Điều ít biết về máy bay Su-22 của Việt Nam

(Kiến Thức) - Chiến đấu cơ đầu tiên ra Trường Sa, dễ bị nhầm với MiG-21, có thể hạ gục tàu tuần dương…là những điều ít ai biết về máy bay Su-22 của Việt Nam. 

Điều ít biết về máy bay Su-22 của Việt Nam
Máy bay cường kích Su-22 gia nhập Không quân Nhân dân Việt Nam từ năm 1979. Đến nay, nó vẫn là một trong các máy bay chủ lực của Việt Nam làm nhiệm vụ bảo vệ vùng trời, vùng biển.
Dưới đây là một số điều ít ai biết về các máy bay Su-22 của Việt Nam:
Dễ bị nhầm với MiG-21
Máy bay cường kích Su-22 được thiết kế dựa trên mẫu Su-7 ra đời từ giữa những năm 1950. Thời điểm đó, việc đặt cửa hút không khí cho động cơ phản lực dường như rất thịnh hành ở đầu mũi máy bay. Chính vì vậy mà khi ra đời Su-22 thừa hưởng thiết kế như vậy.
Trong Không quân Nhân dân Việt Nam, ngoài Su-22, chúng ta còn duy trì cả dòng tiêm kích MiG-21 với thiết kế điển hình tương tự Su-7 – cửa hút không khí đặt chung với mũi chứa radar.
Dieu it biet ve may bay Su-22 cua Viet Nam
 Ảnh trên là mũi MiG-21, ảnh dưới là mũi Su-22.
Vì vậy, không ít người dễ nhầm lẫn giữa Su-22 và MiG-21 do thiết kế kiểu mũi khá giống nhau. Dẫu vậy, thực tế nếu quan sát kỹ lưỡng thì thiết kế mũi của Su-22 và MiG-21 có nhiều điểm khác biệt.
Theo đó, phần mũ chụp đầu nhọn chứa radar hoặc thiết bị trinh sát của Su-22 nhỏ hơn nhiều so với MiG-21. Ở đầu mũi của Su-22 còn có thêm các khe hút không khí cho động cơ, còn MiG-21 không có điểm này.
Thêm nữa, thiết kế cánh của Su-22 là kiểu cánh cụp cánh xòe, khác hoàn toàn so với cánh tam giác của MiG-21.
Chiến đấu cơ đầu tiên ra Trường Sa
Ngay sau khi giải phóng Trường Sa, với nhiều nỗ lực, Không quân Nhân dân Việt Nam đã đưa được máy bay ra Trường Sa. Theo đó, tháng 1/1976, Không quân và Hải quân phối hợp dùng tàu vận tải cỡ lớn đưa trực thăng UH-1 (thuộc Trung đoàn 917) phục vụ cho Phó Tổng tham mưu trưởng Thiếu tướng Lê Ngọc Hiền đi thị sát và kiểm tra khả năng sẵn sàng chiến đấu của đơn vị đóng quân trên các đảo thuộc quần đảo Trường Sa. Đấy được xem là máy bay đầu tiên của Không quân Việt Nam có mặt tại Trường Sa.
Dieu it biet ve may bay Su-22 cua Viet Nam-Hinh-2
Su-22 số hiệu 5815 thực hiện chuyến bay đầu tiên ra Trường Sa. 
Dù vậy, phải tới năm 1988 thì mới có chiến đấu cơ phản lực của không quân vươn được tới quần đảo Trường Sa. Không ai khác, đó chính là máy bay cường kích Su-22 – chiến đấu cơ hiện đại nhất Không quân Việt Nam thời điểm những năm 1980. Sáng ngày 10/3/1988, phi công Vũ Xuân Cương đã thành công chuyến bay nhiệm vụ đầu tiên trên cường kích Su-22M (số hiệu 5815 từ Phan Rang ra tuần tiễu Trường Sa.
Sau chuyến bay, tiếp tục có thêm nhiều chuyến bay tuần tra, bảo vệ quần đảo Trường Sa của máy bay Su-22 thuộc Trung đoàn 923 và 937.
Chiến đấu cơ độc nhất Đông Nam Á
Trong khu vực Đông Nam Á, Việt Nam là quốc gia duy nhất sở hữu máy bay cường kích Su-22. Nhưng đó không phải là điều làm nên cái “độc, có 1-0-2” mà nằm ở thiết kế cánh của máy bay.
Su-22 được Liên Xô trang bị cho kiểu cánh cụp cánh xòe. Nghĩa là, cánh máy bay có thể giang rộng ra hoặc áp sát vào thân máy bay. Hiện không có quốc gia nào ở Đông Nam Á sở hữu loại máy bay nào có kiểu cánh tương tự Su-22.
Dieu it biet ve may bay Su-22 cua Viet Nam-Hinh-3
Hai máy bay cường kích Su-22 trong trạng thái xòe và cụp cánh.
