ĐBQH: Nên trân trọng cả ý kiến chê phim Đất rừng phương Nam

Đại biểu Quốc hội Bùi Hoài Sơn cho rằng, khi công chúng quan tâm, có nghĩa họ yêu mến, mong muốn lĩnh vực đó phát triển. Nên trân trọng tất cả ý kiến khen, chê phim Đất rừng phương Nam.

ĐBQH: Nên trân trọng cả ý kiến chê phim Đất rừng phương Nam
Trao đổi với PV Tri thức và Cuộc sống bên hành lang Quốc hội, Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV, PGS.TS Bùi Hoài Sơn, Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội khẳng định, những ý kiến khen, chê dành cho các tác phẩm nghệ thuật như Đất rừng phương Nam là cơ hội để chúng ta có thể hoàn thiện hơn nữa các bộ phim phóng tác từ các tác phẩm văn học hay liên quan đến các sự kiện lịch sử, cần trân trọng tất cả các ý kiến đó.
DBQH: Nen tran trong ca y kien che phim Dat rung phuong Nam
 PGS.TS Bùi Hoài Sơn, Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội. Ảnh: Mai Loan.
Khi công chúng quan tâm, có nghĩa họ yêu mến 
Tại phiên chất vấn của Quốc hội vừa qua, những chất vấn liên quan tới bộ phim “Đất rừng phương Nam” đã gây “nóng” nghị trường. Ông suy nghĩ gì về việc này, thưa Đại biểu Quốc hội Bùi Hoài Sơn?
Tôi cho rằng, khi những vấn đề liên quan đến văn hóa nghệ thuật được thảo luận một cách công khai, rộng rãi ở diễn đàn quốc gia là tín hiệu tích cực, từ đó, khi đã đủ chín, đủ rõ, chúng ta sẽ tăng cường nhận thức, thống nhất quan điểm của toàn xã hội đối với những vấn đề đó.
Bên cạnh những vấn đề nóng về kinh tế - xã hội, rõ ràng, những vấn đề văn hóa nghệ thuật giờ đây đã nhận được sự quan tâm rất lớn của các Đại biểu và cử tri cả nước. Vấn đề không chỉ nằm ở một bộ phim cụ thể mà còn là cách chúng ta ứng xử với các tác phẩm văn học nghệ thuật – một lĩnh vực đặc biệt tinh tế của văn hóa. Thảo luận rộng rãi cũng là cơ hội lớn để văn hóa nghệ thuật phát triển.
Ông đánh giá thế nào về việc dư luận quan tâm tới các tác phẩm văn học nghệ thuật, thời gian qua đã có một số vụ việc dư luận khá “ồn ào” liên quan đến lĩnh vực này, trong đó có bộ phim Đất rừng phương Nam?
Tôi cho rằng, việc quan tâm của công chúng đối với các tác phẩm văn học nghệ thuật là một điều rất tích cực với văn học nghệ thuật. Khi họ quan tâm, có nghĩa là họ yêu mến, muốn lĩnh vực đó phát triển. Với phim Đất rừng phương Nam cũng như vậy. Dù là quan điểm trái chiều, nhưng chúng ta tin rằng, mọi người có một mục đích, đó là mong muốn bộ phim Đất rừng phương Nam nói riêng và những tác phẩm viết về lịch sử nói chung sẽ có đóng góp nhiều hơn vào sự phát triển của đất nước, thông qua những thông điệp đến từ quá khứ, những thông điệp quan trọng về những giá trị lịch sử của dân tộc.
Trong phiên chất vấn, có đại biểu đã nhắc tới việc “đập cho tơi bời”, “góp ý kiểu cho chết” khi nói về cách ứng xử của công chúng, trong đó có đối với phim Đất rừng phương Nam. Theo ông, dư luận có thể làm “chết” được tác phẩm văn học nghệ thuật hay không? Những ý kiến của công chúng có ý nghĩa thế nào với tác phẩm văn học nghệ thuật?
Một tác phẩm nghệ thuật luôn cần có công chúng. Dư luận có ý nghĩa rất lớn trong việc phổ biến một tác phẩm nghệ thuật, đến tâm huyết của nghệ sĩ, đến thái độ của nhà quản lý và sự ủng hộ chung của xã hội đối với tác phẩm ấy.
Dư luận cũng có ý nghĩa rất lớn đối với sức sống của một tác phẩm nghệ thuật, như phim ảnh cũng vậy. Các ví dụ trên thế giới cho chúng ta thấy, nhiều dư luận xã hội đã khiến một bộ phim bị tẩy chay, dừng thậm chí bị cấm phát hành. Ở nước ta, việc này cũng không thiếu!
