"Đệ nhất dâm phụ" Trung Quốc ngoại tình chỉ là bịa đặt

Theo những sử liệu mới nhất chứng minh rằng, cuộc ngoại tình huyền thoại của Phan Kim Liên với Tây Môn Khánh chỉ là sự bịa đặt.

"Đệ nhất dâm phụ" Trung Quốc ngoại tình chỉ là bịa đặt
Luôn đi kèm với danh xưng "Đệ nhất dâm phụ" Trung Quốc nhưng liệu đằng sau bức màn ngoại tình giết chồng của Phan Kim Liên có còn điều gì uẩn khuất.
Theo Wikipedia, "Phan Kim Liên nguyên là hầu gái trong nhà một đại gia, do không chịu làm thiếp cho tài chủ già nên bị bức phải lấy Võ Đại Lang, anh Võ Tòng, một người vừa lùn vừa xấu xí. Phan Kim Liên vốn tính lẳng lơ nên rất thất vọng. Về sau, Võ Tòng gặp lại Võ Đại Lang, Phan Kim Liên thấy Võ Tòng là anh hùng cái thế thì ra sức quyến rũ nhưng Võ Tòng không chút động lòng. Nhân lúc Võ Tòng đi Đông Kinh, do người láng giềng là Vương Bà dắt mối, Phan Kim Liên quen với Tây Môn Khánh, một tên tài chủ. Khi hai người gặp nhau ở nhà Vương Bà thì bị Võ Đại Lang phát hiện. Võ Đại Lang bị Tây Môn Khánh đánh đến ngất đi. Vì muốn gian díu lâu dài với Tây Môn Khánh nên Phan Kim Liên với sự giúp đỡ của Vương Bà bỏ thạch tín vào bát canh của Võ Đại Lang để giết chàng.
Võ Tòng trở về, biết chuyện lập tức mời hàng xóm đến nhà. Chàng lôi Vương Bà đến trước bàn thờ anh rồi gọi Phan Kim Liên ra. Phan Kim Liên xin tha tội nhưng Võ Tòng đã chém chết ả ngay tại chỗ rồi đi giết Tây Môn Khánh. Phan Kim Liên về sau trở thành mỹ nhân điển hình trong văn học Trung Hoa".
Câu chuyện ngoại tình của Phan Kim Liên cũng được người ta nhắc lại trong tiểu thuyết nổi tiếng Thủy Hử của Thi Nại Am. Sau đó, nhân vật này còn bước vào những tác phẩm nổi tiếng không kém là Kim Bình Mai với hình ảnh một phụ nữ lẳng lơ ngoại tình giết chồng.
Mặc dù trong suy nghĩ của rất nhiều người Phan Kim Liên là biểu tượng cho hình ảnh một người phụ nữ lẳng lơ giết chồng theo trai nhưng vẫn có nhiều tài liệu lịch sử đi ngược lại với quan niệm này. Nhiều nhà làm sử đã quyết tâm "minh oan" cho mỹ nhân vốn mang nhiều "tội đồ" này.
Theo một số tài liệu gần đây vừa công bố thì Phan Kim Liên đã phải chịu nổi oan khuất hàng trăm năm nay. Bởi trái ngược lại với hình ảnh Phan Kim Liên trong Thủy Hử hay Kim Bình Mai, Phan Kim Liên của lịch sử lại là một người vợ hiền dâu thảo. Còn Võ Đại lại là một người đàn ông thành đạt, mạnh khỏe chứ không phải là một ông chồng yếu đuối nhu nhược.
"De nhat dam phu" Trung Quoc ngoai tinh chi la bia dat
Ôn Bích Hà vai Phan Kim Liên. 
Theo khảo cứu của các chuyên gia, dựa trên bia mộ khai quật được vào năm 1946 thì Võ Đại Lang tên thật là Võ Trực, là con nhà họ Võ ở huyện Thanh Hà, Sơn Đông, nay thuộc tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc. Võ Trực khi nhỏ gọi là Đại Lang, tuy xuất thân nghèo khổ, song lại thông minh dĩnh ngộ hơn người, văn võ song toàn, vì vậy lớn lên thi đỗ tới tiến sỹ rồi được bổ làm huyện lệnh ở huyện Dương Cốc.
