Đồ án Điều chỉnh quy hoạch chung TP Nha Trang chưa được thông qua

Đồ án Điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Nha Trang đến năm 2040, trải qua 3 năm với nhiều lần chỉnh sửa vẫn chưa được thông qua.

Đồ án Điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Nha Trang (theo Quyết định số 1456/QĐ-TTg ngày 25/9/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt nhiệm vụ điều chỉnh QHC thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hoà đến năm 2040) trải qua 3 năm với nhiều lần chỉnh sửa vẫn chưa được thông qua.
Do an Dieu chinh quy hoach chung TP Nha Trang chua duoc thong qua
 Theo một số chuyên gia quy hoạch, bản dự thảo Đồ án Điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa đến năm 2040 đến thời điểm này còn nhiều bất cập, hạn chế
Tỉnh Khánh Hoà phải rút kinh nghiệm
Ngày 19/1/2024, Văn phòng Chính phủ đã có văn bản số 433/VPCP-CN gửi Bộ Xây dựng và tỉnh Khánh Hoà về việc rà soát, hoàn thiện hồ sơ Đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hoà đến năm 2040.
Theo đó, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu: “UBND tỉnh Khánh Hoà rút kinh nghiệm và chịu trách nhiệm trong công tác rà soát thông tin liên quan đến Đồ án Điều chỉnh Quy hoạch chung TP Nha Trang, tỉnh Khánh Hoà đến năm 2040, bảo đảm đầy đủ, chính xác trước khi thẩm định, đề xuất; chủ trì, phối hợp với Bộ Xây dựng tiếp thu, giải trình đầy đủ các ý kiến liên quan, rà soát, hoàn thiện hồ sơ đồ án, báo cáo Thủ tướng Chính phủ theo đúng quy trình, thủ tục và quy định”.
Do an Dieu chinh quy hoach chung TP Nha Trang chua duoc thong qua-Hinh-2
 Nhiều “vấn đề nóng” quanh dự thảo Đồ án Quy hoạch chung thành phố Nha Trang
Trước đó, tại Văn bản số 4994/BXD-QHKT về việc bổ sung tài liệu liên quan đến nội dung Đồ án Điều chỉnh Quy hoạch chung TP Nha Trang đến năm 2040 gửi UBND tỉnh Khánh Hòa, Bộ Xây dựng nêu rõ:
"Tỉnh Khánh Hoà chưa làm rõ “tiêu chí để xác định các quy hoạch chi tiết, dự án tiếp tục triển khai và đề xuất các giải pháp xử lý đối với các quy hoạch chi tiết, dự án dừng thực hiện” theo yêu cầu của nhiệm vụ; các nội dung của báo cáo chưa nêu rõ các tiêu chí để đánh giá; giải pháp xử lý về tính pháp lý của các dự án, trách nhiệm trước pháp luật về các sai phạm, các giải pháp xử lý nếu thực hiện theo quy hoạch chung 2040...".
Bộ Xây dựng sau đó “tiếp tục nhận được một số đơn kiến nghị, đơn kêu cứu của các tổ chức, cá nhân có nội dung liên quan đến đồ án quy hoạch và đã có văn bản chuyển đơn kiến nghị phản ánh đến UBND tỉnh Khánh Hòa để giải quyết theo thẩm quyền.
Một số nội dung kiến nghị không nằm trong danh mục 42 dự án đã được rà soát theo phụ lục của Sở Xây dựng Khánh Hòa lập”.
Tại 2 cuộc đối thoại cuối năm 2023 giữa lãnh đạo UBND tỉnh Khánh Hoà và sở, ngành liên quan với doanh nghiệp, đại diện Công ty CP tập đoàn Du lịch Crystal Bay nêu quan điểm, Tập đoàn du lịch Crystal Bay có 4 dự án bị ảnh hưởng nghiêm trọng nếu Đồ án Quy hoạch Nha Trang tầm nhìn 2040 được thông qua.