Trong xã hội hôm nay, dư luận lại càng có ý nghĩa quan trọng và phức tạp hơn nhờ sự phát triển của các phương tiện truyền thông mới, ở đó, bất cứ ai cũng có thể trở thành một nhà báo, nhà phê bình điện ảnh hay phê bình nghệ thuật.
Tuy nhiên, tôi nghĩ rằng, dư luận dù rất quan trọng nhưng không thể hoàn toàn “đập chết” một tác phẩm nghệ thuật như một bộ phim chẳng hạn. Nhiều tác phẩm nghệ thuật cần có độ lùi của thời gian mới có thể có được những đánh giá đầy đủ, hoặc phải cần có đội ngũ chuyên gia, am hiểu sâu mới có thể đánh giá hết giá trị của tác phẩm ấy.
Trân trọng tất cả ý kiến khen, chê
Có tác giả khi nhận về quá nhiều chỉ trích cho tác phẩm của mình, thì tác giả đăng đàn, chê lại công chúng không có hiểu biết gì về nghệ thuật, khiến bức xúc càng bị đẩy lên. Có ý kiến cho rằng, với sự phát triển của mạng xã hội, giờ đây, ai cũng có thể trở thành nhà báo, nhà phê bình nghệ thuật… Vậy nên tiếp nhận những ý kiến từ dư luận thế nào, thưa ông?
Việc bất cứ ai cũng có thể trở thành một nhà báo, nhà phê bình điện ảnh hay phê bình nghệ thuật cũng có cái hay và dở riêng.
Đầu tiên, nguyên tắc quan trọng là chúng ta cần tôn trọng mọi ý kiến khác biệt. Nguyên tắc này giúp cho nghệ thuật được/bị đánh giá khắt khe hơn, nhưng cũng có thêm nhiều thông tin để hoàn thiện mình hơn.
Tuy nhiên, cũng dễ gây nên tình trạng “đẽo cày giữa đường” tạo nên một tác phẩm thiếu bản sắc, cá tính do phải chiều lòng quá nhiều dư luận trái chiều. Tác phẩm văn học đôi khi lại là những sáng tạo “gai góc”, khác lạ để tìm tòi cái mới, thậm chí “vượt trước” so với nhận thức chung của xã hội nên cũng hay gây ra các dư luận khác nhau.
Thứ hai, văn học nghệ thuật là một lĩnh vực đặc biệt tinh tế của văn hóa, vì thế, chúng ta cũng cần đối xử tinh tế đối với văn học nghệ thuật. Văn học nghệ thuật cũng rất phức tạp nên có nhiều cách đánh giá, bình luận khác nhau về một tác phẩm, thậm chí chỉ một đoạn văn, câu thơ. Dư luận xã hội đa chiều nhiều khi khiến công chúng bối rối, không biết đâu là hay, đâu là dở?
Thứ ba, văn học nghệ thuật là một lĩnh vực chuyên sâu. Không phải ai, lúc nào cũng có thể hiểu rõ hết được những thông điệp, giá trị của nghệ thuật. Đấy là lý do chúng ta luôn cần có đội ngũ lý luận, phê bình nghệ thuật chuyên nghiệp để định hướng công chúng, định hướng dư luận.
Cụ thể, với trường hợp phim Đất rừng phương Nam, chúng ta nên xử lý những ý kiến khen, chê thế nào?
Chắc chắn là chúng ta trân trọng tất cả ý kiến khen, chê dành cho các tác phẩm nghệ thuật như Đất rừng phương Nam. Đây là cơ hội để chúng ta có thể hoàn thiện hơn nữa các bộ phim phóng tác từ các tác phẩm văn học hay liên quan đến các sự kiện lịch sử.
Như tôi vừa nói, tôi tin rằng, dù có khác biệt nhưng đa phần ý kiến đều có chung một mục đích, đó là mong muốn chúng ta có được những tác phẩm điện ảnh có chất lượng tốt hơn, để nghệ thuật tạo nên niềm tự hào, sự tự tin cho đất nước, con người Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế, phục vụ tốt hơn cho phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Đây cũng là cơ hội tốt để chúng ta hoàn thiện hơn nữa văn hóa phê bình văn học, nghệ thuật để định hướng nhận thức cho toàn xã hội, từ đó những ý kiến khen – chê đều có cơ sở khoa học, trên tinh thần tôn trọng các ý kiến khác biệt, tạo môi trường thuận lợi cho sáng tạo văn học, nghệ thuật.
Trân trọng cảm ơn đại biểu!
Yếu tố quan trọng đầu tiên của sáng tác: Tôn trọng lịch sử

