Đi một về hai: Kỳ tích lịch sử Không quân Thế giới

(Kiến Thức) - Kỳ tích trên xảy ra vào năm 1940 đã đưa lực lượng không quân Australia nổi tiếng toàn thế giới với câu chuyện khó tin nhưng có thật.
 

Nhân vật chính trong câu chuyện kỳ tích có một không hai này là Đại úy Không quân Australia Jack Inglis Hewson và sĩ quan bay Leonard Graham Fuller, hai nhân vật chính trong cuộc va chạm lịch sử khiến chiếc máy bay của Không quân Australia khi cất cánh chỉ có một nhưng khi hạ cánh lại là hai điều vốn dĩ không thể xảy ra.

Hai sĩ quan trong vụ va chạm trên không hề quen biết nhau nhưng lại cùng nhau tham gia một cuộc tập trận ở Australia vào ngày 29/9/1940, nhiệm vụ của họ là tham chiến trong một cuộc tấn công không quân giả định được Không quân Australia lên kế hoạch trước đó.

Di mot ve hai: Ky tich lich su Khong quan The gioi
 Phi cơ Avro Anson. Nguồn ảnh: History.

Hai chiếc máy bay trong vụ va chạm này đều thuộc loại phi cơ Avro Anson, vốn là một loại máy bay hai động cơ cánh quạt đa dụng, được sản xuất bởi Anh từ năm 1936 và được Anh viện trợ cho Úc. Các máy bay này thường được sử dụng như một máy bay huấn luyện với khả năng huấn luyện cho các phi công cường kích, phi công ném bom và cả phi công dân sự.

Ở độ cao 300 mét, chiếc máy bay do Hewson điều khiển đã bắt đầu lượn vòng trong khi chiếc máy bay thứ hai do Fuller điều khiển bắt đầu tiếp cận từ phía dưới phi cơ của Hewson ở hướng 6 giờ. Ban đầu, phi hành đoàn trên chiếc Avro do Hewson điều khiển có thể nhìn thấy rõ chiếc máy bay thứ hai đang ở phía dưới mình nhưng ngay sau khi cú lượn được thực hiện, họ mất dấu chiếc Avro của Fuller.

Trong lúc đó, chiếc Avro ở phía dưới do Fuller điều khiển có tầm nhìn khá tốt so với chiếc máy bay ở phía trên, tuy nhiên, khi chiếc Avro của Hewson bắt đầu thực hiện cú lượn thì chiếc Avro của Fuller ở bên dưới lại ngóc đầu lên, thực hiện động tác lấy độ cao.

Ở khoảng cách quá gần, phi công trên chiếc Avro ở phía dưới đã phán đoán sai tình hình và không thể tránh khỏi cú va chạm ở tốc độ gần 300 km/h. Trong khi đó, Hewson ở chiếc Avro phía trên không hề biết rằng người đồng đội của mình ở phía dưới đã húc thẳng vào bụng máy bay của anh ta.

Di mot ve hai: Ky tich lich su Khong quan The gioi-Hinh-2
 Tình cảnh khi hai chiếc máy bay hạ cánh. Nguồn ảnh: History.

Sau vụ pha chạm, một âm thanh chói tai phát ra khi hai cánh quạt từ chiếc máy bay Avro ở phía trên chém thẳng vào động cơ của chiếc Avro do Fuller điều khiển ở phía dưới. Chiếc Avro của Fuller lúc này có tình trạng khá thảm thương khi hai động cơ của nó dù vẫn hoạt động nhưng cánh đuôi thăng bằng đã bị đè nát và khoang lái gần như bị che khuất và không còn tầm nhìn.

Phi công điều khiển chiếc Avro ở phía trên buộc phải tắt động cơ để cánh quạt của nó không chém hỏng nốt hai động cơ của chiếc Avro ở phía dưới. do chiếc Avro ở dưới không còn tầm nhìn nên nó buộc phải bay theo sự chỉ huy của chiếc Avro ở phía trên, chiếc Avro ở phía trên do Hewson thực hiện cũng như làm luôn nhiệm vụ giữ thăng bằng cho cả hai chiếc máy bay do cánh đuôi của chiếc Avro do Fuller điều khiển phía dưới đã hỏng hoàn toàn.

Do động cơ của chiếc Avro không được thiết kế đủ khỏe để nó có thể mang theo một máy bay khác phía trên nên cả hai chiếc Avro với hai động cơ còn hoạt động được đã sớm mất độ cao, sau vài dặm lượn vòng và cố lết về sân bay, tuy nhiên họ nhận ra với tình trạng “hai nhập làm một” này, cả hai phi cơ sẽ rơi trước khi tới được sân bay gần nhất.

>>>Mời độc giả xem clip: Hình ảnh một chiếc Avro Anson hiếm hoi của Không quân Hoàng gia Anh còn xót lại sau Chiến tranh Thế giới thứ 2.

