Tư lệnh Bộ chỉ huy Thái Bình Dương của Mỹ (PACOM), Đô đốc Harry Harris, hoan nghênh việc các Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản (SDF) tuần tra trên Biển Đông.
Theo TTXVN/Tin tức
Đô đốc Harry Harris, tân Tư lệnh Bộ chỉ huy Thái Bình Dương của Mỹ (PACOM).
Trả lời phỏng vấn của truyền thông Nhật Bản ngày 12/6, Đô đốc Harris lưu ý rằng máy bay tuần tra P-3C của Nhật Bản sở hữu các năng lực vượt trội và "rất thích hợp" cho hoạt động tuần tra trên Biển Đông. Ông chỉ rõ Mỹ coi Biển Đông là "vùng biển quốc tế chứ không phải lãnh hải của bất kỳ nước nào và Nhật Bản cứ việc triển khai các hoạt động tại vùng biển này".
Đô đốc Harris, người vừa đảm nhận cương vị Tư lệnh PACOM hồi tháng 5, bày tỏ: "Tôi vui mừng về cơ hội phối hợp chặt chẽ với các tàu và máy bay của Lực lượng Phòng vệ trên biển (MSDF) cũng như máy bay của Lực lượng Phòng vệ trên không (ASDF) của Nhật Bản trên khắp khu vực này".
Hiện Mỹ đang tăng cường hoạt động tuần tra trên Biển Đông, nơi Philippines và các quốc gia Đông Nam Á khác đang vướng vào các cuộc tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc trong bối cảnh Bắc Kinh đòi chủ quyền phần lớn vùng biển này một cách vô lý. Trong khi đó, Nhật Bản cũng tranh cãi với Trung Quốc về chủ quyền một nhóm đảo nhỏ trên Biển Hoa Đông.
(Kiến Thức) - Ngày 21/5, Mỹ tuyên bố tiếp tục tuần tra Biển Đông, sau khi Hải quân Trung Quốc 8 lần xua đuổi máy bay do thám P8-A Poseidon.
Hải quân Trung Quốc ngày 20/5 đã 8 lần cảnh báo phi hành đoàn P8-A Poseidon, máy bay do thám tiên tiến nhất của quân đội Mỹ, khi chiếc máy bay này tiến hành tuần tra trong không phận quốc tế trên Quần đảo Trường Sa.
Máy bay do thám P8-A Poseidon của Hải quân Mỹ.
Khi các phi công Mỹ đáp lại rằng chiếc máy bay P8-A Poseidon đang bay trên không phận quốc tế, tín hiệu vô tuyến của Trung Quốc nói với vẻ bực tức: "Đây là Hải quân Trung Quốc ... Đi đi!"
Bất chấp TQ, máy bay Philippines vẫn tuần tra Biển Đông
(Kiến Thức) - Tổng thống Aquino tuyên bố, máy bay Phllippines vẫn tuần tra Biển Đông bất chấp thách thức từ phía Trung Quốc.
Trong cuộc phỏng vấn ở thành phố Marikina ngày 25/5, Tổng thống Philippines Benigno Auino III nói rằng chẳng có một Khu vực Nhận dạng Phòng không (ADIZ) nào được công nhận ở khu vực Biển Đông. Đồng thời, ông khẳng định, máy bay Philippines vẫn tuần tra ở Biển Đông. “Chúng tôi sẽ thực hiện các chuyến bay thường xuyên dựa trên luật pháp quốc tế. Chúng tôi sẽ thực thi quyền chủ quyền đối với Vùng Đặc quyền Kinh tế (EEZ)”, Tổng thống Aquino nói.
Máy bay quân đội Philippines.