Đại biểu Quốc hội Bùi Hoài Sơn cho rằng, dư luận xã hội có những ý kiến trái chiều buộc các văn nghệ sĩ phải chú ý, quan tâm nhiều hơn tới dư luận, để có sự chỉnh sửa điều chỉnh nhất định với các tác phẩm của mình.

Tuy nhiên, sự điều chỉnh này phải dựa trên những yếu tố quan trọng, trong đó, yếu tố đầu tiên là phải tôn trọng lịch sử. Những gì đã đúng, đã được thừa nhận, được xem là giá trị thì cần được tôn trọng. Đó là nguyên tắc đạo đức của bất kỳ công dân Việt Nam nào, và nghệ sĩ cũng vậy.

Nhưng bên cạnh đó, lịch sử không phải tất cả đều rõ ràng, mà có những góc khuất, điểm mờ, người nghệ sĩ có thể sáng tạo, tung hứng, hư cấu, để từ đó thêm những hấp dẫn cho các sự kiện lịch sử. Chúng ta cần tôn trọng nghệ sĩ, tôn trọng sự sáng tạo, tạo môi trường để người nghệ sĩ có được sự tự do sáng tạo. Từ đó, mới có được những tác phẩm nghệ thuật hấp dẫn, thu hút được sự quan tâm của người dân với tác phẩm và giúp cho lịch sử có đời sống mới. Đó là điều rất quan trọng.

“Tôi mong muốn rằng, mọi người dân Việt Nam thêm yêu các sản phẩm văn hóa nghệ thuật Việt Nam, tăng thêm niềm tự hào về những giá trị văn hóa của dân tộc mình. Từ đó, giúp cho chúng ta phát triển nhận thức, nâng cao hơn nữa lòng yêu nước và phát triển đất nước bền vững từ tinh thần ấy”, đại biểu Quốc hội Bùi Hoài Sơn nói.

Mời quý độc giả xem video: PGS.TS Bùi Hoài Sơn, Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội trao đổi bên hành lang Quốc hội, Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV về phim Đất rừng phương Nam. Video do PV Tri thức và Cuộc sống thực hiện.

Những phát ngôn ấn tượng của Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng khi đăng đàn

Lần đầu tiên đăng đàn trả lời chất vấn nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực giao thông vận tải, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng đã có những phát ngôn ấn tượng.

Những phát ngôn ấn tượng của Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng khi đăng đàn
Nhung phat ngon an tuong cua Bo truong Nguyen Van Thang khi dang dan

Giá vải đang đắt, Bắc Giang có thể dành ngân sách nâng cấp cầu Cẩm Lý: Trả lời câu hỏi của Đại biểu Trần Văn Lâm - Đoàn ĐBQH Bắc Giang về việc cần tháo gỡ 2 nút thắt giao thông của tỉnh Bắc Giang là cầu Cẩm Lý và cao tốc Hà Nội – Bắc Giang, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng nói rằng: “Có hai lựa chọn là trong trường hợp thực sự cấp bách, tỉnh bố trí được nguồn vốn mà đợt này giá vải lại đắt, thì tỉnh có thể dành một phần ngân sách để làm. Trường hợp tỉnh không có vốn, Bộ GTVT sẽ phối hợp Bộ Kế hoạch Đầu tư trình Thủ tướng để giải quyết".

