LPBank bị ảnh hưởng thế nào từ Thông tư 11 về hoạt động phòng giao dịch bưu điện?

(Vietnamdaily) - LPB sẽ không thể khai thác mạng lưới phòng giao dịch bưu điện của ngân hàng trong dài hạn. Do đó, ngân hàng có thể cần xem xét việc tăng lãi suất tiền gửi tại các chi nhánh và phòng giao dịch ngân hàng để thu hút tiền gửi.

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã ban hành Thông tư 11/2023/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung Thông tư 43/2015/TT-NHNN quy định hoạt động của các phòng giao dịch bưu điện trực thuộc Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt (LPBank, HoSE: LPB). Thông tư này sẽ có hiệu lực từ ngày 15/10.

Theo diễn giải của Chứng khoán VietCap (VCSC), thông tư 11 đưa ra một số thay đổi đáng kể.

Thứ nhất, LPB không còn được phép thành lập phòng giao dịch bưu điện mới.

Thứ hai, phòng giao dịch bưu điện không được thực hiện hoạt động nhận tiền gửi tiết kiệm sau thời hạn 7 ngày làm việc kể từ ngày Bưu điện Việt Nam (cổ đông lớn sở hữu 8,13% cổ phần của LPB) thoái vốn còn dưới 5% vốn điều lệ của LPB.

Trong trường hợp tiền gửi thu được thông qua phòng giao dịch bưu điện đáo hạn, phòng giao dịch bưu điện phải có biện pháp chi trả hết tiền gửi tiết kiệm của khách hàng.

Trường hợp không chi trả hết tiền gửi tiết kiệm đến hạn, LPB tiếp nhận, xử lý theo quy định nội bộ, quy định của pháp luật về tiền gửi tiết kiệm và chấm dứt hoạt động phòng giao dịch bưu điện.

Cũng cần lưu ý rằng LPB đang trong quá trình thực hiện kế hoạch phát hành quyền có ngày giao dịch không hưởng quyền là 22/8, VCSC chưa có thông tin về kết quả của kế hoạch này và tỷ lệ sở hữu của Bưu điện Việt Nam tại LPB có thể thay đổi sau khi phát hành quyền. 

Thứ ba, phòng giao dịch bưu điện sẽ phải ngừng hoạt động sau khi đã đáp ứng các nghĩa vụ tài chính liên quan đến tiền gửi của khách hàng hoặc khi LPB đảm nhận trách nhiệm nếu khoản tiền gửi không được thanh toán đầy đủ khi đáo hạn.

LPBank bi anh huong the nao tu Thong tu 11 ve hoat dong phong giao dich buu dien?-Hinh-2
 

Theo quan điểm của VCSC, với Thông tư 11, LPB sẽ không thể khai thác mạng lưới phòng giao dịch bưu điện của ngân hàng trong dài hạn (cụ thể, sau khi Bưu điện Việt Nam giảm tỷ lệ sở hữu xuống 5%). Do đó, ngân hàng có thể cần xem xét việc tăng lãi suất tiền gửi tại các chi nhánh và phòng giao dịch ngân hàng để thu hút tiền gửi của khách hàng.

Tuy nhiên, chi phí gia tăng từ việc huy động tiền gửi của khách hàng tại các chi nhánh và phòng giao dịch ngân hàng có thể được bù đắp một phần bằng việc giảm khoản hoa hồng trả cho Bưu điện Việt Nam đối với tiền gửi thu được thông qua phòng giao dịch bưu điện.

Hiện LPB đang giao quyền cho Bưu điện Việt Nam thu các khoản tiền gửi; thay vào đó, LPB trả hoa hồng cho Bưu điện Việt Nam dựa trên số dư tiền gửi thu được tại mỗi phòng giao dịch bưu điện, theo tìm hiểu của VCSC.

Nếu tính cả các phòng giao dịch bưu điện, LPB sở hữu mạng lưới lớn thứ hai tại Việt Nam vào cuối năm 2022. Trên thực tế, LPB đã nâng cấp nhiều phòng giao dịch bưu điện thành phòng giao dịch ngân hàng trong 5 năm qua (347 phòng giao dịch bưu điện được nâng cấp thành phòng giao dịch ngân hàng từ năm 2017 đến năm 2022).

Nếu loại trừ phòng giao dịch bưu điện, mạng lưới của LPB vẫn xếp thứ năm trong số các ngân hàng được khảo sát và xếp thứ nhất trong số các ngân hàng tư nhân thuộc phạm vi theo dõi của VCSC. 

Những lo ngại có thể phát sinh liên quan đến hoạt động của các phòng giao dịch bưu điện được nâng cấp (có chức năng như các điểm giao dịch ngân hàng hợp pháp nằm bên trong các phòng giao dịch của Bưu điện Việt Nam) sau khi Bưu điện Việt Nam thoái vốn khỏi LPB. VCSC kỳ vọng không có tác động đáng kể do hợp đồng hợp tác giữa LPB và Bưu điện Việt Nam được ký ngày 23/06/2011 có thời hạn 50 năm.

Ngoài ra, các điều khoản của hợp đồng này chỉ có thể được sửa đổi khi có thỏa thuận bằng văn bản có chữ ký của 2 bên; do đó, không bên nào được phép đơn phương chấm dứt hợp đồng trước thời hạn mà không có sự đồng ý của bên kia - trừ trường hợp phải chấm dứt hợp tác theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền hoặc một trong các bên rơi vào tình trạng phá sản.

