Mì Kokomi an toàn, không có “sinh vật lạ”
Những ngày gần đây, thông tin phát hiện “sinh vật lạ” trong bát mì ăn liền Kokomi đã pha và sử dụng tại một số xã ở Tĩnh Gia, Thanh Hoá được lan truyền khiến dư luận xôn xao. Trước thông tin trên, Cục An toàn thực phẩm – Bộ Y tế đã chỉ đạo Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Thanh Hoá phối hợp với Trung tâm kiểm nghiệm, Sở Y tế tỉnh Thanh Hoá tiến hành lấy mẫu sản phẩm cùng loại trên thị trường để phân tích.
Kết quả kiểm nghiệm của Trung tâm kiểm nghiệm tỉnh Thanh Hoá số 158/2015 và báo cáo số 343/BC-ATTP của Chi cục ATVSTP tỉnh Thanh Hoá ngày 16/11/2015 cho thấy sản phẩm mỳ Kokomi tôm chua cay đạt các tiêu chuẩn kiểm nghiệm như công bố, không có sinh vật lạ.
Sinh vật lạ trong mì là chiêu trò chơi xấu Massan. |
Như vậy, thông tin mì Kokomi có “sinh vật lạ” là tin đồn hoàn toàn thất thiệt, gây ảnh hưởng xấu tới sản phẩm này của Công ty Cổ phần hàng tiêu dùng Masan. Hiện các cơ quan chức năng đang khẩn trương điều tra rõ nguyên nhân xuất hiện các “sinh vật lạ” trong bát mì ăn liền Kokomi đã pha với nước nóng để làm rõ động cơ, mục đích.
Tung tin “sinh vật lạ” nhằm chơi xấu Masan
Những năm gần đây, tại các tỉnh thành xuất hiện không ít thông tin liên quan đến các sản phẩm thực phẩm như sữa, mì tôm xuất hiện “sinh vật lạ” nghi là sán, dòi, đỉa… Đối với hiện trạng này, Cục ATTP – Bộ Y tế đã có công văn nêu rõ quan điểm về việc các sinh vật lạ xuất hiện do xâm nhập từ bên ngoài chứ không tồn tại bên trong gói mì và khẳng định tính khoa học, việc ấu trùng sán dây không thể sống trong sản phẩm mì tôm được bao bọc kín qua quá trình chế biến bằng quy trình xử lý ở nhiệt độ cao.
Trao đổi về những thông tin có “sinh vật là” trong thực phẩm như mì gói, sữa, PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh – Viện Công nghệ thực phẩm Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội khẳng định: “Không thể có giun sán trong mì tôm”.
PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh phân tích: Giun, sán thường tồn tại trong thịt động vật, rau nhưng dưới dạng ấu trùng. Con người dễ bị nhiễm giun, sán khi ăn thức ăn tái, thức ăn chưa nấu chín ví dụ tiết canh, thịt bò tái, lợn tái, rau sống…
“Nói như vậy để thấy giun, sán không thể tồn tại trong môi trường bột mì hay phụ gia sản xuất mì tôm được. Bột mì không phải môi trường sinh sống của giun sán”, PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh cho biết.
Theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, mì tôm được sản xuất qua nhiều công đoạn: Từ bột mì nhào trộn với nước, phụ gia sau đó được cán, dát và cắt sợi. Tiếp theo được hấp chín, cắt chia thành từng gói sau đó được chiên và làm nguội trước khi phân loại và đống gói.
“Với quy trình sản xuất được hấp chín, lại được chiên nữa không thể ký sinh trùng như giun, sán tồn tại được”, PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh cho biết thêm.
Có thể khẳng định, việc tung tin đồn có “sinh vật lạ” trong mì tôm Kokomi là dấu hiệu cạnh tranh không lành mạnh nhằm chơi xấu Masan..