Nhung phat ngon an tuong cua Bo truong Nguyen Van Thang khi dang dan-Hinh-2

Vấn đề đầu tiên là tiền đâu: Trả lời ý kiến tranh luận của đại biểu Tạ Văn Hạ (đoàn Quảng Nam) về việc nhiều nhiệm kỳ chưa xây xong cầu Cẩm Lý (Bắc Giang), Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thắng nói rằng: “Vấn đề đầu tiên là tiền đâu. Bộ đang khó nhất là không có tiền. Vì giao đầu kỳ là danh mục rõ ràng còn bây giờ phải chờ xem có xuất hiện nguồn nào không. Mong Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ cũng tiếp tục quan tâm cho Bắc Giang để làm sao có thể xử lý được vấn đề này”.

“Đất rừng phương Nam” gây ồn ào, giới chuyên môn nói gì?

Nhà thơ, nhà phê bình phim Nguyễn Phong Việt, nhà sử học Dương Trung Quốc bày tỏ quan điểm về ồn ào của phim Đất rừng phương Nam.

“Đất rừng phương Nam” gây ồn ào, giới chuyên môn nói gì?

Đất rừng phương Nam đã chính thức ra rạp sau 3 ngày chiếu sớm. Tính đến sáng 16/10, phim đạt mức doanh thu gần 45 tỷ đồng. Dù nhận được nhiều phản hồi tích cực từ giới chuyên môn cũng như khán giả nhưng bộ phim của đạo diễn Nguyễn Quang Dũng cũng vướng ồn ào ngay khi ra mắt. Phim bị chỉ trích xuyên tạc lịch sử khi đề cao vị thế Thiên Địa Hội và Nghĩa Hòa Đoàn...

Mới đây, nhà sử học Dương Trung Quốc chia sẻ trên Dân Việt về lùm xùm xuyên tạc lịch sử của phim Đất rừng phương Nam: “Theo như lời của Hội đồng duyệt phim nhận định, bộ phim điện ảnh Đất rừng phương Nam không vi phạm luật điện ảnh nhưng có một yếu tố làm cho người ta dễ hiểu sai. Đó là phim lấy tên Đất rừng phương Nam.

Đạo diễn Bùi Thạc Chuyên: "Đừng xem phim bằng cái nhìn cực đoan"

Trước ồn ào của bộ phim "Đất rừng phương Nam" khi ra rạp, đạo diễn Bùi Thạc Chuyên chia sẻ: "Sự tranh cãi là cần thiết và tích cực nhưng xin đừng cực đoan".

Đạo diễn Bùi Thạc Chuyên: "Đừng xem phim bằng cái nhìn cực đoan"
>>>> Mời quý độc giả xem trailer phim "Đất rừng phương Nam". Nguồn Vietnamnet

Đọc nhiều nhất

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

(Kiến Thức) - Đến thời điểm này đã có 15 tỉnh, thành thay đổi nhân sự bí thư. Trong đó, có một ủy viên Bộ Chính trị, 8 ủy viên TƯ, 5 ủy viên dự khuyết. Đây là những nhân tố được Bộ Chính trị đặt niềm tin sẽ hạt nhân mang lại những thành tựu kinh tế, xã hội cho các địa phương.
Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

(Kiến Thức) - Những năm qua, hiện tượng giang hồ mạng nổi lên với nhiều hoạt động nhức nhối, ảnh hưởng đến trật tự xã hội và tư tưởng một bộ phận giới trẻ. Điều đáng nói, loạt giang hồ đình đám trên mạng xã hội này lại có hồi kết chẳng như mơ.

Tin mới

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Bộ Công Thương đề xuất cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt còn 5 bậc thay vì 6 bậc. Bậc giá điện cao nhất có thể lên tới hơn 3.700 đồng/kWh, cao hơn so với mức cao nhất trong biểu giá hiện hành.