Những phát ngôn ấn tượng của Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng khi đăng đàn

Những phát ngôn ấn tượng của Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng khi đăng đàn

Lần đầu tiên đăng đàn trả lời chất vấn nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực giao thông vận tải, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng đã có những phát ngôn ấn tượng.

 Giá vải đang đắt, Bắc Giang có thể dành ngân sách nâng cấp cầu Cẩm Lý: Trả lời câu hỏi của Đại biểu Trần Văn Lâm - Đoàn ĐBQH Bắc Giang về việc cần tháo gỡ 2 nút thắt giao thông của tỉnh Bắc Giang là cầu Cẩm Lý và cao tốc Hà Nội – Bắc Giang, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng nói rằng: “Có hai lựa chọn là trong trường hợp thực sự cấp bách, tỉnh bố trí được nguồn vốn mà đợt này giá vải lại đắt, thì tỉnh có thể dành một phần ngân sách để làm. Trường hợp tỉnh không có vốn, Bộ GTVT sẽ phối hợp Bộ Kế hoạch Đầu tư trình Thủ tướng để giải quyết".
Giá vải đang đắt, Bắc Giang có thể dành ngân sách nâng cấp cầu Cẩm Lý: Trả lời câu hỏi của Đại biểu Trần Văn Lâm - Đoàn ĐBQH Bắc Giang về việc cần tháo gỡ 2 nút thắt giao thông của tỉnh Bắc Giang là cầu Cẩm Lý và cao tốc Hà Nội – Bắc Giang, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng nói rằng: “Có hai lựa chọn là trong trường hợp thực sự cấp bách, tỉnh bố trí được nguồn vốn mà đợt này giá vải lại đắt, thì tỉnh có thể dành một phần ngân sách để làm. Trường hợp tỉnh không có vốn, Bộ GTVT sẽ phối hợp Bộ Kế hoạch Đầu tư trình Thủ tướng để giải quyết".
 Vấn đề đầu tiên là tiền đâu: Trả lời ý kiến tranh luận của đại biểu Tạ Văn Hạ (đoàn Quảng Nam) về việc nhiều nhiệm kỳ chưa xây xong cầu Cẩm Lý (Bắc Giang), Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thắng nói rằng: “Vấn đề đầu tiên là tiền đâu. Bộ đang khó nhất là không có tiền. Vì giao đầu kỳ là danh mục rõ ràng còn bây giờ phải chờ xem có xuất hiện nguồn nào không. Mong Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ cũng tiếp tục quan tâm cho Bắc Giang để làm sao có thể xử lý được vấn đề này”.
Vấn đề đầu tiên là tiền đâu: Trả lời ý kiến tranh luận của đại biểu Tạ Văn Hạ (đoàn Quảng Nam) về việc nhiều nhiệm kỳ chưa xây xong cầu Cẩm Lý (Bắc Giang), Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thắng nói rằng: “Vấn đề đầu tiên là tiền đâu. Bộ đang khó nhất là không có tiền. Vì giao đầu kỳ là danh mục rõ ràng còn bây giờ phải chờ xem có xuất hiện nguồn nào không. Mong Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ cũng tiếp tục quan tâm cho Bắc Giang để làm sao có thể xử lý được vấn đề này”.
 Bộ GTVT là quản lý nhà nước chứ cũng không có tiền: Để cập đến việc sẽ trình nội dung Nhà nước mua lại 8 dự án BOT khi trả lời đại biểu liên quan tới các dự án BOT giao thông, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng nhấn mạnh, tất cả phải làm theo quy trình. “Bộ GTVT là cơ quan quản lý chứ Bộ GTVT cũng không có tiền. Chúng tôi đang làm hết sức mình để làm sao tháo gỡ một cách triệt để, bảo vệ các nhà đầu tư, các doanh nghiệp hiện nay đang đầu tư các dự án BOT, nhưng do điều kiện khách quan bị ảnh hưởng. Căn cứ các hợp đồng đã ký thì khi doanh thu ảnh hưởng đến mức độ nào, Nhà nước phải mua lại. Đây là điều khoản điều kiện trong hợp đồng, không phải dành đặc quyền, đặc lợi cho doanh nghiệp.
