Điều chưa biết gây bất ngờ về xe tăng số 1 Việt Nam (2)

(Kiến Thức) - "Cua đồng" T-62 có hỏa lực vượt trội hoàn toàn so với T-54/55 khi được trang bị pháo nòng trơn 115mm bắn đạn sơ tốc cao xuyên giáp.

Điều chưa biết gây bất ngờ về xe tăng số 1 Việt Nam (2)

Sức mạnh vượt trội so với T-54/55

Sự cải tiến lớn nhất của T-62 so với loại tăng T-54/T-55 là ở khẩu pháo 115mm nòng trơn bắn loại đạn sơ tốc cao xuyên giáp (HV-APFSDS) với vận tốc đầu nòng lên tới 1.615m/s, tầm hiệu quả 1,6km. Mặc dù cơ số đạn tùy thuộc vào mỗi nhiệm vụ, nhưng thông thường với lượng đạn tiêu chuẩn 40 viên thì cơ cấu sẽ là 12 HV-APFSDS - 6 HEAT (đạn nổ mạnh chống tăng) - 22 HE (đạn nổ mạnh).
Cải tiến hơn T-54/55, T-62 còn có hệ thống vứt vỏ đạn tự động nhờ vào kết cấu giật lùi của pháo chính, vỏ đạn pháo sau khi được sử dụng sẽ được vứt ra ngoài thông qua một cái khe phía sau tháp pháo.
Tháp pháo của T-62 hơi khác một chút so với dòng T-54.

Tháp pháo của T-62 hơi khác một chút so với dòng T-54.

Những cải tiến khác trên T-62 bao gồm việc gia cố gầm xe để chống lại các loại mìn, lắp các miếng lót cao su cho bánh xích và ống bọc cách nhiệt cho pháo chính.
Đặc biệt, trên T-62 có một cấu hình lắp đặt loại kính hồng ngoại dùng để bắn tên lửa chống tăng (ATGM) ban đêm. Kính ngắm 1K13 đều có thể dùng để quan sát đêm lẫn ngắm bắn ATGM.
Vẫn tồn tại nhược điểm
Tuy vậy, T-62 mang đầy đủ mọi khiếm khuyết của T-54/55: Khoang lái chật hẹp; thiết bị điều khiển vũ khí rất đơn giản (ở hầu hết các phiên bản); khả năng hạ nòng pháo kém và việc dễ bị tổn thương ở những vị trí đặt dầu và đạn dược. Hệ thống vứt vỏ đạn tự động có thể tích tụ khí CO (carbon monoxide) và hoàn toàn có thể gây nguy hiểm cho tổ lái. Việc mở cửa thoát vỏ đạn trong điều kiện NBC cũng sẽ khiến tổ lái bị phơi nhiễm với các loại chất độc.
T-62 Việt Nam với ngôi sao quen thuộc trên tháp pháo.
T-62 Việt Nam với ngôi sao quen thuộc trên tháp pháo.
Tiếp đó, khi pháo chính bắn xong sẽ vào trạng thái vứt vỏ đạn, và việc xoay tháo pháo sẽ không thể thực hiện được trong quá trình tháo vỏ đạn và nạp đạn mới. Việc nâng góc bắn pháo bằng tay cũng chậm và không hiệu quả cho việc nhắm bắn một mục tiêu đang di chuyển, khả năng bắn liên tục và bắn trúng 2 phát trở lên cũng bị hạn chế. Tháp pháo không thể xoay khi cửa nắp của lái xe đang mở.
Mặc dù trưởng xe có thể hỗ trợ pháo thủ số 1 và xoay tháp pháo thì cũng không thể bắn pháo 115mm từ vị trí của mình, cũng như không thể nâng hạ nòng pháo, gây ra những vấn đề về việc hỗ trợ lẫn nhau trong xe tăng.
Thứ nữa, cửa nắp của pháo thủ 2 có lắp một khẩu DShKM 12,7mm, nhưng để sử dụng nó thì phải nhô người ra khỏi xe, điều đó khiến pháo thủ trở thành mục tiêu rất dễ bị tổn thương trước mọi hỏa lực của địch. Và một điều nữa là khi sử dụng 12,7mm thì xe tăng sẽ không có người nạp đạn pháo.