"Chúng tôi đã đầu tư gần 600 tỷ đồng vào các dự án này, Đồ án Quy hoạch TP Nha Trang mà tỉnh Khánh Hòa trình Bộ Xây dựng gần như xoá sổ hết các dự án này”, vị đại diện Crystal Bay nói với lãnh đạo UBND tỉnh Khánh Hoà trong buổi đối thoại.
Các doanh nghiệp ở Khánh Hoà đề nghị Bộ Xây dựng xem xét cẩn trọng Đồ án Quy hoạch TP Nha Trang tầm nhìn 2040 theo hướng tôn trọng tính thống nhất và kế thừa (theo Điều 4, Luật Quy hoạch 2017) để tránh thiệt hại cho người dân và doanh nghiệp, tránh xung đột pháp lý.
Một bộ phân dân cư không biết đồ án quy hoạch
Theo Khoản 5 Điều 32 Nghị định 37/2019/NĐ-CP quy định việc lấy ý kiến cộng đồng dân cứ đối với quy hoạch của tỉnh thì cơ quan lập quy hoạch tỉnh có trách nhiệm tổ chức lấy ý kiến của cộng đồng dân cư, cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền và lợi ích liên quan đến quy hoạch.
Cũng theo Luật Quy hoạch năm 2017, nguyên tắc cơ bản trong hoạt động quy hoạch cần bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ giữa quy hoạch với chiến lược và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội; bảo đảm tính nhân dân, sự tham gia của cơ quan, tổ chức, cộng đồng, cá nhân; bảo đảm hài hòa lợi ích của quốc gia, các vùng, các địa phương và lợi ích của người dân…
Nhiều chuyên gia quy hoạch cho rằng, bản dự thảo Đồ án Điều chỉnh quy hoạch chung TP Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa đến năm 2040 đến thời điểm này đang còn nhiều bất cập, hạn chế, cần phải tiếp tục chỉnh sửa, tránh hậu quả pháp lý lâu dài cho cư dân và nhà đầu tư trên địa bàn thành phố Nha Trang.
Tại Kết luận số 64/KL/TU của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Khánh Hòa (Khóa XVIII) về Quy hoạch tỉnh Khánh Hòa thời kỳ 2021- 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Điều chỉnh Quy hoạch chung TP Nha Trang đến năm 2040 chỉ rõ: “Giao Ban cán sự đảng UBND tỉnh, lãnh đạo Ủy ban Nhân dân tỉnh tiếp thu các ý kiến góp ý… khẩn trương hoàn thiện Đồ án Quy hoạch chung TP Nha Trang đến năm 2040 để tổ chức lấy ý kiến cộng đồng dân cư…”
Do an Dieu chinh quy hoach chung TP Nha Trang chua duoc thong qua-Hinh-3
Người dân đang sinh sống tại xã Phước Đồng, TP Nha Trang không nắm được thông tin hay biết gì về Đồ án Quy hoạch chung TP Nha Trang đến năm 2040 
Ông Hoàng Tuấn Hải (thôn Phước Lợi, xã Phước Đồng) khẳng định, không biết gì về cái gọi là Đồ án Quy hoạch chung TP Nha Trang đến năm 2040. “Tôi và nhiều người dân không biết về đồ án quy hoạch như nhà báo nói là gì. Tôi chưa từng nghe nói và có ý kiến gì về Đồ án Quy hoạch chung TP Nha Trang đến năm 2040. Quan điểm của người dân chúng tôi là khi chính quyền, đơn vị được giao lập quy hoạch thì phải tuân thủ đúng pháp luật hiện hành. Lấy quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người dân, tổ chức, quyền lợi chung lên trên hết… dân chúng tôi khổ vì sống trong quy hoạch treo”, ông Hải bức xúc nói.