Bộ GTVT là quản lý nhà nước chứ cũng không có tiền: Để cập đến việc sẽ trình nội dung Nhà nước mua lại 8 dự án BOT khi trả lời đại biểu liên quan tới các dự án BOT giao thông, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng nhấn mạnh, tất cả phải làm theo quy trình. “Bộ GTVT là cơ quan quản lý chứ Bộ GTVT cũng không có tiền. Chúng tôi đang làm hết sức mình để làm sao tháo gỡ một cách triệt để, bảo vệ các nhà đầu tư, các doanh nghiệp hiện nay đang đầu tư các dự án BOT, nhưng do điều kiện khách quan bị ảnh hưởng. Căn cứ các hợp đồng đã ký thì khi doanh thu ảnh hưởng đến mức độ nào, Nhà nước phải mua lại. Đây là điều khoản điều kiện trong hợp đồng, không phải dành đặc quyền, đặc lợi cho doanh nghiệp.
 Chia sẻ, tạo niềm tin mới xã hội hóa được đầu tư giao thông: Trả lời câu hỏi của đại biểu về một số dự án đã phê duyệt chủ trương theo hình thức BOT, tuy nhiên sau đó chuyển qua hình thức đầu tư công, Bộ trưởng GTVT cho biết: “Tôi và Bộ GTVT trăn trở khi đến nay chưa kêu gọi được nhiều doanh nghiệp đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông theo hình thức PPP. Cần tạo được niềm tin của doanh nghiệp thông qua việc xem xét, có điều chỉnh phù hợp, hoàn thiện cơ chế chính sách, bảo đảm tính ổn định của chính sách…Thời gian tới Bộ sẽ phối hợp với các địa phương tổ chức hội nghị xúc tiến, mời gọi đầu tư cả trong nước và quốc tế để huy động doanh nghiệp tham gia đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông”.
Chia sẻ, tạo niềm tin mới xã hội hóa được đầu tư giao thông: Trả lời câu hỏi của đại biểu về một số dự án đã phê duyệt chủ trương theo hình thức BOT, tuy nhiên sau đó chuyển qua hình thức đầu tư công, Bộ trưởng GTVT cho biết: “Tôi và Bộ GTVT trăn trở khi đến nay chưa kêu gọi được nhiều doanh nghiệp đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông theo hình thức PPP. Cần tạo được niềm tin của doanh nghiệp thông qua việc xem xét, có điều chỉnh phù hợp, hoàn thiện cơ chế chính sách, bảo đảm tính ổn định của chính sách…Thời gian tới Bộ sẽ phối hợp với các địa phương tổ chức hội nghị xúc tiến, mời gọi đầu tư cả trong nước và quốc tế để huy động doanh nghiệp tham gia đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông”.
 Địa phương bố trí vốn làm dự án giao thông là cần thiết: Nêu quan điểm về việc một số tỉnh đề nghị có cơ chế dùng ngân sách địa phương để đầu tư, mở rộng dự án giao thông, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng nói: “Theo quy định Luật Ngân sách và Luật Giao thông đường bộ, tuyến cao tốc, quốc lộ thuộc trách nhiệm đầu tư của Bộ GTVT, còn tỉnh lộ trở xuống thuộc trách nhiệm địa phương. Một năm ngân sách Trung ương giao cho Bộ chỉ đáp ứng 66% cho nhu cầu. Trong bối cảnh ngân sách Trung ương có hạn mà địa phương có khả năng bố trí được, việc để địa phương cùng Trung ương đầu tư nâng cấp là rất cần thiết”.
