Điều gì khiến LPBank bị hai công ty chứng khoán giảm khuyến nghị?

(Vietnamdaily) - VCSC và VCBS vừa cùng lúc hạ khuyến nghị cổ phiếu LPB lần lượt xuống Kém khả quan và Trung lập.

Theo Chứng khoán Vietcap (VCSC), việc điều chỉnh giảm dự báo lợi nhuận của Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt (LPBank, HoSE: LPB) do NIM và NFI dự phóng thấp hơn.

Cụ thể, VCSC điều chỉnh giảm giá mục tiêu LPB thêm 5,2% xuống 12.700 đồng và hạ khuyến nghị từ Khả quan xuống Kém khả quản. Giá cổ phiếu của LPB đã tăng 40% trong 6 tháng qua.

Nguyên nhân chủ yếu là do VCSC giảm 21,4% dự báo tổng lãi ròng của LPBank giai đoạn 2023-2027 (trong đó năm 2023 giảm 24,5%, năm 2024 giảm 27%, năm 2025 giảm 28%, năm 2026 giảm 18,5% và 2027 giảm 14,3%), bù đắp một phần bởi VCSC cập nhật mô hình định giá sang giữa năm 2024 và hạ giả định chi phí vốn cổ phần của LPB do cập nhật chỉ số beta.

Tổng lãi ròng LPB giai đoạn 2023-2027 thấp hơn chủ yếu là do tổng thu nhập từ lãi (NII) giảm 11% sau giả định thấp hơn của VCSC về NIM trung bình và tổng thu nhập phí ròng (NFI) giảm 19,8% (bao gồm lãi từ kinh doanh ngoại hối) sau khi điều chỉnh giảm dự báo thu nhập phí từ bancassurance.

Những điều chỉnh này được bù đắp một phần bởi tổng chi phí hoạt động kinh doanh giảm 2% và chi phí dự phòng giảm 2,3%.

VCSC điều chỉnh giảm 24,5% dự báo lãi ròng năm 2023 của LPB xuống còn 3,9 nghìn tỷ đồng (giảm 14,6% so cùng kỳ), chủ yếu do NII giảm 14,2% sau khi dự báo NIM giảm 54 điểm cơ bản và NOII giảm 18,6%. Những điều chỉnh này được bù đắp một phần bằng việc cắt giảm 21,7% chi phí dự phòng.

VCSC điều chỉnh giả định về việc tăng vốn thông qua phát hành riêng lẻ cho LPB theo đề xuất sửa đổi được các cổ đông thông qua tại ĐHĐCĐ năm 2023. Trong kế hoạch mới, LPB đề xuất phát hành 300 triệu cổ phần thông qua phát hành riêng lẻ cho nhà đầu tư nước ngoài (tương đương 10,5% cổ phần sau phát hành riêng lẻ) so với kế hoạch phát hành 96 triệu cổ phần trước đó.

VCSC giả định giá phát hành riêng lẻ là 13.000 đồng/cp và kỳ vọng thương vụ có thể hoàn tất vào cuối năm 2024.

Dieu gi khien LPBank bi hai cong ty chung khoan giam khuyen nghi?
 

Còn Chứng khoán Vietcombank (VCBS) đưa ra triển vọng về LPB rằng danh mục cho vay bán lẻ tăng trưởng nhanh. Với CAGR 5 năm đạt 25%/năm, danh mục cho vay cá nhân của LPB hiện chiếm khoảng 50% dư nợ. Trong 6 tháng cuối 2023, lãi suất huy động giảm kỳ dự kiến sẽ kéo theo nhu cầu vay của nhóm bán lẻ tăng nhanh giúp LPB tăng tỷ suất sinh lời, cải thiện NIM và phân tán rủi ro danh mục.