Còn Phan Kim Liên thì vốn tên là Phan Thục Viên và không phải là một đầy tớ mà là một thiên kim tiểu thư của Phan Tri châu, sống ở Hoàng Kim Trang cách làng của nhà họ Võ chừng 1,5 dặm. Theo ghi chép của tấm bia mộ này thì Võ Trực và Phan Kim Liên sau khi lấy nhau sống rất hạnh phúc, có với nhau tới 4 đứa con. Đồng thời, Võ Đại Lang là một ông quan tốt, tạo phúc cho nhân dân trong vùng, vì vậy, nhân dân vùng này mới tưởng nhớ ông mà lập bia mộ.
Theo những gì ghi chép từ tấm bia mộ này cùng với sự suy luận của các sử gia, thì Võ Đại Lang ở ngoài đời cao tới 1.78 mét trở lên chứ không phải là người thấp lùn xấu xí như trong tiểu thuyết của Thi Nại Am. Hơn nữa, từ hiện trường khai thác bia mộ này có thể thấy, quy mô ngôi mộ của Võ Đại Lang khá lớn, loại gỗ làm quan tài lại là loại gỗ rất quý. Do vậy, càng có thể khẳng định, những điều ghi trên bia mộ về Võ Đại Lang là sự thực.
Vậy nguyên nhân vì đâu câu chuyện Võ Đại Lang và Phan Kim Liên lại trở thành một câu chuyện ngoại tình trớ trêu và bi thảm như vậy? Theo như lời kể của hậu duệ đời thứ 24 của Võ Trực là Võ Song Phúc thì có nguyên nhân có lẽ bắt đầu từ một người họ Vương, vốn là một người bạn thân của Võ Đại Lang.
Võ Song Phúc kể rằng, vào thời kỳ Võ Đại Lang còn nghèo khó thì người bạn họ Vương này giúp đỡ về tiền bạc. Đến khi Võ Đại Lang làm quan thì gia đình họ Vương phá sản, trở nên nghèo khổ. Vì vậy họ Vương mới tìm đến nhà Võ Đại Lang để xin giúp đỡ, mong Võ Đại Lang cho mình một chức quan.
Tuy nhiên, họ Vương ở nhà Võ Đại Lang suốt nửa năm trời mà vẫn không thấy Võ Đại Lang chịu đề bạt, tiến cử mình. Tức giận, họ Vương lẳng lặng bỏ đi nhưng cũng từ đó đem lòng hận Võ Đại Lang. Vì vậy, trên đường về quê, họ Vương bịa đặt những câu chuyện xấu xa về Võ Đại Lang và Phan Kim Liên nói với những người quen của mình. Tiếng dữ đồn xa, những câu chuyện do họ Vương bịa đặt ngày một lan truyền.
Thế rồi tam sao thất bản, câu chuyện vốn đã xa sự thật ngày càng xa hơn. Mãi tới khi về tới nhà, họ Vương mới biết rằng, Võ Đại Lang vì thanh liêm chính trực không cậy quyền thế tiến cử mình làm quan, nhưng đã cho người xây dựng nhà cửa, chu cấp tiền bạc để Vương có thể sống sung túc cả đời. Họ Vương biết vậy, ân hận vô cùng, rồi sau đó giống như một kẻ điên lang thang khắp các hang cùng ngõ hẻm, dán các tờ giấy thanh minh những gì mình đã kể. Tuy nhiên, lời đã nói ra làm sao thu lại được?
Câu chuyện của Võ Song Phúc được nhiều sử gia tin là có thực. Bởi lẽ, theo truyền thống sáng tác tiểu thuyết thời Minh – Thanh, hầu hết các tác phẩm đều được các tác giả xây dựng dựa trên những câu chuyện lưu truyền trong dân gian, cộng thêm sự gia công của chính bản thân mình.
Câu chuyện ngoại tình của Phan Kim Liên được tác giả Thi Nại Am xây dựng trong “Thủy Hử truyện” đương nhiên cũng không ngoại lệ. Tuy nhiên, cũng vì tạo nên sự thành công cho tác phẩm của mình, Thi Nại Am đã vô tình tạo nên tiếng xấu ngàn đời cho một người phụ nữ.Theo khảo cứu của các chuyên gia, dựa trên bia mộ khai quật được vào năm 1946 thì Võ Đại Lang tên thật là Võ Trực, là con nhà họ Võ ở huyện Thanh Hà, Sơn Đông, nay thuộc tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc. Võ Trực khi nhỏ gọi là Đại Lang, tuy xuất thân nghèo khổ, song lại thông minh dĩnh ngộ hơn người, văn võ song toàn, vì vậy lớn lên thi đỗ tới tiến sỹ rồi được bổ làm huyện lệnh ở huyện Dương Cốc.
