Vì sao Trung Quốc liên tục ngụy biện trong vấn đề biển Đông?

(Kiến Thức) - Nhằm thực hiện tham vọng độc chiếm biển Đông, Trung Quốc đã và đang có những hành động hiếu chiến và bất hợp pháp với các nước đang xảy ra tranh chấp. Nhiều tuyên bố của Bắc Kinh về biển Đông được giới chuyên gia nhận định chỉ là ngụy biện.

Trong những năm gần đây, Trung Quốc ngày càng gia tăng các hành động ngày càng hiếu chiến và các hoạt động bất hợp pháp trong khu vực biển Đông. Những hành động này của Trung Quốc bị các nước có liên quan và dư luận thế giới phản đối, chỉ trích mạnh mẽ vì trái với luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS). Trung Quốc cũng vi phạm trắng trợn phán quyết của Tòa trọng tài năm 2016.
Biện bạch cho lý do không tuân thủ phán quyết, Đại sứ Trung Quốc tại Philippines Triệu Giám Hoa phát biểu ngày 9/8: "Chúng tôi đã làm rõ là chúng tôi sẽ không chấp nhận (phán quyết của Tòa trọng tài) và quyết định này vẫn giữ nguyên. Lập trường của chúng tôi sẽ không thay đổi và bản thân chúng tôi cũng sẽ không thay đổi".
Theo ông Triệu Giám Hoa, Trung Quốc sẽ luôn là người bạn tốt, người hàng xóm tốt và họ hàng gần của người Philippines. Không chỉ ông Triệu Giám Hoa mà đại sứ Trung Quốc tại một số quốc gia khác vẫn khẳng định chính quyền Bắc Kinh tìm kiếm “giải pháp hòa bình” ở biển Đông.
Vi sao Trung Quoc lien tuc nguy bien trong van de bien Dong?
Ảnh vệ tinh cho thấy Trung Quốc lắp đặt các loại vũ khí phòng thủ quan trọng trên một loạt đảo nhân tạo do nước này xây dựng trái phép tại Biển Đông. Nguồn: CSIS/AMTI. 
Thế nhưng, trên thực tế, lời nói và hành động của Trung Quốc lại hoàn toàn trái ngược. Cụ thể, vào năm 2015, Trung Quốc tuyên bố không quân sự hóa các đảo tại quần đảo Trường Sa mà Bắc Kinh đã xây dựng trái với luật pháp quốc tế. Quần đảo Trường Sa là một chuỗi đảo gồm hầu hết là các dải san hô ngầm nằm ở phía Đông Biển Đông, liền kề với các tuyến liên lạc chính trên biển (SLOCs) và là nơi các nguồn tài nguyên thiên nhiên biển có tiềm năng sinh lời, như sinh vật biển và dầu khí. Hiện Trung Quốc cùng với Brunei, Malaysia, Philippines và Việt Nam đều có tuyên bố chủ quyền đối với nhiều phần tại quần đảo Trường Sa.
Mặc dù tuyên bố với thế giới là không quân sự hóa các đảo tại quần đảo Trường Sa nhưng Trung Quốc lại quân sự hóa các đảo tranh chấp một cách nhanh chóng và dồn dập.
Thậm chí, năm 2018, tại cuộc họp báo bên lề Hội nghị ngoại trưởng ASEAN và các đối tác, đối thoại ở Singapore, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị lần đầu tiên thừa nhận chính quyền Bắc Kinh quân sự hóa Biển Đông. Thêm nữa, việc ông Vương Nghị ngụy biện cho hành động phi pháp của Trung Quốc tại biển Đông khiến cộng đồng quốc tế lên án, chỉ trích.
“Một số nước ngoài khu vực, chủ yếu là Mỹ, điều vũ khí chiến lược quy mô lớn vào khu vực này, đặc biệt là ở Nam Hải (cách Trung Quốc gọi Biển Đông) nhằm phô diễn sức mạnh quân sự và gây áp lực lên các quốc gia khu vực. Tôi cho rằng đó là động lực lớn nhất thúc đẩy Trung Quốc quân sự hóa ở khu vực”, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị phát biểu.
Những phát biểu của ông Vương Nghị được giới chuyên gia đánh giá những hành động của Trung Quốc tại biển Đông ngày càng ngang ngược, không e ngại trước phản ứng của cộng đồng quốc tế và bất chấp luật pháp quốc tế cũng như Tuyên bố của các bên về ứng xử ở Biển Đông (DOC) mà Bắc Kinh đã tham gia ký.

Video: Hải quân Việt Nam săn tàu ngầm ở Biển Đông (nguồn: QPVN)

Không chỉ có những hành động phi pháp tại quần đảo Trường Sa, Trung Quốc làm điều tương tự tại quần đảo Hoàng Sa, trong đó có việc mở rộng và hiện đại hóa các thực thể tại đảo Phú Lâm. Trung Quốc cũng bị phát hiện triển khai tên lửa hành trình chống hạm (ASCMs) và tên lửa tầm xa hạm đối không (SAMs) tại ít nhất 3 thực thể thuộc quần đảo Trường Sa gồm: Đá Chữ Thập, Đá Vành Khăn và Đá Subi.
Với những hành động phi pháp đi ngược lại với các tuyên bố của chính quyền Bắc Kinh, các nước trên thế giới ngày càng hiểu rõ hơn ý định độc chiếm biển Đông của Trung Quốc. Theo đó, những lời nói ngụy biện của Trung Quốc đã vấp phải sự phản đối, chỉ trích mạnh mẽ từ các nước có liên quan cũng như cộng đồng quốc tế.

Những ngôi mộ khẳng định chủ quyền Việt Nam ở Biển Đông

(Kiến Thức) - Những ngôi mộ của lính đội Hoàng Sa trên đảo Lý Sơn là bằng chứng lịch sử không thể chối cãi về chủ quyền của người Việt ở Biển Đông.

Mổ xẻ 3 chiến thuật đầy thủ đoạn của Trung Quốc trên Biển Đông

(Kiến Thức) - Với tham vọng độc chiếm Biển Đông, Trung Quốc sử dụng những chiến thuật đầy thủ đoạn và nguy hiểm như chiến thuật "cháo nóng húp vòng quanh", chiến thuật bắp cải và cắt lát xúc xích... nhằm thay đổi hiện trạng ở Biển Đông.

Thời gian gần đây, Trung Quốc có một loạt hành động phi pháp, coi thường luật pháp quốc tế, gây căng thẳng và làm phức tạp tình hình tại Biển Đông. Thông qua những chiến thuật đầy thủ đoạn, Trung Quốc từng bước hiện thực hóa tham vọng bá chủ ở Biển Đông khi tuyên bố chủ quyền với 80% diện tích Biển Đông, kể cả vùng đặc quyền kinh tế của các quốc gia khác.

Đọc nhiều nhất

Tin mới