Bất chấp TQ, máy bay Philippines vẫn tuần tra Biển Đông

(Kiến Thức) - Tổng thống Aquino tuyên bố, máy bay Phllippines vẫn tuần tra Biển Đông bất chấp thách thức từ phía Trung Quốc.

Trong cuộc phỏng vấn ở thành phố Marikina ngày 25/5, Tổng thống Philippines Benigno Auino III nói rằng chẳng có một Khu vực Nhận dạng Phòng không (ADIZ) nào được công nhận ở khu vực Biển Đông. Đồng thời, ông khẳng định, máy bay Philippines vẫn tuần tra ở Biển Đông. “Chúng tôi sẽ thực hiện các chuyến bay thường xuyên dựa trên luật pháp quốc tế. Chúng tôi sẽ thực thi quyền chủ quyền đối với Vùng Đặc quyền Kinh tế (EEZ)”, Tổng thống Aquino nói.
Bat chap TQ, may bay Philippines van tuan tra Bien Dong
Máy bay quân đội Philippines.
Đồng thời, ông cũng chỉ ra sự chênh lệch về sức mạnh quân sự giữa Trung Quốc và Philippines. Vị tổng thống này còn nói rằng Bắc Kinh không nên “ỷ mạnh hiếp yếu” vì làm thế sẽ khiến cho hình ảnh của Trung Quốc xấu đi trong con mắt các đối tác làm ăn. Theo lời Tổng thống Aquino, Manila đang theo đuổi vụ kiện ở tòa án trọng tài quốc tế và các nỗ lực ngoại giao để giải quyết cuộc tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc.
Vào hôm 21/5, sau sự việc Hải quân Trung Quốc 8 lần xua đuổi máy bay trinh sát Mỹ ở Biển Đông, đại diện Bắc Kinh ngang ngược tuyên bố nước này “có quyền giám sát vùng biển và không phận quanh các hòn đảo (nhân tạo mà họ xây dựng trái phép) ở Biển Đông”.
Kể từ tháng trước, các quan chức quân đội Philippines tố rằng, Trung Quốc đã 6 lần xua đuổi các máy bay tuần tra của họ và yêu cầu chúng rời khỏi khu vực quân sự (của Trung Quốc) để tránh hiểu nhầm.

Philippines nhắc nhở Trung Quốc về giới hạn lãnh hải

(Kiến Thức) - Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Philippines (DFA) ông Raul Hernandez viện dẫn các điều khoản trong UNCLOS để nhắc nhở Trung Quốc về các giới hạn lãnh thổ của họ.

“Theo luật quốc tế, vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Trung Quốc không thể vượt quá phạm vi 370 km tính từ đại lục Trung Quốc và đảo Hải Nam. Các quốc gia ven biển cũng có quyền lãnh thổ đối với vùng EEZ của họ”, ông Hernandez dẫn các điều khoản trong trong Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS).
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Philippines (DFA), ông Raul Hernandez.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Philippines (DFA), ông Raul Hernandez.
Ngoài ra, theo phát ngôn viên này, còn có một vùng ở Biển Đông không thuộc chủ quyền của nước nào cả.

Nguy cơ xung đột Trung-Mỹ ở Biển Đông

(Kiến Thức) - Việc Mỹ định đưa máy bay, tàu chiến tiến sát các “đảo nhân tạo” do Trung Quốc bồi đắp trái phép có nguy cơ dẫn đến xung đột Trung-Mỹ ở Biển Đông.

Tờ  Wall Street Journal (WSJ) dẫn lời các quan chức quân sự giấu tên của Mỹ cho biết Lầu Năm Góc đang xem xét việc đưa  máy bay do thám và tàu chiến của Hải quân Mỹ đến sát các rạn san hô và “đảo nhân tạo” mà Trung Quốc đang bồi đắp ở Biển Đông.
Nguy co xung dot Trung-My o Bien Dong
Tàu sân bay Mỹ ở Biển Đông.
Điều này đồng nghĩa với việc tàu chiến và máy bay Mỹ xâm nhập khu vực 12 hải lý của các rạn san hô mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền và dẫn đến  phản ứng quyết liệt từ Bắc Kinh.

Trung Quốc lại ngang ngược cấm đánh bắt cá ở Biển Đông

(Kiến Thức) - Theo báo Hải Nam số ra ngày 15/5, từ 12 giờ ngày 16/5 đến 12 giờ ngày 1/8, Trung Quốc chính thức thực thi lệnh cấm đánh bắt cá tại Biển Đông.

Trong thời gian kể trên, Trung Quốc nghiêm cấm tàu thuyền đánh bắt cá bằng mọi phương thức (trừ hình thức câu và kéo lưới đơn tầng). Đây là lần thứ 17 liên tiếp Trung Quốc áp đặt  lệnh cấm đánh bắt cá tại Biển Đông.
Trung Quốc ngang ngược cấm đánh bắt cá ở Biển Đông từ ngày 16/5 đến ngày 1/8/2015.
Trung Quốc ngang ngược cấm đánh bắt cá ở Biển Đông  
từ ngày 16/5 đến ngày 1/8/2015.
Bắt đầu từ  năm 1999, Trung Quốc hàng năm đều tự ban hành lệnh cấm đánh bắt cá trên Biển Đông, nơi Trung Quốc tự cho là thuộc chủ quyền của nước này bất chấp phản ứng của Việt Nam và Philippines.

Đọc nhiều nhất

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Sean Gallup, một nhiếp ảnh gia của Getty Images, đã đi cùng những người chăn cừu ở Thụy Sĩ trong chuyến chăn cừu “Schäful” hàng năm của họ ở những đồng cỏ trên núi cao, gần sông băng Oberaletsch và Grosser Aletsch.

Tin mới

Ông Trump rút Mỹ khỏi Tổ chức Y tế Thế giới

Ông Trump rút Mỹ khỏi Tổ chức Y tế Thế giới

Tổng thống Donald Trump ngày 20/1 đã ký sắc lệnh hành pháp rút Mỹ khỏi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ân xá cho khoảng 1.500 người từng tham gia cuộc bạo loạn tại tòa nhà Quốc hội Mỹ đầu năm 2021.
Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Sean Gallup, một nhiếp ảnh gia của Getty Images, đã đi cùng những người chăn cừu ở Thụy Sĩ trong chuyến chăn cừu “Schäful” hàng năm của họ ở những đồng cỏ trên núi cao, gần sông băng Oberaletsch và Grosser Aletsch.