Các phiên bản chính của T-62

• T-62A: Bên cạnh khẩu 7,62mm đồng trục với tầm bắn 1.000m, nó còn được lắp thêm khẩu 12,7mm với tầm bắn 1.500m dùng để bắn các mục tiêu dưới đất và phòng không. T-62A còn có hệ thống ổn định pháo chính, giúp cho pháo thủ khóa mục tiêu và bắn khi đang hành tiến một cách chính xác hơn.
• T-62K: Phiên bản xe chỉ huy
• Các mẫu T-62 sử dụng động cơ V-46 của T-72 đều thêm số 1 vào mã thiết kế
• T-62M1: Phiên bản với hệ thống điều khiển hỏa lực Volna nhưng không có khả năng bắn ATGM
• T-62D: Phiên bản trang bị hệ thống phòng vệ chủ động Drozd và giáp phản ứng nổ ERA
• T-62MV: Phiên bản sử dụng lớp giáp ERA Kontakt-5
• T-62 Ch'onma-Ho: Phiên bản T-62 của CHDCND Triều Tiên.

Giải pháp “cải lão hoàn đồng” xe tăng T-54/55 VN

Giải pháp “cải lão hoàn đồng” xe tăng T-54/55 VN
Được đưa vào trang bị cho từ những năm 1960, ngày nay xe tăng T-54/55 vẫn đóng vai trò “xương sống” trong Binh chủng Tăng – Thiết giáp Việt Nam.

Tăng sức mạnh cho xe tăng T-62 của Việt Nam

Tăng sức mạnh cho xe tăng T-62 của Việt Nam
Hiện nay, T-62 được xem là loại xe tăng chiến đấu chủ lực mạnh nhất của lực lượng tăng – thiết giáp Việt Nam. So với T-55, T-62 có hỏa lực tăng từ 10-20%, khả năng bảo vệ tăng 5-15%.

Quốc gia ĐNA nào có nhiều loại xe tăng nhất?

Quốc gia ĐNA nào có nhiều loại xe tăng nhất?
Lực lượng tăng – thiết giáp Myanmar sở hữu nhiều loại xe tăng nhất khu vực với 8 loại khác nhau gồm: T-55; T-72; Type 59D; Type 69-II; Type 63; Type 62; MBT-2000 và Comet. Ngoài ra, trong khu vực tuy Thái Lan và Việt Nam sở hữu số lượng lớn xe tăng nhưng về chủng loại thì ít hơn Myanmar.
Lực lượng tăng – thiết giáp Myanmar sở hữu nhiều loại xe tăng nhất khu vực với 8 loại khác nhau gồm: T-55; T-72; Type 59D; Type 69-II; Type 63; Type 62; MBT-2000 và Comet. Ngoài ra, trong khu vực tuy Thái Lan và Việt Nam sở hữu số lượng lớn xe tăng nhưng về chủng loại thì ít hơn Myanmar.

Theo một số nguồn tin, Myanmar sở hữu 10 chiếc xe tăng chiến đấu T-55 mua từ Ấn Độ. Ảnh minh họa
Theo một số nguồn tin, Myanmar sở hữu 10 chiếc xe tăng chiến đấu T-55 mua từ Ấn Độ. Ảnh minh họa

Quân đội Myanmar sở hữu xe tăng chiến đấu T-72S khá hiện đại với việc tăng cường giáp phản ứng nổ ERA bọc tháp pháo, thân xe giúp đối phó với vũ khí diệt tăng. Đặc biệt, pháo chính 2A46 125mm của T-72S có khả năng phóng tên lửa chống tăng có điều khiển 9M119 Svir qua nòng.
Quân đội Myanmar sở hữu xe tăng chiến đấu T-72S khá hiện đại với việc tăng cường giáp phản ứng nổ ERA bọc tháp pháo, thân xe giúp đối phó với vũ khí diệt tăng. Đặc biệt, pháo chính 2A46 125mm của T-72S có khả năng phóng tên lửa chống tăng có điều khiển 9M119 Svir qua nòng.

Hiện nay, Quân đội Myanmar sở hữu khoảng 139 chiếc T-72S.
Hiện nay, Quân đội Myanmar sở hữu khoảng 139 chiếc T-72S.