Điều đáng chú ý là so với dự thảo đề nghị sửa đổi, bổ sung Thông tư 43, Thông tư 11 vẫn cho phép LPB nâng cấp phòng giao dịch bưu điện thành phòng giao dịch ngân hàng. Tuy nhiên, thủ tục cũng tương tự như việc thành lập phòng giao dịch ngân hàng mới theo quy định của pháp luật có liên quan.

LPBank sắp phát hành hơn 800 triệu cổ phiếu trả cổ tức và chào bán

(Vietnamdaily) - LPB công bố ngày chốt danh sách cổ đông cho đợt chia cổ tức năm 2022 bằng cổ phiếu tỷ lệ 19% và ngày phát hành quyền tỷ lệ 28,916%.

23/8 sẽ là ngày đăng ký cuối cùng nhận cổ tức bằng cổ phiếu và phát hành thêm của Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt (LPBank, HoSE: LPB).

Theo đó, LPB sẽ phát hành hơn 328,5 triệu cổ phiếu trả cổ tức tỷ lệ 19% (cổ đông sở hữu 100 cổ phiếu nhận 19 cổ phiếu mới). Sau khi hoàn tất phát hành, vốn điều lệ của LPB sẽ tăng thêm 3.285 tỷ đồng, lên mức hơn 20.576 tỷ đồng.

Đồng thời, LPB cũng phát hành thêm 500 triệu cổ phiếu theo tỷ lệ thực hiện 100:28,916 (cổ đông sở hữu 100 cổ phiếu được mua 28,916 cổ phiếu mới), giá phát hành 10.000 đồng/cổ phiếu. Vốn điều lệ dự kiến của LPB sau khi hoàn tất chào bán cho cổ đông hiện hữu sẽ tăng lên mức hơn 25,576 tỷ đồng.

LPBank sap phat hanh hon 800 trieu co phieu tra co tuc va chao ban
 

Theo kế hoạch năm 2023, LPB sẽ tăng vốn điều lệ thêm hơn 11.385 tỷ đồng, tương ứng phát hành thêm 1,14 tỷ cổ phiếu. Trong đó, 328,53 triệu cổ phiếu phát hành trả cổ tức tỷ lệ 19%; 500 triệu cổ phiếu chào bán cho cổ đông hiện hữu; 300 triệu cổ phiếu chào bán riêng lẻ cho nhà đầu tư nước ngoài; 10 triệu cổ phiếu hát hành theo chương trình lựa chọn cho người lao động (ESOP). Thời gian thực hiện trong năm 2023-2024.

Sau khi hoàn thành các đợt phát hành này, vốn điều lệ của LPB dự kiến tăng từ hơn 17.291 tỷ đồng lên hơn 28.676 tỷ đồng.

LPBank cho biết tổng số tiền thu được từ các đợt tăng vốn sẽ được sử dụng để đầu tư cơ sở vật chất, mở rộng/sửa chữa/cải tạo/đầu tư mua sắm tài sản cố định, mở rộng mạng lưới hoạt động, đầu tư tài sản cố định (5.000 tỷ đồng), cho vay nhằm đáp ứng nhu cầu vốn của khách hàng (3.100 tỷ đồng). Trong đó, cho vay ngắn hạn 1.000 tỷ đồng và 2.100 tỷ đồng cho vay trung - dài hạn đối với lĩnh vực nông nghiệp, tiêu dùng, thương mại, công nghiệp chế biến chế tạo…

Về kế hoạch kinh doanh, năm 2023, LPB đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế đạt 6.000 tỷ đồng, tăng 5,4% so năm trước. Tổng tài sản dự kiến đạt 375.000 tỷ đồng, tăng 14,4%. Huy động thị trường 1 đạt 295.740 tỷ đồng, tăng 17,9%; Tín dụng thị trường 1 đạt 273.490 tỷ đồng, tăng 16%. Kế hoạch tăng trưởng tín dụng thị trường 1 có thể được điều chỉnh phụ thuộc vào giới hạn tăng trưởng theo phê duyệt của Ngân hàng Nhà nước.

Trên thị trường, đóng cửa phiên giao dịch ngày 13/7, cổ phiếu LPB dừng tại mức 16.000 đồng/cp, ghi nhận tăng nhẹ 7% trong vòng 1 tháng qua. Thanh khoản khá sôi động khi bình quân hơn 8,5 triệu cổ phiếu được sang tay mỗi phiên.

LPBank báo lãi quý 2 sụt 51%, nợ có khả năng mất vốn tăng vọt 80%

(Vietnamdaily) - Tổng nợ xấu của LPBank chiếm 5.656 tỷ đồng, tăng mạnh 65% so đầu kỳ. Trong đó nợ có khả năng mất vốn tăng mạnh nhất tới 80% lên 2.438 tỷ đồng.

Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt (LPBank, HoSE: LPB) công bố kết quả kinh doanh quý 2/2023, thu nhập lãi thuần của LPBank giảm gần 20% so cùng kỳ, về mức 2.450 tỷ đồng.

Các nguồn thu ngoài lãi biến động tăng giảm không đồng nhất, trong đó lãi thuần từ hoạt động khác nhảy vọt gấp 7,4 lần lên 111 tỷ đồng; Lãi thuần từ mua bán chứng khoán kinh doanh phát sinh 30 tỷ đồng.

Tin mới

LynkiD được vinh danh giải vàng Make In Vietnam

LynkiD được vinh danh giải vàng Make In Vietnam

(Vietnamdaily) - Ngày 15/01/2025, giải thưởng Make In Vietnam 2024 đã chính thức gọi tên LynkiD – Nền tảng tích điểm đổi trải nghiệm cho giải Vàng “Sản phẩm công nghệ tiềm năng” và Top 10 sản phẩm công nghệ số.