Đề nghị Bộ Công an vào cuộc vụ phóng sinh cá chim trắng

Bộ TN&MT vừa có văn bản đề nghị Bộ Công an vào cuộc điều tra, làm rõ thông tin báo chí phản ánh về việc phóng sinh cá chim trắng xuống sông Hồng.

Đề nghị Bộ Công an vào cuộc vụ phóng sinh cá chim trắng
Theo đó, Bộ TN&MT ngày 25/2 đã có văn bản số 582/BTNMT-TCMT gửi Bộ Công an đề nghị điều tra vụ việc phóng sinh cá chim trắng xuống sông Hồng khu vực trước cửa đình làng Bát Tràng (xã Bát Tràng huyện Gia Lâm, Hà Nội) vào ngày 5/2.
De nghi Bo Cong an vao cuoc vu phong sinh ca chim trang
 Bộ TN&MT đề nghị Bộ Công an vào cuộc điều tra việc phóng sinh cá chim trắng xuống sông Hồng. Ảnh: Vietnamnet.
Theo thông tin báo chí phản ánh, một lượng lớn cá đã được phóng sinh, trong đó có loài ngoại lai có nguy cơ xâm hại nhưng chưa thống nhất về nguồn gốc, chủng loại, khối lượng cá được phóng sinh. Bộ TN&MT cho rằng, sự việc này gây hoang mang trong dư luận và người dân về ảnh hưởng của việc phóng sinh các loài ngoại lai vào môi trường tự nhiên.
Bộ TN&MT đề nghị Bộ Công an chỉ đạo các đơn vị chức năng triển khai công tác nghiệp vụ để xác định rõ các thông tin liên quan đến vụ việc nêu trên và xử lý theo quy định đối với tổ chức, cá nhân vi phạm quy định pháp luật.
Ngoài ra, Bộ TN&MT cũng đã có văn bản đề nghị các bộ, ngành liên quan và UBND các tỉnh, TP trực thuộc trung ương phối hợp chỉ đạo việc quản lý loài ngoại lai xâm hại và loài ngoại lai có nguy cơ xâm hại nhằm bảo tồn đa dạng sinh học trên phạm vi toàn quốc.
Trước đó, sáng 5/2 (mùng 9 tháng Giêng), hàng nghìn người dân từ khắp mọi nơi đã đổ về bến sông cửa đình Bát Tràng (xã Bát Tràng - Gia Lâm) tham gia lễ phóng sinh do Thượng tọa Thích Chân Quang tại chùa Linh Ứng (phường Tương Mai – Hoàng Mai) kết hợp với chùa Kim Trúc (chùa Bát Tràng – xã Bát Tràng) chủ trì.
Tuy nhiên, không ít những xô cá trong lễ phóng sinh được xác định là cá chim trắng, một loài cá ăn thịt có răng sắc nhọn, chuyên ăn thịt những loài cá nhỏ khác.
Sau đó Bộ TN&MT, Sở TN&MT Hà Nội, Chi cục Bảo vệ môi trường Hà Nội, Tổng cục Thủy sản, Sở NNPT&NT Hà Nội và các ban ngành liên quan cùng các chuyên gia vào cuộc làm rõ thông tin trên.
Chiều 10/2, các chuyên gia của Tổng cục Môi trường (Bộ TN&MT), Tổng cục Thuỷ sản (Bộ NN&PTNT) cùng Chi cục Bảo vệ môi trưởng Hà Nội, Chi cục Thuỷ sản Hà Nội, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thuỷ sản 1, đại diện UBND TP Hà Nội đã có cuộc họp kín để xác định rõ 10 tấn cá phóng sinh xuống sông Hồng vừa qua có phải loài nguy hại hay không.
Tại cuộc họp, các chuyên gia khẳng định, đây là loài cá chim trắng Colossoma brachypomum, nằm trong danh mục được phép sản xuất kinh doanh, theo Quyết định 57 của Bộ trưởng NN&PTNT ngày 2/5/2008.

Sinh vật lạ trong mì là chiêu trò chơi xấu Massan

(Kiến Thức) - Liên quan đến vụ việc người dân phản ánh phát hiện “sinh vật lạ” trong bát mì đã pha tại Thanh Hoá, các chuyên gia khẳng định đây chỉ là chiêu trò chơi xấu Masan.

