Đề xuất F0, F1 được phép đi làm: Tranh luận trái chiều

Trước đề xuất của Bộ Y tế cho người thuộc diện F0, F1 làm việc trong thời gian cách ly, nhiều F0, F1 bày tỏ băn khoăn.

Đề xuất F0, F1 được phép đi làm: Tranh luận trái chiều

Bộ Y tế vừa có đề xuất phương án đi làm cho trường hợp F0, F1 đang trong thời gian cách ly. Với F0 không có triệu chứng trong thời gian cách ly, Bộ Y tế kiến nghị các đơn vị, địa phương có thể xem xét bố trí thực hiện công việc trực tuyến, không tiếp xúc trực tiếp với người xung quanh.

F1 chưa tiêm đủ liều vắc xin được đề xuất cho phép tham gia các công việc cấp bách của đơn vị, địa phương thông qua hình thức làm việc trực tuyến hoặc trực tiếp.

Trước đề xuất đưa ra, bên cạnh các chia sẻ đồng thuận vẫn nhiều ý kiến trái chiều...

Đi làm không hiệu quả?

Chị Nguyễn Chi (30 tuổi, hiện đang làm việc tại một công ty may mặc hàng xuất khẩu) cho biết, chị mắc Covid-19 từ ngày 2/3 tới nay.

“Những ngày đầu khi mắc bệnh, tôi liên tục sốt cao, ho nhưng chỉ vài ngày sau chỉ còn mệt nhẹ có thể làm việc từ xa được. Bản thân tôi đồng ý với đề xuất này”, chị Nguyễn Chi nói.

Tuy nhiên, chị Chi bày tỏ băn khoăn khi làm việc như vậy năng suất lao động sẽ bị giảm sút nhiều.

“Nói là không có triệu chứng nhưng thực tế vẫn mệt mỏi, thêm vào đó là tâm lý khá lo lắng. Tôi nghĩ sẽ phần nào ảnh hưởng đến công việc”, chị Chi nêu thực tế.

De xuat F0, F1 duoc phep di lam: Tranh luan trai chieu

F0 làm việc tại nhà 

Chị Dương Trang (32 tuổi, trú tại Thường Tín, Hà Nội) có nhiều triệu chứng như mệt mỏi, đau đầu, sốt cao, mất ngủ kéo dài nhiều ngày. 

"Với tình trạng bệnh của tôi chắc không thể đi làm được. Sau khi khỏi bệnh, tôi cần phải có thời gian nghỉ ngơi để hồi phục chứ không dám nghĩ là làm việc luôn", chị Trang chia sẻ.

Còn chị Thanh Tâm (SN 1978, Cán bộ tại một trường cao đẳng ở Hà Nội), là F1 đang chăm sóc 3 con nhỏ mắc Covid-19. Chị cho rằng, những F1 như chị sẽ khó tập trung để làm việc.

De xuat F0, F1 duoc phep di lam: Tranh luan trai chieu-Hinh-2

Chị Thanh Tâm test Covid-19 cho 3 người con của mình

De xuat F0, F1 duoc phep di lam: Tranh luan trai chieu-Hinh-3

“Mặc dù tôi đã tiêm đủ 3 liều vắc xin nhưng nguy cơ chuyển từ F1 thành F0 rất cao vì trực tiếp chăm sóc con nhỏ. Lúc nào cũng có tâm lý nơm nớp lo sợ mình sẽ chuyển F0 nên khó tập trung vào công việc”, chị Tâm chia sẻ.

Thêm vào đó, tình hình sức khỏe của các con đang mắc Covid-19 là mối quan tâm hàng đầu của gia đình nên cha mẹ cần dành nhiều thời gian chăm sóc con hơn...

Có thể làm trực tuyến

Anh Hoàng Tùng (SN 1995, Hoàng Mai, Hà Nội) đang là nhân viên công nghệ thông tin của một công ty ở Hà Nội, anh Tùng hoàn toàn ủng hộ việc F0, F1 có thể làm việc trực tuyến.