Việc thiết kế cánh này giúp cho máy bay bay tầm thấp với tốc độ cao hoặc đạt tốc độ cao vượt âm thanh ở trần bay lớn. Khi cánh xòe hết cỡ thì lực nâng của cánh tăng lên cho phép máy bay có thể cất hạ cánh đường băng ngắn.
Máy bay cường kích Su-22 được trang bị động cơ tuốc bin phản lực Lyuka AL-21F3 cho phép đạt tốc độ tối đa 1.860km/h ở trên độ cao lớn, bán kính chiến đấu hơn 500km, trần bay hơn 14km, vận tốc leo cao 230m/s.
Có thể đánh chìm tàu chiến 10.000 tấn
Trên máy bay cường kích Su-22M4 – biến thể hiện đại nhất dòng Su-22 trang bị cho Không quân Nhân dân Việt Nam, có thể mang được 2 đạn tên lửa không đối đất Kh-29.
Tên lửa không đối đất Kh-29 (NATO định danh là AS-14 Kedge) do Cục thiết kế Vympel (nay thuộc Tổng công ty tên lửa chiến thuật – chiến dịch Nga KTRV) phát triển trang bị cho các loại tiêm kích đa năng MiG-29, Su-30/33/35 và cường kích Su-22/25/34.
Dieu it biet ve may bay Su-22 cua Viet Nam-Hinh-4
 Su-22 và đạn Kh-29 lắp ở giá bụng máy bay.
Tên lửa được thiết kế chủ yếu để tấn công các mục tiêu lớn trên đất liền (gồm kho tàng, bến bãi, nhà xưởng, cầu cống, sân bay). Tuy nhiên, khi cần nó có thể dùng để tấn công các mục tiêu trên biển. Theo quảng cáo của nhà sản xuất, Kh-29 có khả năng gây hư hỏng nặng tàu chiến có lượng giãn nước lên tới 10.000 tấn.
Tên lửa Kh-29 có chiều dài 3,87m, đường kính thân 0,38m, sải cánh 1,1m, trọng lượng phóng 657-680kg tùy từng biến thể. Thân tên lửa có thiết kế khí động học tiêu chuẩn với 4 cánh lái khá dài và rộng ở đuôi cùng 4 cánh ổn định phía trước mũi.
Kh-29 được trang bị đầu đạn xuyên giáp nặng tới 320kg trong đó có 116kg chất nổ mạnh HE. Tên lửa sử dụng động cơ nhiên liệu rắn cho phép đạt tốc độ tối đa 2.900km/h, tầm bắn đạt 10-30km tùy từng biến thể.
Với Kh-29, khả năng tác chiến biển của Su-22M4 được tăng lên đáng kể, cho phép tiêu diệt tàu chiến mọi cỡ với độ chính xác cao.
Sát thủ diệt radar
Không chỉ có khả năng hạ gục tàu chiến, máy bay cường kích Su-22 của Việt Nam có thể phá tan cánh sóng radar của đối phương bằng tên lửa Kh-28.
Tên lửa chống radar Kh-28 (NATO định danh AS-9 Kyle) do Phòng thiết kế MKB Raduga (Liên Xô) phát triển. Tên lửa hoàn tất công đoạn phát triển vào năm 1967, diễn ra không lâu sau khi Mỹ tiến hành các phi vụ Wild Weasel (Chồn hoang) nhằm tiêu diệt các trạm radar cảnh giới của phòng không miền Bắc Việt Nam.
Dieu it biet ve may bay Su-22 cua Viet Nam-Hinh-5
 Cán bộ kỹ thuật Việt Nam đang đưa đạn Kh-28 ra máy bay.
Kh-28 có thân hình khá đồ sộ với chiều dài 5,9m, đường kính thân 0,43m, sải cánh 1,93m, trọng lượng phóng 716kg, lắp đầu đạn nặng 140kg. Tên lửa có 2 cánh tam giác ở giữa thân, 2 cánh ổn định ở phía đuôi cùng một cánh đuôi đứng.
Tên lửa sử dụng động cơ nhiên liệu lỏng 2 giai đoạn với tốc độ tối đa gấp 3 lần tốc độ âm thanh (khoảng 3.500km/h). Kh-28 đạt tầm bắn lên đến 110km, tối đa có thể lên đến 120km.
Tên lửa được dẫn hướng đến mục tiêu kết hợp giữa dẫn hướng quán tính và radar thụ động pha cuối. Kh-28 kết hợp tốc độ nhanh cùng đầu đạn cở lớn cho dù tên lửa không đâm trúng trạm radar, nhưng với sức nổ từ đầu đạn 140kg đủ sức thổi bay bất kỳ trạm radar nào.
Do tên lửa có kích thước khá lớn nên mỗi chiếc Su-22 chỉ có thể mang theo một tên lửa Kh-28 ở giá treo trên thân. Tên lửa nhắm mục tiêu thông qua hệ thống Filin cài đặt sẵn trên máy bay, về sau tên lửa được thay thế bằng hệ thống nhắm mục tiêu Vyuga gắn ngoài.