Còn Phan Kim Liên thì vốn tên là Phan Thục Viên và không phải là một đầy tớ mà là một thiên kim tiểu thư của Phan Tri châu, sống ở Hoàng Kim Trang cách làng của nhà họ Võ chừng 1,5 dặm. Theo ghi chép của tấm bia mộ này thì Võ Trực và Phan Kim Liên sau khi lấy nhau sống rất hạnh phúc, có với nhau tới 4 đứa con. Đồng thời, Võ Đại Lang là một ông quan tốt, tạo phúc cho nhân dân trong vùng, vì vậy, nhân dân vùng này mới tưởng nhớ ông mà lập bia mộ.
Theo những gì ghi chép từ tấm bia mộ này cùng với sự suy luận của các sử gia, thì Võ Đại Lang ở ngoài đời cao tới 1.78 mét trở lên chứ không phải là người thấp lùn xấu xí như trong tiểu thuyết của Thi Nại Am. Hơn nữa, từ hiện trường khai thác bia mộ này có thể thấy, quy mô ngôi mộ của Võ Đại Lang khá lớn, loại gỗ làm quan tài lại là loại gỗ rất quý. Do vậy, càng có thể khẳng định, những điều ghi trên bia mộ về Võ Đại Lang là sự thực.
Vậy nguyên nhân vì đâu câu chuyện Võ Đại Lang và Phan Kim Liên lại trở thành một câu chuyện ngoại tình trớ trêu và bi thảm như vậy? Theo như lời kể của hậu duệ đời thứ 24 của Võ Trực là Võ Song Phúc thì có nguyên nhân có lẽ bắt đầu từ một người họ Vương, vốn là một người bạn thân của Võ Đại Lang.
Võ Song Phúc kể rằng, vào thời kỳ Võ Đại Lang còn nghèo khó thì người bạn họ Vương này giúp đỡ về tiền bạc. Đến khi Võ Đại Lang làm quan thì gia đình họ Vương phá sản, trở nên nghèo khổ. Vì vậy họ Vương mới tìm đến nhà Võ Đại Lang để xin giúp đỡ, mong Võ Đại Lang cho mình một chức quan.
Tuy nhiên, họ Vương ở nhà Võ Đại Lang suốt nửa năm trời mà vẫn không thấy Võ Đại Lang chịu đề bạt, tiến cử mình. Tức giận, họ Vương lẳng lặng bỏ đi nhưng cũng từ đó đem lòng hận Võ Đại Lang. Vì vậy, trên đường về quê, họ Vương bịa đặt những câu chuyện xấu xa về Võ Đại Lang và Phan Kim Liên nói với những người quen của mình. Tiếng dữ đồn xa, những câu chuyện do họ Vương bịa đặt ngày một lan truyền.
Thế rồi tam sao thất bản, câu chuyện vốn đã xa sự thật ngày càng xa hơn. Mãi tới khi về tới nhà, họ Vương mới biết rằng, Võ Đại Lang vì thanh liêm chính trực không cậy quyền thế tiến cử mình làm quan, nhưng đã cho người xây dựng nhà cửa, chu cấp tiền bạc để Vương có thể sống sung túc cả đời. Họ Vương biết vậy, ân hận vô cùng, rồi sau đó giống như một kẻ điên lang thang khắp các hang cùng ngõ hẻm, dán các tờ giấy thanh minh những gì mình đã kể. Tuy nhiên, lời đã nói ra làm sao thu lại được?
Câu chuyện của Võ Song Phúc được nhiều sử gia tin là có thực. Bởi lẽ, theo truyền thống sáng tác tiểu thuyết thời Minh – Thanh, hầu hết các tác phẩm đều được các tác giả xây dựng dựa trên những câu chuyện lưu truyền trong dân gian, cộng thêm sự gia công của chính bản thân mình.
Câu chuyện ngoại tình của Phan Kim Liên được tác giả Thi Nại Am xây dựng trong “Thủy Hử truyện” đương nhiên cũng không ngoại lệ. Tuy nhiên, cũng vì tạo nên sự thành công cho tác phẩm của mình, Thi Nại Am đã vô tình tạo nên tiếng xấu ngàn đời cho một người phụ nữ.