Ngoài xe tăng có nguồn gốc từ Nga, chiếm số đông trong lực lượng tăng – thiết giáp Myanmar là những loại tăng đến từ Trung Quốc. Trong ảnh là xe tăng chiến đấu Type 59D nhập khẩu từ Trung Quốc của Myanmar.
Ngoài xe tăng có nguồn gốc từ Nga, chiếm số đông trong lực lượng tăng – thiết giáp Myanmar là những loại tăng đến từ Trung Quốc. Trong ảnh là xe tăng chiến đấu Type 59D nhập khẩu từ Trung Quốc của Myanmar.

Type 59D là biến thể hiện đại hóa của xe tăng Type 59 (Trung Quốc sao chép công nghệ xe tăng T-54/55). Biến thể Type 59D trang bị hệ thống giáp phản ứng nổ bọc tháp pháo và mặt trước thân xe, trên xe trang bị hệ thống điều khiển hỏa lực hiện đại và khí tài đánh đêm.
Type 59D là biến thể hiện đại hóa của xe tăng Type 59 (Trung Quốc sao chép công nghệ xe tăng T-54/55). Biến thể Type 59D trang bị hệ thống giáp phản ứng nổ bọc tháp pháo và mặt trước thân xe, trên xe trang bị hệ thống điều khiển hỏa lực hiện đại và khí tài đánh đêm.

Type 59D trang bị pháo nòng xoắn cỡ 105mm có khả năng phóng tên lửa chống tăng có điều khiển qua nòng.
Type 59D trang bị pháo nòng xoắn cỡ 105mm có khả năng phóng tên lửa chống tăng có điều khiển qua nòng.

Loại xe tăng thứ 2 có xuất xứ từ Trung Quốc của Myanmar là 105 chiếc xe tăng Type 69-II. Đây là thiết kế xe tăng cải tiến nhỏ từ dòng Type 59 với kiểu dáng tương tự, sử dụng pháo nòng trơn 100mm có khả năng bắn đạn xuyên giáp APFSDS, trang bị thêm khí tài đo xa lade và hồng ngoại. Ảnh minh họa
Loại xe tăng thứ 2 có xuất xứ từ Trung Quốc của Myanmar là 105 chiếc xe tăng Type 69-II. Đây là thiết kế xe tăng cải tiến nhỏ từ dòng Type 59 với kiểu dáng tương tự, sử dụng pháo nòng trơn 100mm có khả năng bắn đạn xuyên giáp APFSDS, trang bị thêm khí tài đo xa lade và hồng ngoại. Ảnh minh họa

Lực lượng tăng – thiết giáp Myanmar có 50 xe tăng lội nước hạng nhẹ Type 63 cũng do Trung Quốc sản xuất dựa trên theo công nghệ xe PT-76 (Liên Xô). Type 63 thiết kế với khung thân giống với PT-76 nhưng sử dụng tháp pháo mới trang bị pháo nòng xoắn cỡ 85mm (thay vì pháo 76,2mm). Ảnh minh họa
Lực lượng tăng – thiết giáp Myanmar có 50 xe tăng lội nước hạng nhẹ Type 63 cũng do Trung Quốc sản xuất dựa trên theo công nghệ xe PT-76 (Liên Xô). Type 63 thiết kế với khung thân giống với PT-76 nhưng sử dụng tháp pháo mới trang bị pháo nòng xoắn cỡ 85mm (thay vì pháo 76,2mm). Ảnh minh họa

Pháo 85mm của Type 63 được đánh giá là có độ ổn định không cao. Trong ảnh là pháo 85mm trên chiếc Type 63 Myanmar khai hỏa trong một cuộc tập trận.
Pháo 85mm của Type 63 được đánh giá là có độ ổn định không cao. Trong ảnh là pháo 85mm trên chiếc Type 63 Myanmar khai hỏa trong một cuộc tập trận.