Địa phương bố trí vốn làm dự án giao thông là cần thiết: Nêu quan điểm về việc một số tỉnh đề nghị có cơ chế dùng ngân sách địa phương để đầu tư, mở rộng dự án giao thông, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng nói: “Theo quy định Luật Ngân sách và Luật Giao thông đường bộ, tuyến cao tốc, quốc lộ thuộc trách nhiệm đầu tư của Bộ GTVT, còn tỉnh lộ trở xuống thuộc trách nhiệm địa phương. Một năm ngân sách Trung ương giao cho Bộ chỉ đáp ứng 66% cho nhu cầu. Trong bối cảnh ngân sách Trung ương có hạn mà địa phương có khả năng bố trí được, việc để địa phương cùng Trung ương đầu tư nâng cấp là rất cần thiết”.
 Sắp đấu thầu quyền khai thác 8 trạm dừng nghỉ trên cao tốc Bắc – Nam: Trả lời đại biểu Nguyễn Văn Thuận (Ninh Thuận) về thực trạng nhiều tuyến cao tốc đã đưa vào khai thác, nhưng chưa có đường gom, trạm dừng nghỉ, Bộ trưởng GTVT cho biết: “Tôi đã nhận diện được vấn đề này. Ngay từ đầu năm đã chỉ đạo khẩn trương xây dựng thông tư hướng dẫn, tổ chức đấu thầu, xây dựng các trạm dừng nghỉ. Sắp tới sẽ đấu thầu quyền khai thác 8 trạm dừng nghỉ trên tuyến này”. Theo Bộ trưởng Thắng, có vướng mắc liên quan đến quy mô của trạm dừng nghỉ.
Sắp đấu thầu quyền khai thác 8 trạm dừng nghỉ trên cao tốc Bắc – Nam: Trả lời đại biểu Nguyễn Văn Thuận (Ninh Thuận) về thực trạng nhiều tuyến cao tốc đã đưa vào khai thác, nhưng chưa có đường gom, trạm dừng nghỉ, Bộ trưởng GTVT cho biết: “Tôi đã nhận diện được vấn đề này. Ngay từ đầu năm đã chỉ đạo khẩn trương xây dựng thông tư hướng dẫn, tổ chức đấu thầu, xây dựng các trạm dừng nghỉ. Sắp tới sẽ đấu thầu quyền khai thác 8 trạm dừng nghỉ trên tuyến này”. Theo Bộ trưởng Thắng, có vướng mắc liên quan đến quy mô của trạm dừng nghỉ.
 Bộ GTVT ủng hộ tiếp tục dự án đường sắt Yên Viên - Cái Lân: “Dự án đường sắt này là sự nhức nhối của cử tri tỉnh Quảng Ninh. Dự án trước đây đã phê duyệt và triển khai từ năm 2005, nhưng do khó khăn về ngân sách nên năm 2011 phải dừng lại theo Nghị quyết 11 của Chính phủ. Vừa qua, Bộ GTVT đã tính toán, nghiên cứu kỹ lưỡng trên cơ sở ý kiến của tư vấn thấy rằng tuyến đường này rất cấp thiết. Bộ đã tham mưu để ban hành Nghị quyết của Chính phủ về phát triển đường sắt, trình Bộ Chính trị và trong Kết luận 49 của Bộ Chính trị đã yêu cầu tuyến đường sắt này phải được triển khai trước năm 2030. Bộ GTVT ủng hộ tiếp tục hoàn thiện tuyến đường sắt Yên Viên - Cái Lân”.
Bộ GTVT ủng hộ tiếp tục dự án đường sắt Yên Viên - Cái Lân: “Dự án đường sắt này là sự nhức nhối của cử tri tỉnh Quảng Ninh. Dự án trước đây đã phê duyệt và triển khai từ năm 2005, nhưng do khó khăn về ngân sách nên năm 2011 phải dừng lại theo Nghị quyết 11 của Chính phủ. Vừa qua, Bộ GTVT đã tính toán, nghiên cứu kỹ lưỡng trên cơ sở ý kiến của tư vấn thấy rằng tuyến đường này rất cấp thiết. Bộ đã tham mưu để ban hành Nghị quyết của Chính phủ về phát triển đường sắt, trình Bộ Chính trị và trong Kết luận 49 của Bộ Chính trị đã yêu cầu tuyến đường sắt này phải được triển khai trước năm 2030. Bộ GTVT ủng hộ tiếp tục hoàn thiện tuyến đường sắt Yên Viên - Cái Lân”.
