Điểm khác biệt giữa hộ chiếu mẫu cũ và mẫu mới

So với hộ chiếu mẫu cũ, hộ chiếu mới được Bộ Công an cấp từ ngày 1/7 có nhiều khác biệt về màu sắc, chất liệu và thông tin thể hiện bên trong.

Điểm khác biệt giữa hộ chiếu mẫu cũ và mẫu mới

Theo thông báo của Đại sứ quán Đức ngày 27/7, Cơ quan Nội vụ Đức tạm thời chưa công nhận mẫu hộ chiếu mới của Việt Nam, được cấp từ ngày 1/7, vì thiếu thông tin về nơi sinh.

Nhà chức trách Đức lý giải hộ chiếu không ghi nơi sinh thì không thể xác định được rõ ràng người mang hộ chiếu, đặc biệt nhiều trường hợp trùng họ.

Diem khac biet giua ho chieu mau cu va mau moi
Hộ chiếu mẫu mới (trái) và mẫu cũ. Ảnh: Anh Nguyễn

Cơ quan công quyền ở Đức, việc tìm nơi sinh thông qua số định danh trong hộ chiếu là không thể thực hiện được. Do đó, Đức sẽ không thể cấp thị thực vào những hộ chiếu thuộc mẫu mới màu xanh tím than có số series bắt đầu bằng chữ “P”. Người mang mẫu hộ chiếu mới sẽ không được nhập cảnh vào Đức để lưu trú ngắn hạn.

Lãnh đạo Cục Quản lý Xuất nhập cảnh, Bộ Công an cho biết, sau khi nắm bắt thông tin, cơ quan này đang cùng Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao, trao đổi với phía Đức qua con đường ngoại giao.

Diem khac biet giua ho chieu mau cu va mau moi-Hinh-2
Hộ chiếu mới bên trái, hộ chiếu cũ bên phải. Ảnh: Anh Nguyễn

Nhiều khác biệt giữa hai mẫu hộ chiếu

Được biết, mẫu hộ chiếu phổ thông mới được thực hiện theo Thông tư số 73 quy định về mẫu hộ chiếu, giấy thông hành và các biểu mẫu liên quan.

Dưới đây là một số điểm khác biệt giữa hai mẫu hộ chiếu này: Cụ thể, hộ chiếu mới có 50 trang, ở trang bìa có màu xanh tím than, còn với hộ chiếu mẫu cũ là màu xanh lá cây.

Diem khac biet giua ho chieu mau cu va mau moi-Hinh-3
Hình ảnh bên trong hộ chiếu mẫu cũ. Ảnh: Đoàn Bổng
 Diem khac biet giua ho chieu mau cu va mau moi-Hinh-4
Hộ chiếu mẫu mới có in hình các địa danh nổi tiếng của Việt Nam. Ảnh: Đoàn Bổng

Về thông tin công dân, hộ chiếu mẫu mới bao gồm các thông tin: hình ảnh chân dung; loại; mã số; ở dưới là họ và tên; ngày sinh; quốc tịch; số căn cước công dân... So với hộ chiếu mẫu mới, hộ chiếu mẫu cũ còn có thêm thông tin về "nơi sinh".

Bên trong các trang của hộ chiếu mẫu mới là hình ảnh tiêu biểu phong cảnh, hình tượng về chủ quyền quốc gia, di sản văn hóa nổi tiếng của đất nước như: Vịnh Hạ Long, kinh đô Huế, đền Hùng, phố cổ Hội An, thánh địa Mỹ Sơn, cảng Nhà Rồng, cột cờ Lũng Cú, cổng Tò Vò - đảo Lý Sơn… Còn hộ chiếu mẫu cũ không in các hình ảnh nêu trên mà có các hình ảnh về quốc huy và các hoa văn đặc trưng khác.

Theo Bộ Công an, công dân đã được cấp hộ chiếu mẫu cũ trước ngày 1-7-2022 sẽ tiếp tục sử dụng đến hết thời hạn ghi trong hộ chiếu.

Diem khac biet giua ho chieu mau cu va mau moi-Hinh-5
Hộ chiếu mẫu cũ có chứa thông tin "nơi sinh". Ảnh: Đoàn Bổng

Dân Trung Quốc phản đối “lưỡi bò” trên hộ chiếu

Dân Trung Quốc phản đối “lưỡi bò” trên hộ chiếu
Việc 6 triệu hộ chiếu mới của Trung Quốc được in hình bản đồ “đường lưỡi bò” gặp phải sự phản đối ngay chính trong dư luận nước này.

Vài ngày qua, vấn đề này trở thành tâm điểm tranh luận tại các diễn đàn trực tuyến của Trung Quốc.

Mạng Thanh niên Bắc Kinh dẫn lời một người dân Trung Quốc đang làm việc tại Việt Nam cho biết, 3 tấm hộ chiếu mới của bạn bè anh ta gặp nhiều khó khăn trong quá trình xin visa nhập cảnh. Đó là vì bản đồ “đường lưỡi bò” được in trong hộ chiếu mới, vi phạm chủ quyền Việt Nam.

Mỹ: hộ chiếu lưỡi bò không được chứng thực

Mỹ: hộ chiếu lưỡi bò không được chứng thực
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ cho hay, nước này không chấp thuận việc Trung Quốc in hình bản đồ gây tranh cãi trên hộ chiếu mới.

Hình bản đồ in trên hộ chiếu mới mô tả nhiều vùng lãnh thổ đang trong trạng thái tranh chấp như phần thuộc về chủ quyền của Trung Quốc đã dẫn tới sự phản đối mạnh mẽ của nhiều nước trong khu vực, bao gồm cả Ấn Độ.