Xe tăng hạng nhẹ Type 62 (Myanmar có 105 chiếc) do Trung Quốc sản xuất dựa trên Type 59 với trọng lượng nhẹ hơn, pháo cỡ nòng bé hơn (pháo nòng xoắn 85mm có độ chính xác không cao, thiếu khí tài điều khiển, đánh đêm). Ảnh minh họa
Xe tăng hạng nhẹ Type 62 (Myanmar có 105 chiếc) do Trung Quốc sản xuất dựa trên Type 59 với trọng lượng nhẹ hơn, pháo cỡ nòng bé hơn (pháo nòng xoắn 85mm có độ chính xác không cao, thiếu khí tài điều khiển, đánh đêm). Ảnh minh họa

Xe tăng do Trung Quốc sản xuất được đánh giá hiện đại nhất trong biên chế Quân đội Myanmar là những chiếc MBT-2000. Đây là biến thể xuất khẩu của dòng tăng Type 90-II thiết kế với nhiều công nghệ mới về giáp bảo vệ, hỏa lực. Ảnh minh họa
 Xe tăng do Trung Quốc sản xuất được đánh giá hiện đại nhất trong biên chế Quân đội Myanmar là những chiếc MBT-2000. Đây là biến thể xuất khẩu của dòng tăng Type 90-II thiết kế với nhiều công nghệ mới về giáp bảo vệ, hỏa lực. Ảnh minh họa

Xe tăng MBT-2000 trang bị giáp phức hợp cùng giáp phản ứng nổ cung cấp khả năng bảo vệ tốt trước nhiều loại vũ khí diệt tăng. MBT-2000 trang bị pháo nòng trơn 125mm có khả năng phóng tên lửa chống tăng qua nòng. Trong ảnh là hình hiếm hoi về xe tăng MBT-2000 hoạt động trong Quân đội Myanmar (ước tính họ có khoảng 200 chiếc).
Xe tăng MBT-2000 trang bị giáp phức hợp cùng giáp phản ứng nổ cung cấp khả năng bảo vệ tốt trước nhiều loại vũ khí diệt tăng. MBT-2000 trang bị pháo nòng trơn 125mm có khả năng phóng tên lửa chống tăng qua nòng. Trong ảnh là hình hiếm hoi về xe tăng MBT-2000 hoạt động trong Quân đội Myanmar (ước tính họ có khoảng 200 chiếc).

Quân đội Myanmar được cho là còn duy trì sự phục vụ của một số lượng nhỏ xe tăng hành trình Comet (khái niệm xe tăng của Anh Quốc thời hậu Thế chiến 1) được bọc giáp dày 102mm, trang bị pháo 77mm. Ảnh minh họa
Quân đội Myanmar được cho là còn duy trì sự phục vụ của một số lượng nhỏ xe tăng hành trình Comet (khái niệm xe tăng của Anh Quốc thời hậu Thế chiến 1) được bọc giáp dày 102mm, trang bị pháo 77mm. Ảnh minh họa

Đọc nhiều nhất

Toàn cảnh bên trong nhà máy sản xuất súng lớn nhất Việt Nam

Toàn cảnh bên trong nhà máy sản xuất súng lớn nhất Việt Nam

(Kiến Thức) - Nhà máy Z-111 Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng hiện nay là nhà máy sản xuất súng bộ binh trong biên chế quân đội ta lớn nhất hiện nay, với nhiều công nghệ cũng như quy trình hàng đầu thế giới, cho ra các sản phẩm chất lượng, đáng tin cậy.
Lý do Mỹ không thể dùng bom hạt nhân ở Việt Nam

Lý do Mỹ không thể dùng bom hạt nhân ở Việt Nam

(Kiến Thức) - Quân đội Mỹ từng tính toán tới việc ném bom nguyên tử xuống Việt Nam, bỏ qua mọi yếu tố về nhân đạo và chính trị, Mỹ vẫn từ bỏ ý định này vì cần tới... 3000 quả bom mới đủ.
 
Phát triển tàu ngầm mini: Sức mạnh mới của Việt Nam trên Biển Đông?

Phát triển tàu ngầm mini: Sức mạnh mới của Việt Nam trên Biển Đông?

(Kiến Thức) - Là lực lượng ưu tiên phòng thủ, bảo vệ chủ quyền trên biển, Việt Nam từ lâu luôn nhìn nhận đúng đắn khả năng của mình, có các điều kiện, khả năng để phù hợp với học thuyết tác chiến quân sự phi đối xứng... và việc phát triển tàu ngầm mini là một phương án bắt kịp xu thế này.

Tin mới

Ukraine thiệt hại nặng ở Kherson

Ukraine thiệt hại nặng ở Kherson

Quân đội Ukraine trên hướng Kherson chịu thiệt hại 2,5 nghìn người trong 6 ngày ở làng Vysokopolye vùng Kherson; một đại đội Ukraine chỉ còn chục tay súng chiến đấu.