Tìm hiểu tính năng máy bay Su-22 rơi gần đảo Phú Quý

(Kiến Thức) - Máy bay cường kích Su-22 của Việt Nam được thiết kế với kiểu cánh cụp cánh xòe đặc biệt, phù hợp với nhiệm vụ tấn công trên bộ, trên biển.

Tìm hiểu tính năng máy bay Su-22 rơi gần đảo Phú Quý
Tim hieu tinh nang may bay Su-22 roi gan dao Phu Quy
 Vào khoảng 11h30 phút trưa 16/4, tại địa phận gần đảo Phú Quý, tỉnh Bình Thuận, hai chiếc máy bay cường kích Su-22 của Không quân Việt Nam đang thực hiện bài tập nhào lộn để cắt bom thì gặp nạn. Các công tác tìm kiếm phi công và xác máy bay đang tích cực được thực hiện. 

Chứng kiến máy bay Su-22M4 của Trung đoàn 937 cất cánh

(Kiến Thức) - Cùng xem những hình ảnh đẹp máy bay cường kích Su-22M4 của Trung đoàn 937 – Không quân Nhân dân Việt Nam huấn luyện chiến đấu.

Chứng kiến máy bay Su-22M4 của Trung đoàn 937 cất cánh
Chung kien may bay Su-22M4 cua Trung doan 937 cat canh
 Trung đoàn 937 là một trong những đơn vị của Không quân Nhân dân Việt Nam được trang bị các máy bay cường kích Su-22M4 và Su-22UM3K làm nhiệm vụ tấn công các mục tiêu trên mặt đất, mặt biển và có thể thực hiện tuần tra bảo vệ không phận khi cần. Trong ảnh là chuyến bay khí tượng đầu tiên do cán bộ chỉ huy thực hiện từ rất sớm trên một chiếc Su-22UM3K.

Namer - Xe thiết giáp chở quân nặng nhất hành tinh

Với trọng lượng lên tới 50 tấn, ngang ngửa xe tăng chiến đấu chủ lực, Namer được xem là xe thiết giáp chở quân nặng nhất hành tinh.

Namer - Xe thiết giáp chở quân nặng nhất hành tinh

Namer - Xe thiet giap cho quan nang nhat hanh tinh

Theo Military-today, Namer là dòng xe thiết giáp chở quân (APC) nặng nhất thế giới do Israel chế tạo. Nó ra đời dựa trên khung gầm xe tăng chiến đấu chủ lực Merkava Mk4. 

Đọc nhiều nhất

Toàn cảnh bên trong nhà máy sản xuất súng lớn nhất Việt Nam

Toàn cảnh bên trong nhà máy sản xuất súng lớn nhất Việt Nam

(Kiến Thức) - Nhà máy Z-111 Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng hiện nay là nhà máy sản xuất súng bộ binh trong biên chế quân đội ta lớn nhất hiện nay, với nhiều công nghệ cũng như quy trình hàng đầu thế giới, cho ra các sản phẩm chất lượng, đáng tin cậy.
Lý do Mỹ không thể dùng bom hạt nhân ở Việt Nam

Lý do Mỹ không thể dùng bom hạt nhân ở Việt Nam

(Kiến Thức) - Quân đội Mỹ từng tính toán tới việc ném bom nguyên tử xuống Việt Nam, bỏ qua mọi yếu tố về nhân đạo và chính trị, Mỹ vẫn từ bỏ ý định này vì cần tới... 3000 quả bom mới đủ.
 
Phát triển tàu ngầm mini: Sức mạnh mới của Việt Nam trên Biển Đông?

Phát triển tàu ngầm mini: Sức mạnh mới của Việt Nam trên Biển Đông?

(Kiến Thức) - Là lực lượng ưu tiên phòng thủ, bảo vệ chủ quyền trên biển, Việt Nam từ lâu luôn nhìn nhận đúng đắn khả năng của mình, có các điều kiện, khả năng để phù hợp với học thuyết tác chiến quân sự phi đối xứng... và việc phát triển tàu ngầm mini là một phương án bắt kịp xu thế này.

Tin mới

Ukraine thiệt hại nặng ở Kherson

Ukraine thiệt hại nặng ở Kherson

Quân đội Ukraine trên hướng Kherson chịu thiệt hại 2,5 nghìn người trong 6 ngày ở làng Vysokopolye vùng Kherson; một đại đội Ukraine chỉ còn chục tay súng chiến đấu.