Với kinh nghiệm của mình, Fuller đã cho chiếc phi cơ bay tới một cánh đồng trống cách nơi xảy ra vụ tai nạn khoảng 5 dặm để bắt đầu cú hạ cánh khẩn cấp của mình. Do chiếc máy bay đã hỏng hóc quá lớn và Fuller cũng không nghĩ rằng hệ thống càng đáp trong chiếc máy bay của mình có thể chịu được sức nặng của cả hai chiếc phi cơ nên ông đã quyết định hạ cánh bằng bụng.

Sau khi tiếp đất, cánh quạt trên chiếc Avro của Fuller ngay lập tức bị hỏng do chém xuống đất, dưới sự điều khiển qua điện đàm của các phi công trên chiếc Avro ở phía trên, phi cơ của Fuller đã trượt dài khoảng 100 mét trên thảm cỏ cách sân bay Brocklesky khoảng 4 dặm (10 km) trước khi dừng lại hẳn. Ngay lập tức, các độ cứu hộ mặt đất có mặt để ứng cứu các phi công bị kẹt trong chiếc phi cơ của Fuller ở phía dưới.

Di mot ve hai: Ky tich lich su Khong quan The gioi-Hinh-3
 Hình ảnh được báo chí thế giới mô tả là "thằng mù cõng thằng què" khi chiếc phi cơ ở dưới gần như mất hết tầm nhìn. Nguồn ảnh: History.

Các phi công và phi hành đoàn trên cả hai chiếc phi cơ chỉ bị xây xát nhẹ kèm theo một phen “hú vía” khi họ thực hiện được kỳ tích. Tình cảnh của hai chiếc phi cơ sau này được báo chí toàn thế giới mô tả không kém gì “thằng mù cõng thằng què” khi mà chiếc Avro ở dưới hoàn toàn mất tầm nhìn phải cõng chiếc Avro ở trên đã không còn khả năng bay và phải tắt động cơ và trở thành “hoa tiêu” cho chiếc ở dưới cõng mình.

Sau vụ việc, các phi công trên cả hai máy bay đã được thưởng rất nhiều huân chương trong đó có huân chương danh dự. Fuller được mô tả như một người hùng khi anh đã cứu được cả hai chiếc máy bay trị giá 40.000 Bảng Anh và toàn bộ phi hành đoàn.

Di mot ve hai: Ky tich lich su Khong quan The gioi-Hinh-4
 Anh hùng phi công Fuller khi được trao tặng huân chương. Nguồn ảnh: History.

Tuy nhiên, số phận lại khá trớ trêu khi người anh hùng sống sót trong vụ tai nạn máy bay và thực hiện được cú hạ cánh lịch sử lại qua đời một cách lãng xẹt khi ông bị xe bus đâm khi đang đi xe đạp đi dạo. Ông qua đời ngày 18/3/1944 tại quê nhà.

Bất ngờ sức mạnh “pháo đài bay” Avro Vulcan của Anh

(Kiến Thức) - Máy bay ném bom Avro Vulcan của Không quân Hoàng gia Anh sở hữu thiết kế độc đáo so với các máy bay cùng thời, nhưng khả năng mang bom lại hơi kém.

Bat ngo suc manh
Tại triển lãm hàng không Royal International Air Tattoo (RIAT-2015) máy bay ném bom Avro Vulcan cuối cùng (số hiệu XH588) của Không quân Hoàng gia Anh (RAF) đã thực hiện chuyến bay cuối cùng của mình đánh dấu chặn đường hơn 60 năm hoạt động của dòng máy bay ném bom chiến lược thành công nhất của RAF.

Khoảnh khắc chiến thắng CTTG2 ấn tượng nhất lịch sử

(Kiến Thức) - Khi cuộc chiến tranh thế giới thứ 2 kết thúc chính là lúc cuộc ăn mừng lớn nhất lịch sử loài người bắt đầu.

Khoanh khac chien thang CTTG2 an tuong nhat lich su
 Quảng trường thời đại ở Mỹ chật kín người ăn mừng chiến thắng vào ngày 8/5/1945 khi Đức Quốc Xã tuyên bố đầu hàng. Tuy nhiên với người Mỹ thì cuộc chiến tranh thế giới thứ hai vẫn kéo dài 4 tháng nữa vì tới tháng 9 quân Nhật mới chính thức đầu hàng ở mặt trận Thái Bình Dương. Nguồn ảnh: History.
Khoanh khac chien thang CTTG2 an tuong nhat lich su-Hinh-2
 Các sỹ quan Mỹ cầm trên tay tờ báo với dòng tiêu đề "Ngày chiến thắng" trong khi ăn mừng tại Quảng Trường Thời Đại. Nguồn ảnh: History.

Tin mới