quốc là gì?
Theo tôi, những hành động phi pháp của Trung Quốc trong suốt thời gian như xây dựng các đảo nhân tạo và quân sự hoá một cách bất hợp pháp một số đảo đá và bãi cạn, vẽ bản đồ lưỡi bò chín đoạn, hạ đặt giàn khoan trái phép, gia tăng hoạt động gây hấn…Tất cả chỉ nhằm mục đích thực hiện âm mưu độc chiếm biển Đông. Đồng thời, Trung Quốc hướng đến nhằm khẳng định âm mưu thôn tính biển Đông, khẳng định “đường lưỡi bò” phi pháp chiếm tới hơn 80% ở biển Đông mà họ tự cho là lãnh hải của họ, cho rằng họ có chủ quyền.
Ngay việc đưa nhóm tàu Hải Dương 08 nhiều lần liên tiếp xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam tại khu vực bãi Tư Chính, Trung Quốc cũng cho rằng nằm trong “đường lưỡi bò” phi pháp của họ. Do vậy, họ muốn thể hiện chủ quyền của họ bằng hoạt động đưa nhóm tàu Hải Dương 08 đến khảo sát. Tất cả những hành động đó, Trung Quốc nhằm đạt được ý đồ chiếm trọn biển Đông, muốn khai thác những thứ gì có ở biển Đông.
Tuy nhiên, ngay một số luận điểm của các luật gia phương Tây cũng phản bác những yêu sách của Trung Quốc đối với các đảo Trường Sa cũng như tại Biển Đông, cho rằng đó là những yêu sách không có cơ sở pháp lý và chỉ là một phần trong chính sách bành trướng trên biển.
- Là một nhà nghiên cứu về biển Đông ông có thể nêu những bằng chứng để khẳng định chủ quyền của Việt Nam tại Hoàng Sa, Trường Sa?
Bản thân tôi là người nghiên cứu vấn đề biển Đông và đã từng soạn 3 cuốn sách như cuốn Hoàng Sa, Trường Sa mảnh đất thiên của Việt Nam, Chủ quyền của Việt Nam tại Hoàng Sa, Trường Sa và cuốn Những bằng chứng về chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa.
Trong nhiều năm qua, tôi đã thực hiện hồ sơ tư liệu chủ quyền biển đảo với quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa. Hoàng Sa, Trường Sa chưa bao giờ thuộc chủ quyền Trung Quốc, trừ khi họ dùng vũ lực. Tất cả tư liệu của chúng ta đã chứng minh chủ quyền của Việt Nam tại Hoàng Sa, Trường Sa là một sự thật lịch sử rõ ràng.
Theo pháp lý quốc tế, trước và sau năm 1909, chiếm hữu phải thật sự mang tính nhà nước, liên tục và hòa bình. Bởi thế, các văn bản mang tính nhà nước thời nhà Nguyễn trong đó các châu bản như chỉ dụ của Vua, lời tấu của Bộ Công, châu phê của Vua cũng như sách hội điển, sách chính sử Quốc sử Quán triều Nguyễn trước năm 1909, năm Trung Quốc bắt đầu tranh chấp và cho Hoàng Sa là đất vô chủ, là có giá trị nhất.
Chỉ Việt Nam mới có những văn bản cụ thể như thế. Từ lâu vua quan Việt Nam đã cho xứ Hoàng Sa là nơi hiểm yếu. Thời Nguyễn Ánh đã cho sử dụng những người nước ngoài như người Anh (Barizy), người Pháp (Chaigneau, Dayot, De Forcant) để cố vấn việc chiếm hữu các hải đảo theo cung cách phương tây như cắm cột mốc, dựng bia, xây miếu Hoàng Sa Từ,… Bởi thế ngay từ thế kỷ XIX,Việt Nam đã có quá nhiều bằng chứng, tư liệu cụ thể về xác lập thực thi chủ quyền tại Hoàng Sa và Trường Sa, kể cả tài liệu của phương tây.