Được biết, bố mẹ ông Hải đã sinh sống ở thôn Phước Lợi (xã Phước Đồng, TP Nha Trang) từ nửa cuối những năm 1970, thế kỷ trước. Gia đình ông Hải hiện tại có 5 người sinh sống trong một căn nhà cấp 4. Ông Hải muốn cải tạo căn nhà đang ở nhưng không thể vì vướng quy hoạch.
Gia đình 6 người của ông Hoàng Khắc Kỷ (thôn Phước Lợi, xã Phước Đồng, TP Nha Trang) sống ở đây từ năm 1970. Kinh tế khó khăn, muốn bán bớt đất, nhưng không có người mua vì… vướng quy hoạch.
Cũng giống như ông Hải, ông Kỷ và nhiều người dân ở đây không nắm được thông tin hay biết gì về Đồ án Quy hoạch chung TP Nha Trang đến năm 2040.
Ông Kỷ chỉ biết rằng có quy hoạch, còn cụ thể quy hoạch là gì, như thế nào thì ông không biết. “Tôi không biết Đồ án Quy hoạch chung TP Nha Trang đến năm 2040 ra sao. Nếu có quy hoạch thì cũng phải đúng pháp luật, có ý kiến và nhận được sự đồng thuận từ người dân, đảm bảo lợi ích cho dân, công khai, minh bạch với dân. Chúng tôi thấp thỏm sống trong vùng quy hoạch khổ lắm rồi”, ông Kỷ nói.
Do an Dieu chinh quy hoach chung TP Nha Trang chua duoc thong qua-Hinh-4
 Theo người dân sinh sống tại xã Phước Đồng, việc thực hiện quy hoạch không nên bỏ quên quyền lợi hợp pháp của người dân
Ông Võ Tâm (thôn Phước Hạ, xã Phước Đồng) khẳng định không biết có Đồ án Quy hoạch chung TP Nha Trang đến năm 2040 đang được chính quyền tỉnh Khánh Hòa xây dựng. Ông Tâm cho rằng, việc thực hiện quy hoạch không nên bỏ quên quyền lợi hợp pháp của người dân. Người dân cần được biết quy hoạch gì, cần được lấy ý kiến công khai, minh bạch.
Ghi nhận của GD&TĐ tại Nha Trang, Khánh Hòa ngày 28/1 cho thấy, nhiều người dân không biết Đồ án Quy hoạch chung TP Nha Trang đến năm 2040.
“Chúng tôi chỉ biết loáng thoáng khi đọc báo thôi. Quan điểm là quy hoạch phục vụ cho chiến lược phát triển chung của thành phố du lịch Nha Trang, nhưng việc thực hiện phải phù hợp quy định hiện hành của pháp luật, phù hợp với thực tế, chiến lược phát triển của thành phố. Quy hoạch phải đảm bảo được quyền, lợi ích của Nhân dân, Nhà nước, nhà đầu tư. Việc thực hiện phải công khai, minh bạch, lắng nghe dân, lắng nghe các tổ chức, cơ quan có liên quan”, một người dân TP Nha Trang nói.
Theo phương án lập đồ án quy hoạch của tỉnh Khánh Hoà là lấy ý kiến của người dân và doanh nghiệp, tuy nhiên, sau 04 lần chỉnh sửa theo các nội dung mà Bộ Xây dựng yêu cầu UBND Khánh Hòa cần làm rõ thì đến nay, các nội dung, quan điểm về Đồ án Quy hoạch điều chỉnh TP Nha Trang hoàn toàn khác so với ban đầu. Cụ thể là việc thực hiện lấy ý kiến của cư dân và doanh nghiệp không rõ ràng, không tạo điều kiện để cộng đồng dân cư và doanh nghiệp góp ý, có nguy cơ dẫn đến thiệt hại lớn trong tương lai.
Thứ 2, ý kiến đề xuất của đại diện nhà đầu tư có các dự án đầu tư tại TP Nha Trang không được báo cáo, cập nhật với Bộ Xây dựng. “Chúng tôi mong muốn được UBND tỉnh Khánh Hòa ghi nhận và tiếp thu, xem xét để điều chỉnh trong Đồ án Quy hoạch chung của TP Nha Trang; đề nghị UBND tỉnh Khánh Hoà trả lời từng vấn đề mà các nhà đầu tư có ý kiến trong thời gian qua”, đơn kiến nghị khẩn cấp của một nhà đầu gửi tới lãnh đạo Bộ Xây dựng.