Sinh vật lạ trong mì là chiêu trò chơi xấu Massan
Mì Kokomi an toàn, không có “sinh vật lạ”
Những ngày gần đây, thông tin phát hiện “sinh vật lạ” trong bát mì ăn liền Kokomi đã pha và sử dụng tại một số xã ở Tĩnh Gia, Thanh Hoá được lan truyền khiến dư luận xôn xao. Trước thông tin trên, Cục An toàn thực phẩm – Bộ Y tế đã chỉ đạo Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Thanh Hoá phối hợp với Trung tâm kiểm nghiệm, Sở Y tế tỉnh Thanh Hoá tiến hành lấy mẫu sản phẩm cùng loại trên thị trường để phân tích.
Kết quả kiểm nghiệm của Trung tâm kiểm nghiệm tỉnh Thanh Hoá số 158/2015 và báo cáo số 343/BC-ATTP của Chi cục ATVSTP tỉnh Thanh Hoá ngày 16/11/2015 cho thấy sản phẩm mỳ Kokomi tôm chua cay đạt các tiêu chuẩn kiểm nghiệm như công bố, không có sinh vật lạ.
Sinh vat la trong mi la chieu tro choi xau Massan
Sinh vật lạ trong mì là chiêu trò chơi xấu Massan.
Như vậy, thông tin mì Kokomi có “sinh vật lạ” là tin đồn hoàn toàn thất thiệt, gây ảnh hưởng xấu tới sản phẩm này của Công ty Cổ phần hàng tiêu dùng Masan. Hiện các cơ quan chức năng đang khẩn trương điều tra rõ nguyên nhân xuất hiện các “sinh vật lạ” trong bát mì ăn liền Kokomi đã pha với nước nóng để làm rõ động cơ, mục đích.
Tung tin “sinh vật lạ” nhằm chơi xấu Masan
Những năm gần đây, tại các tỉnh thành xuất hiện không ít thông tin liên quan đến các sản phẩm thực phẩm như sữa, mì tôm xuất hiện “sinh vật lạ” nghi là sán, dòi, đỉa… Đối với hiện trạng này, Cục ATTP – Bộ Y tế đã có công văn nêu rõ quan điểm về việc các sinh vật lạ xuất hiện do xâm nhập từ bên ngoài chứ không tồn tại bên trong gói mì và khẳng định tính khoa học, việc ấu trùng sán dây không thể sống trong sản phẩm mì tôm được bao bọc kín qua quá trình chế biến bằng quy trình xử lý ở nhiệt độ cao.
Trao đổi về những thông tin có “sinh vật là” trong thực phẩm như mì gói, sữa, PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh – Viện Công nghệ thực phẩm Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội khẳng định: “Không thể có giun sán trong mì tôm”.
PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh phân tích: Giun, sán thường tồn tại trong thịt động vật, rau nhưng dưới dạng ấu trùng. Con người dễ bị nhiễm giun, sán khi ăn thức ăn tái, thức ăn chưa nấu chín ví dụ tiết canh, thịt bò tái, lợn tái, rau sống…
“Nói như vậy để thấy giun, sán không thể tồn tại trong môi trường bột mì hay phụ gia sản xuất mì tôm được. Bột mì không phải môi trường sinh sống của giun sán”, PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh cho biết.
Theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, mì tôm được sản xuất qua nhiều công đoạn: Từ bột mì nhào trộn với nước, phụ gia sau đó được cán, dát và cắt sợi. Tiếp theo được hấp chín, cắt chia thành từng gói sau đó được chiên và làm nguội trước khi phân loại và đống gói.
“Với quy trình sản xuất được hấp chín, lại được chiên nữa không thể ký sinh trùng như giun, sán tồn tại được”, PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh cho biết thêm.
Có thể khẳng định, việc tung tin đồn có “sinh vật lạ” trong mì tôm Kokomi là dấu hiệu cạnh tranh không lành mạnh nhằm chơi xấu Masan..

Nước mắm truyền thống vẫn được bày bán bình thường trong siêu thị

Khảo sát tại một số địa điểm siêu thị và chợ trên địa bàn Hà Nội ngày 22 - 23/10 cho thấy, nước mắm truyền thống vẫn được bày bán bình thường.

Nước mắm truyền thống vẫn được bày bán bình thường trong siêu thị
Tại siêu thị Hapro Bắc Thanh Xuân, Hà Nội, nước mắm như 584 Nha Trang, Cát Hải hay các loại nước mắm truyền thống có độ đạm cao khác vẫn được bày bán.
Tại siêu thị Hapro Bắc Thanh Xuân, Hà Nội, nước mắm như 584 Nha Trang, Cát Hải hay các loại nước mắm truyền thống có độ đạm cao khác vẫn được bày bán. 
Theo quan sát, các loại nước mắm truyền thống ở siêu thị này chiếm đại đa số trên quầy hàng, chỉ một góc nhỏ bày bán nước mắm công nghiệp của Massan như Nam Ngư, Chinsu... Ảnh: Nước mắm được bày bán ở siêu thị Hapro Thanh Xuân.
Theo quan sát, các loại nước mắm truyền thống ở siêu thị này chiếm đại đa số trên quầy hàng, chỉ một góc nhỏ bày bán nước mắm công nghiệp của Massan như Nam Ngư, Chinsu... Ảnh: Nước mắm được bày bán ở siêu thị Hapro Thanh Xuân.

Hai năm 2 kỷ lục, nữ tướng Phương Thảo găm 2,5 tỷ USD

CEO hãng hàng không Vietjet Nguyễn Thị Phương Thảo là người Việt thứ 2 lọt top 1.000 tỷ phú USD giàu nhất thế giới. 

Hai năm 2 kỷ lục, nữ tướng Phương Thảo găm 2,5 tỷ USD
Bà Thảo cũng là người phụ nữ Việt Nam duy nhất lọt top 100 người phụ nữ quyền uy nhất thế giới và đang bỏ xa bà Hillary Clinton.

Đọc nhiều nhất

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

(Kiến Thức) - Đến thời điểm này đã có 15 tỉnh, thành thay đổi nhân sự bí thư. Trong đó, có một ủy viên Bộ Chính trị, 8 ủy viên TƯ, 5 ủy viên dự khuyết. Đây là những nhân tố được Bộ Chính trị đặt niềm tin sẽ hạt nhân mang lại những thành tựu kinh tế, xã hội cho các địa phương.
Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

(Kiến Thức) - Những năm qua, hiện tượng giang hồ mạng nổi lên với nhiều hoạt động nhức nhối, ảnh hưởng đến trật tự xã hội và tư tưởng một bộ phận giới trẻ. Điều đáng nói, loạt giang hồ đình đám trên mạng xã hội này lại có hồi kết chẳng như mơ.

Tin mới

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Bộ Công Thương đề xuất cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt còn 5 bậc thay vì 6 bậc. Bậc giá điện cao nhất có thể lên tới hơn 3.700 đồng/kWh, cao hơn so với mức cao nhất trong biểu giá hiện hành.