Đồng thời, ông cũng chỉ ra sự chênh lệch về sức mạnh quân sự giữa Trung Quốc và Philippines. Vị tổng thống này còn nói rằng Bắc Kinh không nên “ỷ mạnh hiếp yếu” vì làm thế sẽ khiến cho hình ảnh của Trung Quốc xấu đi trong con mắt các đối tác làm ăn. Theo lời Tổng thống Aquino, Manila đang theo đuổi vụ kiện ở tòa án trọng tài quốc tế và các nỗ lực ngoại giao để giải quyết cuộc tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc.
Biển Đông sôi sục đến phút chót tại Đối thoại Shangri-La
Biển Đông sôi sục đến phút chót tại Đối thoại Shangri-La 14, khi chiếm lĩnh hầu hết thời gian trong phần trả lời câu hỏi của các diễn giả.
Ngày 31/5, Đối thoại Shangri-La bước vào ngày làm việc cuối cùng với chủ đề củng cố trật tự khu vực hướng tới giải pháp chủ động hơn cho các tranh chấp và hợp tác khu vực trước những thách thức an ninh toàn cầu.
Biển Đông sôi sục đến phút chót tại Đối thoại Shangri-La ở Singapore.
Không nằm ngoài dự đoán, đoàn đại biểu Trung Quốc đã tận dụng diễn đàn tại Đối thoại Shangri-La lần này để phản bác quan điểm của Mỹ đối với vấn đề Biển Đông.
Sean Gallup, một nhiếp ảnh gia của Getty Images, đã đi cùng những người chăn cừu ở Thụy Sĩ trong chuyến chăn cừu “Schäful” hàng năm của họ ở những đồng cỏ trên núi cao, gần sông băng Oberaletsch và Grosser Aletsch.
Nhiếp ảnh gia người Italy Sara Melotti đã bắt tay vào "cuộc hành trình tìm kiếm cái đẹp" và ghi lại hình ảnh của những người phụ nữ ở nhiều nơi trên khắp thế giới.
Tổng thống Donald Trump ngày 20/1 đã ký sắc lệnh hành pháp rút Mỹ khỏi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ân xá cho khoảng 1.500 người từng tham gia cuộc bạo loạn tại tòa nhà Quốc hội Mỹ đầu năm 2021.
Thượng viện Mỹ ngày 20/1 đã chuẩn thuận ông Marco Rubio làm Ngoại trưởng Mỹ. Đây là đề cử nhân sự đầu tiên cho nội các của Tổng thống Donald Trump được phê duyệt.
Sau khi tuyên thệ nhậm chức và chính thức trở thành Tổng thống thứ 47 của nước Mỹ, ông Donald Trump đã ký gần 100 sắc lệnh hành pháp liên quan tới hàng loạt lĩnh vực, qua đó hiện thực hóa các cam kết tranh cử.
Trong bài diễn văn nhậm chức tại tòa nhà Quốc hội ở thủ đô Washington hôm 20/1, Tổng thống Mỹ Donald Trump khẳng định: "Thời kỳ hoàng kim của nước Mỹ bắt đầu từ ngày hôm nay".
Sean Gallup, một nhiếp ảnh gia của Getty Images, đã đi cùng những người chăn cừu ở Thụy Sĩ trong chuyến chăn cừu “Schäful” hàng năm của họ ở những đồng cỏ trên núi cao, gần sông băng Oberaletsch và Grosser Aletsch.
Trong lễ nhậm chức của Tổng thống Donald Trump nhiệm kỳ đầu tiên năm 2017, Đệ nhất phu nhân Mỹ Melania Trump mặc một chiếc váy màu xanh nhạt và áo khoác bolero cùng tông do Ralph Lauren thiết kế.
Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã tổ chức cuộc mít tinh bên trong đấu trường Capital One Arena ở thủ đô Washington DC hôm 19/1, một ngày trước lễ nhậm chức nhiệm kỳ thứ hai của ông.
Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump sẽ tuyên thệ nhậm chức tại thủ đô Washington ngày 20/1. Chính quyền địa phương cùng các cơ quan chức năng Mỹ đã và đang ráo riết chuẩn bị cho sự kiện quan trọng này.