Riêng bản đồ An Nam Đại Quốc Họa Đồ khổ 80,5cm X 44cm của giám mục Taberd in năm 1838, đính trong cuốn từ điển Latinh-Annam vẽ rất rõ Paracel seu (tiếng Latinh có nghĩa là Cát Vàng) tại tọa độ hiện nay của Hoàng Sa, bằng chứng hùng hồn nhất phản bác luận điểm của Trung Quốc cho Hoàng Sa của Việt Nam chỉ là đảo ven biển, không phải Paracel mà Trung Quốc gọi là Tây Sa.
Đối sách triệt hạ tham vọng của Trung Quốc ở biển Đông
- Để triệt hạ tham vọng Trung Quốc chiếm đóng, quân sự hóa Biển Đông, theo Tiến sĩ, Việt Nam cần thực hiện những đối sách gì?
Mới đây, Quốc hội đã nghe báo cáo về tình hình biển Đông. Tôi cho rằng đây là một bước tiến mạnh mẽ để tìm ra những đối sách. Theo quan điểm của tôi, một trong những đối sách luôn luôn phải có đó là khi có những biểu hiện mà Trung Quốc hành động tại biển Đông nhằm thể hiện chủ quyền tại vùng biển đặc quyền kinh tế của Việt Nam thì Bộ Ngoại giao Việt Nam phải lên tiếng mạnh mẽ bác bỏ. Nếu không bác bỏ kịp thời, người ta cho rằng mình chấp nhận. Theo tôi thời gian qua Bộ Ngoại giao đã làm tốt nhiệm vụ này. Đồng thời phải thể hiện mặt mạnh của Việt Nam, khẳng định chủ quyền biển đảo của Việt Nam bằng cách phổ biến tất cả những tài liệu, chứng cứ chủ quyền của Việt Nam tại biển Đông ra Quốc tế rộng rãi, dư luận quốc tế sẽ mạnh mẽ hơn.
Doi sach triet ha tham vong cua Trung Quoc chiem dong, quan su hoa bien Dong-Hinh-2
Tiến sĩ Nguyễn Nhã – nhà nghiên cứu biển Đông, tác giả của nhiều công trình khoa học nghiên cứu về lịch sử xác lập chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. 
Tuy nhiên, theo tôi, đối sách tốt nhất vẫn là kiện Trung Quốc ra tòa quốc tế bởi tất cả đều phải tôn trọng Luật pháp của Quốc tế và Trung Quốc cũng không ngoại lệ. Bởi việc đưa Trung Quốc ra tòa án quốc tế cũng là cơ hội bác bỏ mọi luận điệu, hành vi ngang ngược của Trung Quốc, chứng minh chủ quyền không thể bàn cãi của Việt Nam đối với Hoàng Sa, Trường Sa. Đó cũng là cách tạo điều kiện để khắp thế giới biết về chủ quyền thực sự của Việt Nam đối với Hoàng Sa, Trường Sa.
Tùy theo điều kiện thực tiễn mà Việt Nam đưa ra những đối sách cho phù hợp nhưng phải trên thông qua ngoại giao là chính để có hòa bình. Việt Nam đã, đang và tiếp tục kiên quyết, kiên trì đấu tranh bằng nhiều biện pháp phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 và đấu tranh trên thực địa; nỗ lực gìn giữ môi trường hòa bình và quan hệ hữu nghị, hợp tác với các nước. Chủ trương đúng đắn, lập trường chính nghĩa và các nỗ lực của Đảng, Nhà nước ta đã nhận được sự đồng tình, chung sức của nhân dân cả nước và sự ủng hộ rộng rãi của cộng đồng quốc tế.
Xin cảm ơn Tiến sĩ Nguyễn Nhã về cuộc trao đổi trên!