"Nó không được chứng thực. Quan điểm của chúng tôi, như các bạn biết về vấn đề Biển Đông sẽ tiếp tục là tâm điểm cần được đàm phán giữa các bên có liên quan, giữa ASEAN và Trung Quốc, và một hình ảnh trên hộ chiếu không thay đổi điều đó", người phát ngôn Mỹ Victoria Nuland, nói với báo chí trong cuộc họp báo thường kỳ.
 Mỹ không chứng thực "hộ chiếu lưỡi bò" của Trung Quốc.
Mỹ không chứng thực "hộ chiếu lưỡi bò" của Trung Quốc.

Trả lời các câu hỏi liên quan về vấn đề hộ chiếu mới gây tranh cãi của Trung Quốc, bà Nuland khẳng định có những quy chuẩn quốc tế căn bản cần phải được đáp ứng trong một tấm hộ chiếu. "Những tấm bản đồ lạc lõng không thuộc diện này. Đây là một vấn đề kỹ thuật pháp lý, bản đồ này không có ý nghĩa gì trên hộ chiếu hợp lệ cấp visa nhập cảnh vào Mỹ", bà nhấn mạnh..

"Tôi không chắc liệu chúng tôi có thảo luận với phía Trung Quốc hay không. Thành thực mà nói, lần đầu tiên vấn đề này đã thu hút sự chú ý của chúng tôi ngay khi cuối tuần khi chuyện hộ chiếu bị nhiều nước phản đối. Có lẽ xuất phát từ quan điểm một số nước coi hộ chiếu mới của Trung Quốc là hành động khiêu khích, chúng tôi sẽ trao đổi việc này nhưng là về yếu tố kỹ thuật pháp trên hộ chiếu", bà Nuland cho biết.

Trước đó, hôm 24/11, Ấn Độ cho biết khẩn trương in hình bản đồ của mình lên hộ chiếu của khách nhập cảnh từ Trung Quốc. “Chúng tôi đã bắt đầu phát thị thực có kèm bản đồ Ấn Độ mà chúng ta vẫn biết”, một quan chức ngoại giao Ấn Độ giấu tên nói với hãng tin Pháp. Hành động này được Ấn Độ đưa ra sau khi phát hiện Trung Quốc in hình hai khu vực Arunachal Pradesh và Aksai China (mà Ấn Độ tuyên bố chủ quyền) lên hộ chiếu mới như thể đó là một phần lãnh thổ hiển nhiên của Trung Quốc.

Trước đó, Việt Nam và Philippines lên tiếng phản đối mạnh mẽ, sau khi bản đồ mà Trung Quốc in lên mẫu hộ chiếu mới của họ còn kèm cả “đường lưỡi bò” phi pháp không được quốc tế công nhận. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam ngày 22/11 khẳng định tấm hộ chiếu mới của Trung Quốc đã xâm phạm nghiêm trọng “chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cũng như chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam đối với các vùng biển liên quan ở Biển Đông".

Cùng ngày, Bộ Ngoại giao Philippines cho biết cũng đã gửi công hàm phản đối tới phía Trung Quốc và nhấn mạnh: “Nếu để yên cho Trung Quốc làm như vậy, điều đó có nghĩa là chấp nhận các yêu sách của Trung Quốc trên toàn bộ vùng Biển Đông”.

Yêu sách “đường 9 đoạn“: Thế giới từng chỉ trích Trung Quốc thế nào?

(Kiến Thức) - Vào năm 2009, Trung Quốc gửi lên Liên Hiệp Quốc tấm bản đồ “đường 9 đoạn”, tuyên bố chủ quyền phi pháp ở biển Đông. Trước sự việc này, không chỉ một số quốc gia châu Á mà các nước trên thế giới cũng lên tiếng phản đối, chỉ trích yêu sách này không phù hợp với luật quốc tế về biển.

Yêu sách “đường 9 đoạn“: Thế giới từng chỉ trích Trung Quốc thế nào?
Ngày 7/5/2009 đánh dấu thời khắc Trung Quốc gửi lên Liên Hiệp Quốc tấm bản đồ “đường 9 đoạn” (hay còn gọi đường lưỡi bò), nhằm khẳng định tuyên bố chủ quyền với hầu hết Biển Đông. Theo yêu sách này, Trung Quốc chiếm khoảng 2 triệu km2 diện tích biển và 13 km2 diện tích đất trên biển Đông, bao gồm cả quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và bãi cạn Scaborough.

Đọc nhiều nhất

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

(Kiến Thức) - Đến thời điểm này đã có 15 tỉnh, thành thay đổi nhân sự bí thư. Trong đó, có một ủy viên Bộ Chính trị, 8 ủy viên TƯ, 5 ủy viên dự khuyết. Đây là những nhân tố được Bộ Chính trị đặt niềm tin sẽ hạt nhân mang lại những thành tựu kinh tế, xã hội cho các địa phương.
Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

(Kiến Thức) - Những năm qua, hiện tượng giang hồ mạng nổi lên với nhiều hoạt động nhức nhối, ảnh hưởng đến trật tự xã hội và tư tưởng một bộ phận giới trẻ. Điều đáng nói, loạt giang hồ đình đám trên mạng xã hội này lại có hồi kết chẳng như mơ.

Tin mới

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Bộ Công Thương đề xuất cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt còn 5 bậc thay vì 6 bậc. Bậc giá điện cao nhất có thể lên tới hơn 3.700 đồng/kWh, cao hơn so với mức cao nhất trong biểu giá hiện hành.