Yêu sách “đường 9 đoạn“: Thế giới từng chỉ trích Trung Quốc thế nào?

(Kiến Thức) - Vào năm 2009, Trung Quốc gửi lên Liên Hiệp Quốc tấm bản đồ “đường 9 đoạn”, tuyên bố chủ quyền phi pháp ở biển Đông. Trước sự việc này, không chỉ một số quốc gia châu Á mà các nước trên thế giới cũng lên tiếng phản đối, chỉ trích yêu sách này không phù hợp với luật quốc tế về biển.

Yêu sách “đường 9 đoạn“: Thế giới từng chỉ trích Trung Quốc thế nào?
Ngày 7/5/2009 đánh dấu thời khắc Trung Quốc gửi lên Liên Hiệp Quốc tấm bản đồ “đường 9 đoạn” (hay còn gọi đường lưỡi bò), nhằm khẳng định tuyên bố chủ quyền với hầu hết Biển Đông. Theo yêu sách này, Trung Quốc chiếm khoảng 2 triệu km2 diện tích biển và 13 km2 diện tích đất trên biển Đông, bao gồm cả quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và bãi cạn Scaborough.
Đây là văn bản đầu tiên trong hơn 60 năm qua thể hiện quan điểm chính thức của Trung Quốc về biên giới biển đồng thời bộc lộ yêu sách đầy tham vọng của chính quyền Bắc Kinh. Thêm nữa, đây cũng là lần đầu tiên Trung Quốc chính thức lưu hành bản đồ thể hiện “đường 9 đoạn”.
Điều đáng nói là thời điểm Trung Quốc công bố “đường 9 đoạn” diễn ra ngay sau khi Malaysia và Việt Nam nộp báo cáo chung về ranh giới ngoài thềm lục địa mở rộng khu vực phía nam biển Đông lên Ủy ban ranh giới thềm lục địa Liên hợp quốc (UNCLCS). Chính vì vậy, sự việc này nhanh chóng trở thành vấn đề "nóng" trên chính trường thế giới.
Yeu sach “duong 9 doan“: The gioi tung chi trich Trung Quoc the nao?
 “Đường 9 đoạn” phi lý của Trung Quốc ở Biển Đông bị các nước trong khu vực phản đối. Ảnh: An ninh thủ đô. 
Trên thực tế, ngay sau khi Trung Quốc công bố tấm bản đồ trên, các nước trong khu vực không công nhận “đường 9 đoạn” mà chính quyền Bắc Kinh vạch ra. Nguyên do là vì trong suốt nhiều thập kỷ qua, Việt Nam và Trung Quốc có tranh chấp về chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa; tranh chấp chủ quyền giữa 5 nước (Trung Quốc, Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei) và một vùng lãnh thổ (Đài Loan) về chủ quyền quần đảo Trường Sa.
Liên quan đến sự việc này, Việt Nam và Philippines đã có công hàm gửi Liên hợp quốc bác bỏ yêu sách “đường 9 đoạn” phi lý này của Trung Quốc. “Đường 9 đoạn” ban đầu gồm 11 đoạn nhưng nó hoàn toàn không có cơ sở pháp lý và lịch sử. Cụ thể, "đường chín đoạn” được Trung Quốc vẽ ra một cách tùy tiện khi không có tọa độ, đứt đoạn và luôn thay đổi (trước kia là 11 đoạn với 2 đoạn trong vịnh Bắc Bộ, sau đó là 9 đoạn).
Theo quan điểm của Việt Nam, “đường 9 đoạn” mà Trung Quốc đưa ra trái với Công ước Luật biển năm 1982 mà Trung Quốc là một bên tham gia. Vùng biển mà “đường 9 đoạn” bao trùm không thể là vùng lãnh hải hay đặc quyền kinh tế hay thềm lục địa của Trung Quốc, nó hoàn toàn đi ngược lại với các quy định về vùng biển của quốc gia ven biển của Công ước quốc tế. Các văn bản pháp luật về biển của Trung Quốc cũng không đề cập đến yêu sách này.
Yeu sach “duong 9 doan“: The gioi tung chi trich Trung Quoc the nao?-Hinh-2
Trung Quốc bồi lấp và xây dựng đường băng trên đá Chữ Thập, thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Ảnh: CSIS.  
Vào năm 2012, mẫu hộ chiếu mới của Trung Quốc có in "đường 9 đoạn" phi lý được lưu hành và vấp phải sự phản đối mạnh mẽ từ các quốc gia trong khu vực. Trong đó, Ấn Độ phản đối việc Trung Quốc đưa hai vùng đất mà Ấn Độ tuyên bố chủ quyền là Aksai Chin và Arunachal Pradesh vào bản đồ trong quyển hộ chiếu.
Việt Nam gửi công hàm phản đối đến Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội, đồng thời yêu cầu phía Bắc Kinh hủy bỏ những nội dung sai trái đã in trong mẫu hộ chiếu phổ thông mới.
Bộ trưởng Ngoại giao Philippines Albert del Rosario khi ấy chính thức gửi công hàm ngoại giao đến Bắc Kinh và gọi bản đồ là "tuyên bố vô lý về không gian hàng hải và là vi phạm luật pháp quốc tế".
Đảo Đài Loan cũng lên tiếng phản đối tấm bản đồ "đường 9 đoạn" in trên hộ chiếu mới của Trung Quốc. Đài Loan tuyên bố là một quốc gia độc lập, trong khi Trung Quốc coi Đài Loan là một phần lãnh thổ của mình.