Hòa bình và an ninh là lợi ích sống còn ở Biển Đông

Việc Trung Quốc bất chấp chủ quyền của Việt Nam cũng như luật pháp quốc tế để đưa tàu khảo sát Hải Dương 8 cùng nhóm tàu hộ tống xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam ở khu vực phía Nam Biển Đông đang làm gia tăng căng thẳng.

Hòa bình và an ninh là lợi ích sống còn ở Biển Đông

Trong trả lời câu hỏi của phóng viên mới đây đề nghị bình luận về phát biểu của Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngày 17/7/2019 liên quan đến diễn biến ở khu vực Biển Đông, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam ngày 19/7/2019 cho biết, trong những ngày qua, nhóm tàu khảo sát Hải Dương 8 (Haiyang Dizhi 8) của Trung Quốc đã có hành vi vi phạm vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) và thềm lục địa Việt Nam ở khu vực phía Nam Biển Đông.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao ta mạnh mẽ khẳng định, đây là vùng biển hoàn toàn của Việt Nam, được xác định theo đúng các quy định của Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982 mà Việt Nam và Trung Quốc đều là thành viên.

Mổ xẻ mưu đồ “tranh chấp để lấn chiếm” của Trung Quốc trên biển Đông

(Kiến Thức) - Trước động thái quay trở hoạt động ở gần khu vực Tư Chính - Vũng Mây của tàu Địa chất Hải Dương 8, giới chuyên gia nhận định đây là một phần trong âm mưu "tranh chấp để lấn chiếm" của Trung Quốc nhằm độc chiếm biển Đông.

Mổ xẻ mưu đồ “tranh chấp để lấn chiếm” của Trung Quốc trên biển Đông
Chưa đầy một tuần sau khi rời khỏi vùng biển Việt Nam, tàu Địa chất Hải Dương 8 của Trung Quốc quay trở lại hoạt động ở gần khu vực Tư Chính - Vũng Mây. Khu vực này nằm trọn vẹn trong phạm vi 200 hải lý tính từ đường cơ sở (các điểm cơ sở số 3, 4 và 5 ở Côn Đảo thuộc tỉnh Bà Rịa -Vũng Tàu) tức là hoàn toàn thuộc đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam theo quy định của Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) mà chính Trung Quốc đã ký kết.

Vì sao Trung Quốc liên tục ngụy biện trong vấn đề biển Đông?

(Kiến Thức) - Nhằm thực hiện tham vọng độc chiếm biển Đông, Trung Quốc đã và đang có những hành động hiếu chiến và bất hợp pháp với các nước đang xảy ra tranh chấp. Nhiều tuyên bố của Bắc Kinh về biển Đông được giới chuyên gia nhận định chỉ là ngụy biện.

Vì sao Trung Quốc liên tục ngụy biện trong vấn đề biển Đông?
Trong những năm gần đây, Trung Quốc ngày càng gia tăng các hành động ngày càng hiếu chiến và các hoạt động bất hợp pháp trong khu vực biển Đông. Những hành động này của Trung Quốc bị các nước có liên quan và dư luận thế giới phản đối, chỉ trích mạnh mẽ vì trái với luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS). Trung Quốc cũng vi phạm trắng trợn phán quyết của Tòa trọng tài năm 2016.

Đọc nhiều nhất

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

(Kiến Thức) - Đến thời điểm này đã có 15 tỉnh, thành thay đổi nhân sự bí thư. Trong đó, có một ủy viên Bộ Chính trị, 8 ủy viên TƯ, 5 ủy viên dự khuyết. Đây là những nhân tố được Bộ Chính trị đặt niềm tin sẽ hạt nhân mang lại những thành tựu kinh tế, xã hội cho các địa phương.
Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

(Kiến Thức) - Những năm qua, hiện tượng giang hồ mạng nổi lên với nhiều hoạt động nhức nhối, ảnh hưởng đến trật tự xã hội và tư tưởng một bộ phận giới trẻ. Điều đáng nói, loạt giang hồ đình đám trên mạng xã hội này lại có hồi kết chẳng như mơ.

Tin mới

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Bộ Công Thương đề xuất cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt còn 5 bậc thay vì 6 bậc. Bậc giá điện cao nhất có thể lên tới hơn 3.700 đồng/kWh, cao hơn so với mức cao nhất trong biểu giá hiện hành.