“Tôi bị mắc Covid-19 đến nay được 3 ngày, nhưng không hề có triệu chứng gì. Chỉ phát hiện bị nhiễm khi bạn làm cùng phòng thông báo đã mắc Covid-19. Ở nhà, tôi có thể làm việc bình thường như những người khỏe mạnh”, anh Tùng nói.

Tuy nhiên, anh Tùng mong muốn sẽ có hướng dẫn cụ thể để đánh giá F1 thế nào thì được làm việc, F1 nào sẽ phải nghỉ.

“Mặc dù, được phép tự nguyện đăng ký nghỉ ngơi hoặc làm việc, nhưng sẽ có tâm lý bị đánh giá là trốn việc hay không siêng năng nếu nhân viên xin nghỉ. Từ đó nảy sinh tâm lý là dù mắc bệnh, mệt mỏi sẽ cố để làm”, anh Tùng tâm sự.

Tính từ đầu đợt dịch thứ tư (từ ngày 29/4) tới 8/3, Thủ đô có tới 430.525 ca nhiễm. 

Viên chức trốn việc suốt 6 năm vẫn ung dung hưởng lương

Một viên chức Tây Ban Nha trốn việc suốt 6 năm nhưng vẫn nhận lương cho đến khi nghỉ hưu. 

Viên chức trốn việc suốt 6 năm vẫn ung dung hưởng lương
Theo BBC, Joaquin Garcia, 69 tuổi là giám sát xây dựng một nhà máy xử lý nước thải ở Cadiz, tây nam Seville, Tây Ban Nha.

Các nước tổ chức đua F1 từ nguồn kinh phí nào?

(Kiến Thức) - Giải đua F1 được tổ chức tại nhiều nước trên thế giới. Kinh phí đầu tư cho giải đua F1 được dư luận quan tâm. Trong khi tại Việt Nam, kinh phí sẽ được lấy từ nguồn vốn xã hội hóa thì một số nước như Đức, Bỉ, Mỹ chính quyền can thiệp và hỗ trợ trực tiếp.

Các nước tổ chức đua F1 từ nguồn kinh phí nào?
Những ngày qua, dư luận Việt Nam hết sức quan tâm trước những thông tin về việc thủ đô Hà Nội sẽ là địa điểm tổ chức chặng đua F1 (Formula 1) đầu tiên tại Việt Nam từ năm 2020 kéo dài trong 10 năm tại khu vực Mỹ Đình.

Chuyên gia: Hủy F1 là đúng đắn để không đi ngược lợi ích người dân

PGS.TS Trần Đình Thiên, Thành viên Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng Chính phủ cho rằng, quyết định hủy chặng đua Công thức 1 tại Việt Nam năm 2020 tại thời điểm hiện nay là sáng suốt và vì lợi ích lâu dài. 

Chuyên gia: Hủy F1 là đúng đắn để không đi ngược lợi ích người dân
Chuyen gia: Huy F1 la dung dan de khong di nguoc loi ich nguoi dan
 
Thay đổi ưu tiên là lựa chọn sống còn

Đọc nhiều nhất

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

(Kiến Thức) - Đến thời điểm này đã có 15 tỉnh, thành thay đổi nhân sự bí thư. Trong đó, có một ủy viên Bộ Chính trị, 8 ủy viên TƯ, 5 ủy viên dự khuyết. Đây là những nhân tố được Bộ Chính trị đặt niềm tin sẽ hạt nhân mang lại những thành tựu kinh tế, xã hội cho các địa phương.
Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

(Kiến Thức) - Những năm qua, hiện tượng giang hồ mạng nổi lên với nhiều hoạt động nhức nhối, ảnh hưởng đến trật tự xã hội và tư tưởng một bộ phận giới trẻ. Điều đáng nói, loạt giang hồ đình đám trên mạng xã hội này lại có hồi kết chẳng như mơ.

Tin mới

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Bộ Công Thương đề xuất cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt còn 5 bậc thay vì 6 bậc. Bậc giá điện cao nhất có thể lên tới hơn 3.700 đồng/kWh, cao hơn so với mức cao nhất trong biểu giá hiện hành.