Đồng thời, LPB đã ký kết thành công hợp đồng hợp tác độc quyền bảo hiểm 15 năm với Dai-ichi Life. Tuy LPB không tiết lộ mức phí phí trả trước trong thương vụ này, VCBS đánh giá khoản phí này có thể đạt trên 2.000 tỷ đồng, được ghi nhận trong 1-2 năm tới nhờ lợi thế về mạng lưới của LPB, cùng với doanh số bán bảo hiểm nằm trong top 10 ngân hàng có doanh số cao nhất. Doanh thu từ hoa hồng bảo hiểm được kỳ vọng sẽ tăng trưởng ở mức trên 15% mỗi năm trong các năm tiếp theo.

Bên cạnh đó, LPB có lợi thế về mạng lưới và khả năng tiếp cận khách hàng. LPB là một trong số những ngân hàng có mạng lưới lớn nhất Việt Nam với 556 Chi nhánh, Phòng giao dịch và 585 Phòng giao dịch Bưu điện nhờ chiến lược nâng cấp các điểm giao dịch bưu điện thành phòng giao dịch ngân hàng.

Ngoài ra, LPB đang có kế hoạch phát hành riêng lẻ 300 triệu cổ phiếu cho nhà đầu tư nước ngoài, nâng tỷ lệ sở hữu nước ngoài tối đa lên 15,5% từ mức 5%. VCBS kỳ vọng mức giá phát hành ở mức cao hơn so với giá thị trường của LPB ở thời điểm hiện tại, thương vụ phát hành nếu thành công sẽ giúp BVPS tăng thêm tạo đà tăng cho giá cổ phiếu. Đồng thời sự gia nhập của cổ đông chiến lược không chỉ mang lại sự hỗ trợ về tài chính, mà còn nâng cao hiệu quả hoạt động và quản trị, thúc đẩy tính minh bạch, cải thiện năng lực cạnh tranh của sản phẩm, dịch vụ, công nghệ, cũng như mang lại hệ thống phân phối, khách hàng mới.

Đặc biệt, việc VNpost thoái toàn bộ 8,13% vốn tại LPB trong tháng 4/2023 diễn ra không thành công do mức giá khởi điểm là 22.908 đồng/cổ phiếu cao hơn 1,5 lần so với thị giá của cổ phiếu LPB trên sàn. VCBS cho rằng việc thoái vốn sẽ tiếp tục được đẩy mạnh và khả năng thành công cao hơn khi giá cổ phiếu LPB đã tăng tích cực trong thời gian qua. Sau khi thoái vốn, VNPost và LPB sẽ tiếp tục hợp tác thông qua việc ký thoả thuận hợp tác toàn diện trong 50 năm.

Tuy nhiên, ngân hàng có thể mất lợi thế phòng giao dịch bưu điện do các quy định kiểm soát chặt chẽ hơn từ phía NHNN, phần nào ảnh hưởng tiêu cực đến độ phủ thương hiệu và sức hút tiền gửi của LPB (số dư tiết kiệm bưu điện chiếm khoảng 36% tiền gửi khách hàng). Bên cạnh đó, việc không còn sở hữu nhà nước có thể sẽ mang đến những thay đổi về mặt quản trị, chiến lược, kèm theo quá trình tái cấu trúc các đơn vị trong mạng lưới nhằm cải thiện hiệu quả hoạt động và tăng năng lực quản trị rủi ro.

VCBS cũng lưu ý về rủi ro đối với LPB là tăng trưởng tín dụng hạn chế trong 2023. Nhu cầu vốn của doanh nghiệp và cá nhân chậm lại do lãi suất cao, đơn hàng suy giảm, các thị trường đầu tư tài sản không thuận lợi.

Rủi ro NIM thu hẹp khi chi phí vốn cao là một điểm trừ đối với LPB, đặc biệt khi lãi suất huy động tăng nhanh trong Q4/2022 và tỷ lệ CASA liên tục giảm (hiện chỉ ở mức 7,2%).

