Ngày 18/12/2009, họa sĩ Thi Thắng Thần, hội viên Hội Mỹ thuật Trung Quốc, Phó hội trưởng Hội Nghiên cứu tranh liên hoàn tỉnh Hà Bắc, là hậu duệ dòng đích của Thi Nại Am đã đến đền thờ Võ Đại Lang ở Thanh Hà.
Ông thay mặt cho hậu duệ của họ Thi bày tỏ sự xin lỗi và mong con cháu họ Võ, họ Phan tha thứ.
Do ảnh hưởng quá sâu rộng của 'Thủy Hử truyện' - một trong 'tứ đại kỳ thư' của Trung Hoa, cộng thêm tác động của các loại hình nghệ thuật khác như hý kịch, sân khấu dân gian, phim ảnh..., nhiều nhân vật trong 'Thủy Hử truyện' đã được hình tượng hóa và khác xa chính sử.
|
Hình ảnh Phan Kiên Liên và Võ Đại Lang trong một bộ phim. |
Bên cạnh những nhân vật hư cấu, một số nhân vật có thật trong lịch sử đã bị lắp ghép, thêm thắt, thậm chí làm sai lệch khiến cả gia tộc bị hàm oan suốt mấy trăm năm.
Qua ngòi bút của Thi Nại Am trong 'Thủy Hử truyện' và sau đó là Lan Lăng Tiếu Tiếu Sinh trong 'Kim Bình Mai', Phan Kim Liên trở thành biểu tượng của hạng phụ nữ dâm đãng.
Còn Võ Đại Lang được miêu tả là anh chàng bán bánh hấp, kiểu nửa người nửa ngợm, xấu xí ngây ngô, cao không đầy 5 thước (1,3m), cuối cùng bị vợ ép uống thuốc độc chết tức tưởi...
Trai tài, gái sắc
Kiểu “định dạng” trên đã khiến cho đôi vợ chồng Võ Đại Lang - Phan Kim Liên gánh chịu “nỗi oan thiên cổ”. Trong lịch sử Trung Hoa, ở vùng huyện Thanh Hà đúng là có nhân vật Võ Đại Lang, Phan Kim Liên nhưng họ sống vào đời Minh chứ không phải đời Tống và cuộc đời hoàn toàn khác xa những gì mô tả trong “Thủy hử”.
Võ Đại Lang tên thật là Võ Thực, sống vào thời Vĩnh Lạc triều Minh, người thôn Võ Gia Na (xưa gọi là Khổng Tống Trang), huyện Thanh Hà, tỉnh Sơn Đông (nay thuộc tỉnh Hà Bắc - Trung Quốc), cách huyện thành Thanh Hà 3 km. Võ Đại Lang xuất thân cơ hàn nhưng thông minh hơn người, thi đậu tiến sĩ, được bổ làm Huyện lệnh Dương Cốc, hàm thất phẩm, công chính liêm minh, rất được dân chúng mến mộ.
Còn Phan Kim Liên là thiên kim tiểu thư, con của quan tri châu Hàm Đan, người xinh đẹp nết na, khéo léo, nhà ở Phan Gia Trang (sau đổi là Hoàng Kim Trang), huyện Thanh Hà, chỉ cách thôn Võ Gia Na 1,5 km. Thương Võ Thực là người nghèo mà có chí nên Phan Kim Liên hết lòng giúp đỡ. Sau 2 người nên nghĩa vợ chồng, sống hạnh phúc bên nhau, có 4 con trai truyền thế đến nay. Không phải như “Thủy hử” viết là con mồ côi ở nhà phú hộ, bị phú hộ gạ gẫm song Kim Liên nhất định không nghe, toan đi mách với bà chủ. Lão phú hộ tức giận, bèn đem Kim Liên gả cho con người xấu xí là Võ Đại Lang mà không lấy một đồng.
Phan Kim Liên vốn tính lẳng lơ nên rất thất vọng. Về sau, Võ Tòng gặp lại Võ Đại Lang, Phan Kim Liên thấy Võ Tòng là anh hùng cái thế thì ra sức quyến rũ nhưng Võ Tòng không chút động lòng. Nhân lúc Võ Tòng đi Đông Kinh, do người láng giềng là Vương Bà dắt mối, Phan Kim Liên quen với Tây Môn Khánh, một tên tài chủ. Khi hai người gặp nhau ở nhà Vương Bà thì bị Võ Đại Lang phát hiện. Võ Đại Lang bị Tây Môn Khánh đánh đến ngất đi. Vì muốn gian díu lâu dài với Tây Môn Khánh nên Phan Kim Liên với sự giúp đỡ của Vương Bà bỏ thạch tín vào bát canh của Võ Đại Lang để giết chàng.
... đến "nỗi oan" vì Thủy Hử và Kim Bình Mai
Theo một số tài liệu gần đây vừa công bố thì Phan Kim Liên đã phải chịu nổi oan khuất hàng trăm năm nay. Bởi trái ngược lại với hình ảnh Phan Kim Liên trong Thủy Hử hay Kim Bình Mai, Phan Kim Liên của lịch sử lại là một người vợ hiền dâu thảo. Còn Võ Đại lại là một người đàn ông thành đạt, mạnh khỏe chứ không phải là một ông chồng yếu đuối nhu nhược.
Hơn nữa, theo những gì ghi lại trên bia mộ thì được biết, do chức cao vọng trọng nên cuộc đời và gia thế của Võ Đại được ghi lại khá rõ ràng cho người đời sau. Cụ thể, ngay trên bia mộ cũng ghi rõ Võ Đại và Phan Kim Liên có với nhau tới 4 người con và sống rất hạnh phúc. Một số sử gia cũng cho biết, Phan Kim Liên nổi tiếng xinh đẹp và khuê các lại xuất thân từ con nhà quan lại nên những lề thói lễ nghĩa rất nghiêm chỉnh. Vì thế, không có chuyện Phan Kim Liên lẳng lơ như trong tác phẩm của Thi Nại. Được biết, do chồng là Võ Đại bận công việc triều chính nên mọi công việc trong nhà và nuôi con đều do một tay người phụ nữ này quán xuyến.