 Cần nhiều giải pháp mới giảm được chi phí vận tải, logistics: “Chi phí logistics những năm vừa qua đã có cải thiện đáng kể. Tính đến năm 2022, logistics chiếm 16,8% GDP trong khi những năm trước là 21% GDP. Mục tiêu phấn đấu đến năm 2025 chi phí logistics sẽ ở mức 16- 20%. Hiện chúng ta đã ở mức tiệm cận rồi, nhưng vẫn ở mức cao so với thế giới, bình quân thế giới chiếm chỉ khoảng 11%”, Bộ trưởng Thắng nói và cho biết, thời gian tới cần triển khai nhiều giải pháp.
Cần nhiều giải pháp mới giảm được chi phí vận tải, logistics: “Chi phí logistics những năm vừa qua đã có cải thiện đáng kể. Tính đến năm 2022, logistics chiếm 16,8% GDP trong khi những năm trước là 21% GDP. Mục tiêu phấn đấu đến năm 2025 chi phí logistics sẽ ở mức 16- 20%. Hiện chúng ta đã ở mức tiệm cận rồi, nhưng vẫn ở mức cao so với thế giới, bình quân thế giới chiếm chỉ khoảng 11%”, Bộ trưởng Thắng nói và cho biết, thời gian tới cần triển khai nhiều giải pháp.
 “Đi ngược đi xuôi" cũng không đăng kiểm được: “Những vụ việc xảy ra trong hoạt động đăng kiểm vừa qua hết sức nghiêm trọng, gây ra hệ lụy rất lớn, nhân dân phải chờ đợi, doanh nghiệp cũng phải chờ đợi rất vất vả trong hoạt động đăng kiểm, “đi ngược đi xuôi” mà cũng không đăng kiểm được”, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng trả lời ý kiến tranh luận của đại biểu Nguyễn Trường Giang và cho biết, có tới 600 lãnh đạo, công chức, viên chức, đăng kiểm viên bị khởi tố, trong 281 đơn vị đăng kiểm thì có tới 106 trung tâm đăng kiểm phải đóng cửa. Bộ GTVT đã phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành đặc biệt là Bộ Công an để tập trung tháo gỡ vào vấn đề làm thế nào để khôi phục hoạt động đăng kiểm.
“Đi ngược đi xuôi" cũng không đăng kiểm được: “Những vụ việc xảy ra trong hoạt động đăng kiểm vừa qua hết sức nghiêm trọng, gây ra hệ lụy rất lớn, nhân dân phải chờ đợi, doanh nghiệp cũng phải chờ đợi rất vất vả trong hoạt động đăng kiểm, “đi ngược đi xuôi” mà cũng không đăng kiểm được”, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng trả lời ý kiến tranh luận của đại biểu Nguyễn Trường Giang và cho biết, có tới 600 lãnh đạo, công chức, viên chức, đăng kiểm viên bị khởi tố, trong 281 đơn vị đăng kiểm thì có tới 106 trung tâm đăng kiểm phải đóng cửa. Bộ GTVT đã phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành đặc biệt là Bộ Công an để tập trung tháo gỡ vào vấn đề làm thế nào để khôi phục hoạt động đăng kiểm.