Video: Biển Đông: Liên Hợp Quốc làm trung gian hòa giải (nguồn: VTC1)

Vào tháng 7/2016, Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) ra phán quyết cuối cùng về vụ Philippines kiện yêu sách chủ quyền của Trung Quốc trên Biển Đông sau hơn 3 năm thụ lý. Theo đó, PCA đưa ra phán quyết Trung Quốc không có quyền lịch sử ở Biển Đông. “Không có cơ sở pháp lý nào để Trung Quốc đòi quyền lịch sử với các nguồn tài nguyên trong vùng biển nằm trong đường 9 đoạn”, trích nội dung phán quyết của PCA.
Không chỉ các nước có liên quan thể hiện lập trường, quan điểm về "đường 9 đoạn" của Trung Quốc, một số quốc gia khác như Mỹ cũng lên tiếng về vấn đề này. Cụ thể, vào năm 2014, Bộ Ngoại giao Mỹ công bố báo cáo dài 26 trang khẳng định yêu sách “đường 9 đoạn” mà Trung Quốc đơn phương đưa ra tại Biển Đông là không phù hợp với luật pháp quốc tế về biển. 
Báo cáo của Bộ Ngoại giao Mỹ cho thấy “đường 9 đoạn” mà Trung Quốc đưa ra nằm gần với đường bờ biển của các nước tiếp giáp biển Đông, trong đó đoạn số 1 (theo báo cáo) chỉ cách bờ biển Việt Nam 50 hải lý và cách đảo Lý Sơn của Việt Nam 36 hải lý. Các đoạn 3,4,5 lần lượt cách Indonesia, Malaysia, Philippines 75, 24 và 35 hải lý.
Báo cáo này cũng chỉ ra nhiều điểm không hợp lý trong tấm bản đồ “đường 9 đoạn” của Trung Quốc. Cụ thể, các đoạn ở tấm bản đồ mà Trung Quốc công bố năm 2009 đều gần bờ biển các nước láng giềng hơn trong tấm bản đồ năm 1947 - tấm bản đồ được cho là lần đầu tiên có “đường lưỡi bò”. Báo cáo của Mỹ đưa ra dẫn chứng ở đoạn thứ 2 nằm gần bờ biển Việt Nam hơn 45 hải lý so với đoạn gần nhất trên bản đồ năm 1947 trong khi đoạn 1 gần hơn 15 hải lý.
Kết thúc báo cáo, Bộ Ngoại giao Mỹ đưa ra kết luận yêu sách "đường 9 đoạn" của Trung Quốc là phi pháp, không phù hợp với luật quốc tế về biển.
Trong những ngày qua, nhóm tàu Hải Dương Địa chất 8 (Haiyang Dizhi 8) của Trung Quốc đã có hành vi vi phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam ở khu vực phía nam Biển Đông gần khu vực Tư Chính - Vũng Mây. Lập luận của Trung Quốc để biện minh cho hành vi xâm phạm này là hoàn toàn là ngụy biện, trái luật pháp quốc tế. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam bà Lê Thị Thu Hằng khẳng định, đây là vùng biển hoàn toàn của Việt Nam, được xác định theo đúng các quy định của Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 mà Việt Nam và Trung Quốc đều là thành viên. 

Buông

Phàm làm người, khó có ai chưa nắm mà buông. Nhưng không phải thế mà ta học nắm lấy nó rồi buông bỏ, việc đó tạo thành một vòng luẩn quẩn của đời người.

Buông
Cái cốt là để lại, ở nơi mà chúng ta đi qua rất ngắn ngủi đó điều gì. Không phải làm để ghi danh, nhưng đó là sự tự nhiên đáng trân quý. Cho những người cạnh ta, sau ta hiểu được, nhận lấy được để cùng buông.

Nhìn lại các vụ vi phạm hải phận trắng trợn trong lịch sử

(Kiến Thức) - Mỹ sử dụng học thuyết Monroe, một số quốc gia khác sử dụng "ngoại giao pháo hạm" để xâm lấn, đánh chiếm, gây ảnh hưởng... đến các quốc gia khác.

Nhìn lại các vụ vi phạm hải phận trắng trợn trong lịch sử
Khi dư luận thế giới đang rất nóng trước sự kiện Tòa Trọng tài Thường trực sắp ra phán quyết vụ vụ Philippines kiện yêu sách chủ quyền của Trung Quốc tại Biển Đông vào ngày 12/7 tới, hãy cùng nhìn lại các vụ vi phạm hải phận gây chú ý trong lịch sử. 
Học thuyết Monroe

Bộ Atlas thế giới về Việt Nam vô giá như thế nào?

Theo bản đồ vẽ “đế chế An Nam” của nhà địa lý kiệt xuất Phillippe Vandermaelen, quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa nằm trọn trong vùng biển của miền Trung của xứ An Nam ngày ấy.

Bộ Atlas thế giới về Việt Nam vô giá như thế nào?
Giáo sư tiến sĩ Nguyễn Quang Ngọc - Viện trưởng Viện Việt Nam học và Khoa học Phát triển (ĐHQG Hà Nội) - chỉ cho tôi từng đường nét trên tấm bản đồ vẽ “đế chế An Nam” của nhà địa lý kiệt xuất Phillippe Vandermaelen xuất bản năm 1827. Trong đó, quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa nằm trọn trong vùng biển của miền Trung của xứ An Nam ngày ấy.
Truyền thông trong và ngoài nước đặc biệt quan tâm sự kiện giới thiệu bộ Atlas thế giới này.
Truyền thông trong và ngoài nước đặc biệt quan tâm sự kiện giới thiệu bộ Atlas thế giới này. 
Giờ đây, biển Đông đang dậy sóng khi Trung Quốc ngang nhiên đặt giàn khoan vào vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam, tấm bản đồ đã trở thành một bằng chứng vô giá khẳng định chủ quyền biển đảo của ta.

Đọc nhiều nhất

Tin mới