Rủi ro nợ xấu khi mà khả năng trả nợ của khách hàng có xu hướng yếu đi trong môi trường lãi suất cao, đặc biệt đối với doanh nghiệp bất động sản, SME và phân khúc khách hàng cá nhân thu nhập thấp. Tỷ lệ nợ quá hạn, cơ cấu lại kỳ hạn trả của LPB đang có xu hướng tăng nhanh. Trong trường hợp các khoản này chuyển thành nợ xấu có thể khiến cho chi phí trích lập của LPB tăng lên trong 2023-2024.

Cuối cùng là rủi ro phát hành không thành công. Thị trường chứng khoán không thuận lợi có thể ảnh hưởng đến kết quả các đợt phát hành của LPB, khiến kế hoạch tăng vốn của ngân hàng bị trì hoãn.

Với những phân tích đó, VCBS dự phóng lợi nhuận trước thuế năm 2023 của LPB đạt 6.392 tỷ đồng (tăng 12,3% so cùng kỳ), tương đương EPS đạt 1.999 đồng/cổ phiếu và BVPS đạt 12.683 đồng/cổ phiếu, với giả định LPB phát hành thành công toàn bộ 500 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu với giá 10.000 đồng/cổ phiếu (ngân hàng đã chốt danh sách ngày đăng ký cuối cùng 23/08/2023 để phân phối quyền mua với tỷ lệ 28,916%).

VCBS ước tính mức giá hợp lý cho cổ phiếu LPB là 15.451 đồng/cổ phiếu dựa trên 2 phương pháp định giá so sánh P/B và Thu nhập thặng dư (RI). Do đó, VCBS hạ khuyến nghị xuống Trung lập đối với cổ phiếu của ngân hàng Bưu điện Liên Việt.

LPBank báo lãi quý 2 sụt 51%, nợ có khả năng mất vốn tăng vọt 80%

(Vietnamdaily) - Tổng nợ xấu của LPBank chiếm 5.656 tỷ đồng, tăng mạnh 65% so đầu kỳ. Trong đó nợ có khả năng mất vốn tăng mạnh nhất tới 80% lên 2.438 tỷ đồng.

Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt (LPBank, HoSE: LPB) công bố kết quả kinh doanh quý 2/2023, thu nhập lãi thuần của LPBank giảm gần 20% so cùng kỳ, về mức 2.450 tỷ đồng.

Các nguồn thu ngoài lãi biến động tăng giảm không đồng nhất, trong đó lãi thuần từ hoạt động khác nhảy vọt gấp 7,4 lần lên 111 tỷ đồng; Lãi thuần từ mua bán chứng khoán kinh doanh phát sinh 30 tỷ đồng.

LPBank bị ảnh hưởng thế nào từ Thông tư 11 về hoạt động phòng giao dịch bưu điện?

(Vietnamdaily) - LPB sẽ không thể khai thác mạng lưới phòng giao dịch bưu điện của ngân hàng trong dài hạn. Do đó, ngân hàng có thể cần xem xét việc tăng lãi suất tiền gửi tại các chi nhánh và phòng giao dịch ngân hàng để thu hút tiền gửi.

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã ban hành Thông tư 11/2023/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung Thông tư 43/2015/TT-NHNN quy định hoạt động của các phòng giao dịch bưu điện trực thuộc Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt (LPBank, HoSE: LPB). Thông tư này sẽ có hiệu lực từ ngày 15/10.

Theo diễn giải của Chứng khoán VietCap (VCSC), thông tư 11 đưa ra một số thay đổi đáng kể.

Tin mới

LynkiD được vinh danh giải vàng Make In Vietnam

LynkiD được vinh danh giải vàng Make In Vietnam

(Vietnamdaily) - Ngày 15/01/2025, giải thưởng Make In Vietnam 2024 đã chính thức gọi tên LynkiD – Nền tảng tích điểm đổi trải nghiệm cho giải Vàng “Sản phẩm công nghệ tiềm năng” và Top 10 sản phẩm công nghệ số.