 3 việc cần xử lý “để hoạt động đăng kiểm chắc chắn sẽ trở lại bình thường”: Trả lời tiếp về hoạt động đăng kiểm, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng cho biết: “Còn 3 việc cần xử lý “để hoạt động đăng kiểm chắc chắn sẽ trở lại bình thường”. Trước hết, điều chỉnh cơ chế tài chính, Bộ đã phối hợp với Bộ Tài chính đưa vào dự thảo luật Giá để loại bỏ giá đăng kiểm ra khỏi danh mục giá Nhà nước quản lý, để thị trường quyết định, đảm bảo thu nhập cho các đăng kiểm viên. Tích cực ứng dụng công nghệ thông tin giảm thiểu tối đa việc kiểm định thủ công, thực hiện việc đăng ký, đăng kiểm qua mạng, thanh toán chuyển khoản. Tập trung tuyển dụng, đào tạo cán bộ đăng kiểm, để tất cả dây chuyền đăng kiểm khi có đủ lực lượng sẽ trở lại hoạt động bình thường”.
3 việc cần xử lý “để hoạt động đăng kiểm chắc chắn sẽ trở lại bình thường”: Trả lời tiếp về hoạt động đăng kiểm, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng cho biết: “Còn 3 việc cần xử lý “để hoạt động đăng kiểm chắc chắn sẽ trở lại bình thường”. Trước hết, điều chỉnh cơ chế tài chính, Bộ đã phối hợp với Bộ Tài chính đưa vào dự thảo luật Giá để loại bỏ giá đăng kiểm ra khỏi danh mục giá Nhà nước quản lý, để thị trường quyết định, đảm bảo thu nhập cho các đăng kiểm viên. Tích cực ứng dụng công nghệ thông tin giảm thiểu tối đa việc kiểm định thủ công, thực hiện việc đăng ký, đăng kiểm qua mạng, thanh toán chuyển khoản. Tập trung tuyển dụng, đào tạo cán bộ đăng kiểm, để tất cả dây chuyền đăng kiểm khi có đủ lực lượng sẽ trở lại hoạt động bình thường”.
 Chuyển 6 hồ sơ sang công an: Trả lời chất vấn về việc một số địa phương, công tác quản lý đào tạo, sát hạch, cấp đổi giấy phép lái xe còn hạn chế, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng cho biết: “vừa qua Bộ GTVT đã thanh tra toàn diện nội dung này tại 63 tỉnh thành, ghi nhận một số bất cập. Khi phát hiện, tôi đã chỉ đạo Thanh tra Bộ xử lý nghiêm, chuyển 6 hồ sơ sang cơ quan công an để điều tra, làm rõ”, Bộ trưởng nói và cho biết, Bộ GTVT khẩn trương chỉ đạo, sửa đổi các văn bản, thông tư liên quan nhằm siết chặt quản lý, khắc phục các tồn tại.
Chuyển 6 hồ sơ sang công an: Trả lời chất vấn về việc một số địa phương, công tác quản lý đào tạo, sát hạch, cấp đổi giấy phép lái xe còn hạn chế, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng cho biết: “vừa qua Bộ GTVT đã thanh tra toàn diện nội dung này tại 63 tỉnh thành, ghi nhận một số bất cập. Khi phát hiện, tôi đã chỉ đạo Thanh tra Bộ xử lý nghiêm, chuyển 6 hồ sơ sang cơ quan công an để điều tra, làm rõ”, Bộ trưởng nói và cho biết, Bộ GTVT khẩn trương chỉ đạo, sửa đổi các văn bản, thông tư liên quan nhằm siết chặt quản lý, khắc phục các tồn tại.
>>> Mời độc giả xem thêm video "Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà phát biểu giải trình cuối phiên họp ngày 31/5.". Nguồn: Truyền hình Quốc hội

GALLERY MỚI NHẤT

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, làng nghề làm hương tại xã Quảng Phú Cầu (Hà Nội) lại tất bật. Khắp các xưởng, không khí lao động trở nên hối hả, máy móc hoạt động hết công suất.
Mẹo dọn sạch bếp "vừa nhanh vừa sạch" đón Tết

Mẹo dọn sạch bếp "vừa nhanh vừa sạch" đón Tết

Dọn dẹp nhà cửa là công việc quen thuộc của mỗi gia đình khi Tết đến. Nếu lo ngại dùng các loại chất tẩy rửa chứa hóa chất có thể tham khảo công thức làm nước lau bếp từ những nguyên liệu siêu đơn giản.