Công ty Khánh Hòa băm nát núi Chín Khúc để xây dự án tâm linh

Chủ đầu tư - Công ty Khánh Hòa-  khẳng định được UBND tỉnh Khánh Hòa cho phép bạt núi để xây khu du lịch tâm linh, dựng tượng phật trên đỉnh núi Chín Khúc.

Công ty Khánh Hòa băm nát núi Chín Khúc để xây dự án tâm linh
Như Zing.vn đã có loạt bài phản ánh về việc doanh nghiệp cho máy móc san ủi, bạt núi Chín Khúc để làm dự án, trong khi đó nhiều cơ quan ban ngành tỉnh Khánh Hòa nói không nắm hồ sơ và không rõ ai đang xây dựng gì trên đỉnh núi này.

Từ khẳng định không liên quan đến bị khởi tố của Giám đốc CDC Khánh Hòa

Cuối năm 2021, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Khánh Hòa từng khẳng định “không liên quan Công ty Việt Á”.

Từ khẳng định không liên quan đến bị khởi tố của Giám đốc CDC Khánh Hòa

Nhưng mới đây, Công an Khánh Hòa khởi tố ông Huỳnh Văn Dõng tội Vi phạm quy định đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng.

Sau thời gian vào cuộc điều tra, ngày 17/6, Công an Khánh Hòa khởi tố ông Huỳnh Văn Dõng, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tội Vi phạm quy định đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng. Tuy nhiên, trước đó ông bị tai nạn, đang điều trị nên được cho tại ngoại.

Cùng khởi tố về tội trên, cấp dưới của ông Dõng là Trần Quốc Huy, 41 tuổi, Trưởng phòng Tổ chức - Hành chính CDC Khánh Hòa, bị bắt giam, và Nguyễn Thị Thúy (Giám đốc Phòng dự án Công ty TNHH Phát triển, ứng dụng công nghệ Việt Nam) đã bị bắt trong một vụ án khác.

Tu khang dinh khong lien quan den bi khoi to cua Giam doc CDC Khanh Hoa

Ông Huỳnh Văn Dõng, Giám đốc CDC Khánh Hòa nghe cơ quan cảnh sát điều tra đọc quyết định khởi tố ngày 17/6.

Gây thiệt hại gần 10 tỷ đồng

Theo cáo buộc, giai đoạn 2020-2021, CDC Khánh Hòa sử dụng hơn 336 tỷ đồng từ ngân sách và nguồn thu dịch vụ để đấu thầu mua sắm trang thiết bị y tế phòng chống Covid-19. Trong đó, CDC tỉnh bị xác định có sai phạm khi liên quan 58 gói thầu mua sắm vật tư y tế, hóa chất, sinh phẩm kit test của 6 công ty với tổng giá trị 82,39 tỷ đồng.

Cơ quan điều tra cũng chỉ ra vi phạm của từng bị can sau khi khởi tố vụ án, khởi tố bị can về tội Vi phạm các quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng tại CDC Khánh Hòa, Phòng dự án Công ty TNHH Phát triển, ứng dụng công nghệ Việt Nam và một số công ty khác.

Tu khang dinh khong lien quan den bi khoi to cua Giam doc CDC Khanh Hoa-Hinh-2

Ông Trần Quốc Huy bị cảnh sát áp giải khỏi CDC Khánh Hòa trên đường Quang Trung, sau khi khám xét nơi làm việc.

Trong đó, ông Huỳnh Văn Dõng là người đứng đầu, Tổ trưởng Tổ chuyên gia đấu thầu. Thực hiện chủ trương, chỉ đạo của ông Dõng, Trần Ngọc Huy trong vai trò Trưởng phòng Tổ chức - Hành chính của đơn vị đã thông đồng với Nguyễn Thị Thúy thực hiện trái pháp luật 5 gói thầu mua sắm bộ hóa chất xét nghiệm phục vụ xét nghiệm Covid-19 với tổng trị giá 14,215 tỷ đồng, gây thiệt hại cho Nhà nước 9,86 tỷ đồng.

Ông Dõng cùng một số nhân viên đã nhận hoa hồng, hưởng lợi từ công ty trúng thầu, trong đó có Công ty Việt Á.

Giám đốc CDC Khánh Hòa từng khẳng định “không liên quan Công ty Việt Á”

Hồi tháng 12/2021, trong lần báo chí đề cập việc mua sắm vật tư y tế và sử dụng kit test Covid-19 và trước khi bị khởi tố, ông Huỳnh Văn Dõng từng khẳng định “không mua hay liên quan gì đến Công ty Việt Á”.

Cụ thể hơn, ông Dõng nói, CDC không ký hợp đồng hay mua thiết bị y tế hay liên quan gì Công ty Việt Á. Còn trước đó, đơn vị mua bằng hình thức đấu thầu rộng rãi qua mạng và công ty trúng thầu là một công ty khác, không phải Công ty Việt Á. Số lượng mua bao nhiêu ông Dõng không nhớ hết, và đang phải làm nên không nói được.

Tu khang dinh khong lien quan den bi khoi to cua Giam doc CDC Khanh Hoa-Hinh-3

Tu khang dinh khong lien quan den bi khoi to cua Giam doc CDC Khanh Hoa-Hinh-4

Nhiều tài liệu bên trong CDC Khánh Hòa bị công an thu giữ.

Tuy nhiên, đến tháng 2/2022, ông Dõng cùng 9 người khác là cán bộ đang làm việc tại CDC bị Công an tỉnh đề nghị Sở Tư pháp thông báo đến tất cả văn phòng công chứng trong tỉnh không thực hiện các thủ tục mua bán, chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp tài sản liên quan.