Sự thật gây choáng về chuyện ngoại tình của Phan Kim Liên

Từ xưa tới nay, người ta luôn nhắc tới Phan Kim Liên như một “điển hình” cho loại phụ nữ xinh đẹp nhưng dâm loạn và độc ác. 

Sự thật gây choáng về chuyện ngoại tình của Phan Kim Liên
Tuy nhiên, những sử liệu mới nhất lại chứng minh rằng, cuộc ngoại tình huyền thoại này thực tế chỉ là sự bịa đặt của các nhà tiểu thuyết mà thôi…

Nỗi hàm oan thiên cổ của Võ Đại Lang và Phan Kim Liên

Qua ngòi bút của Thi Nại Am trong “Thủy Hử truyện” và sau đó là Lan Lăng Tiếu Tiếu Sinh trong "Kim Bình Mai", Phan Kim Liên trở thành biểu tượng của hạng phụ nữ dâm đãng.

Nỗi hàm oan thiên cổ của Võ Đại Lang và Phan Kim Liên
Ngày 18/12/2009, họa sĩ Thi Thắng Thần, hội viên Hội Mỹ thuật Trung Quốc, Phó hội trưởng Hội Nghiên cứu tranh liên hoàn tỉnh Hà Bắc, là hậu duệ dòng đích của Thi Nại Am đã đến đền thờ Võ Đại Lang ở Thanh Hà. Ông thay mặt cho hậu duệ của họ Thi bày tỏ sự xin lỗi và mong con cháu họ Võ, họ Phan tha thứ.

Phan Kim Liên và nỗi oan ngàn năm chưa thể xóa bỏ

Từ xưa tới nay, người ta luôn nhắc tới Phan Kim Liên như một “điển hình” cho loại phụ nữ xinh đẹp nhưng dâm loạn và độc ác.

Phan Kim Liên và nỗi oan ngàn năm chưa thể xóa bỏ
Do ảnh hưởng quá sâu rộng của “Thủy hử truyện”, nhiều nhân vật trong “Thủy hử” ngày càng khác xa với “bản lai diện mục”. Bên cạnh những nhân vật hư cấu, một số nhân vật có thật trong lịch sử đã bị làm sai lệch khiến cả gia tộc bị hàm oan suốt mấy trăm năm

Ngày 18/12/2009, họa sĩ Thi Thắng Thần, hội viên Hội Mỹ thuật Trung Quốc, Phó hội trưởng Hội Nghiên cứu tranh liên hoàn tỉnh Hà Bắc, là hậu duệ dòng đích của Thi Nại Am đã đến đền thờ Võ Đại Lang ở Thanh Hà.

Đọc nhiều nhất

Tin mới