Đây là một trong những động thái của cơ quan Cảnh sát điều tra đưa ra tại thời điểm đó để làm rõ các dấu hiệu sai phạm của ông Dõng và những người liên quan trong việc mua bán kit test của Công ty Việt Á với CDC tỉnh Khánh Hòa. Sở Tư pháp sau đó đã cập nhật thông tin lên hệ thống công chứng về việc ngưng giao dịch tài sản của những người này.

Vài tháng sau, cơ quan điều tra Công an Khánh Hòa đã yêu cầu Hội đồng định giá tài sản trong tố tụng hình sự xác định giá trị các thiết bị y tế CDC tỉnh này đã mua trong giai đoạn 2020-2021 để phòng chống Covid-19.

Tu khang dinh khong lien quan den bi khoi to cua Giam doc CDC Khanh Hoa-Hinh-5

CDC Khánh Hòa nơi xảy ra các sai phạm liên quan Công ty Việt Á, bị xác định gây thiệt hại gần 10 tỷ đồng ngân sách Nhà nước.

Theo Sở Y tế Khánh Hòa, giai đoạn 2020-2021, CDC tỉnh này đã mua 63.280 kit test do Công ty Việt Á sản xuất với số tiền hơn 26,2 tỷ đồng. Riêng năm 2021, mua 58.580 kit test với số tiền 23,823 tỷ đồng.

Việc mua kit test này được thông qua Công ty TNHH Khoa học hợp nhất bằng hình thức đấu thầu qua mạng và chào hàng cạnh tranh. Mức giá mua từ 367.500 đồng đến 509.250 đồng/kit.

Liên quan đến sai phạm của Công ty Việt Á, kết quả điều tra ban đầu xác định, doanh nghiệp này đã nâng khống giá thiết bị, chi phí nguyên liệu đầu vào, định giá bán là 470.000 đồng/kit, để thu lợi bất chính, và chi tiền ngoài hợp đồng. Công ty Việt Á cũng đã thông đồng với cán bộ, lãnh đạo các CDC để thông thầu, lãnh đạo Việt Á còn chi % ngoài hợp đồng gần 800 tỷ đồng cho nhiều cá nhân, đơn vị.

Đến nay, Bộ Công an và Công an các tỉnh thành, địa phương đã khởi tố hơn 60 người. Trong đó, ông Nguyễn Thanh Long (cựu Bộ trưởng Y tế), ông Chu Ngọc Anh (cựu Chủ tịch Hà Nội) cùng hàng loạt giám đốc CDC, cán bộ Sở Y tế các tỉnh. Cơ quan điều tra Bộ Quốc phòng cũng khởi tố một vụ án khác, bắt hai sĩ quan.

Mở đường nối đại ngàn Khánh Hòa - Ninh Thuận - Lâm Đồng, phá thế độc đạo

Quốc hội thông qua dự án đường kết nối Khánh Hòa - Ninh Thuận - Lâm Đồng, mở ra kỳ vọng phá thế độc đạo kết nối các địa phương miền núi.

Mở đường nối đại ngàn Khánh Hòa - Ninh Thuận - Lâm Đồng, phá thế độc đạo
Niềm vui lan tỏa núi rừng

Đọc nhiều nhất

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

(Kiến Thức) - Đến thời điểm này đã có 15 tỉnh, thành thay đổi nhân sự bí thư. Trong đó, có một ủy viên Bộ Chính trị, 8 ủy viên TƯ, 5 ủy viên dự khuyết. Đây là những nhân tố được Bộ Chính trị đặt niềm tin sẽ hạt nhân mang lại những thành tựu kinh tế, xã hội cho các địa phương.
Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

(Kiến Thức) - Những năm qua, hiện tượng giang hồ mạng nổi lên với nhiều hoạt động nhức nhối, ảnh hưởng đến trật tự xã hội và tư tưởng một bộ phận giới trẻ. Điều đáng nói, loạt giang hồ đình đám trên mạng xã hội này lại có hồi kết chẳng như mơ.

Tin mới

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Bộ Công Thương đề xuất cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt còn 5 bậc thay vì 6 bậc. Bậc giá điện cao nhất có thể lên tới hơn 3.700 đồng/kWh, cao hơn so với mức cao nhất trong biểu giá hiện hành.