Đau vai hóa ra... hẹp động mạch vành

(Kiến Thức) - Công tác trong ngành hồi sức cấp cứu và tim mạch, TS.BS Đặng Lịch, Trưởng khoa Tim mạch, Bệnh viện Hữu Nghị có nhiều câu chuyện thú vị. 

Đau vai hóa ra... hẹp động mạch vành
Phát hiện bệnh nhờ thói quen nghề nghiệp
TS.BS Đặng Lịch kể, cách đây hơn 1 năm, ông về Hà Tĩnh (quê của ông ở Hà Tĩnh). Đang ở quê thì ông nhận được điện thoại của một người bạn cũ nói bị đau vai phải đã 2-3 hôm, không biết có phải do tham gia đánh bóng rổ không, đang có ý định đi ra Hà Nội khám... TS.BS Đặng Lịch bảo với bạn là mình đang ở Hà Tĩnh. Nhân tiện hôm sau ra Hà Nội, ông đưa bạn ra cùng để khám. 
Kết quả kiểm tra sức khoẻ của người bạn (58 tuổi) không thấy bộc lộ vấn đề gì, huyết áp tốt, tim, phổi bình thường, siêu âm ổ bụng cho kết quả bình thường, các xét nghiệm máu, nước tiểu cũng bình thường. Người bạn của TS.BS Đặng Lịch cũng không béo, tiền sử gia đình không có gì (bố mẹ không mắc bệnh gì đặc biệt, các cụ đều thọ; cụ thể, bố thọ 85 tuổi, mẹ thọ tới 93 tuổi)... Ấy thế nhưng người bạn cứ kêu đau vai, mà lại là vai phải.
Thấy khó giải thích về hiện tượng đau vai này, lại do là bác sĩ chuyên khoa tim mạch, nên theo thói quen, nên TS.BS Đặng Lịch khuyên bạn chụp thêm mạch vành bằng máy CT 64 lớp tại Bệnh viện Hữu Nghị. Kết quả cho thấy: Người bạn bị hẹp 2 nhánh động mạch vành trái. TS.BS Đặng Lịch khuyên bạn nên nong động mạch vành càng sớm càng tốt để đề phòng biến cố. Người bạn đã được nong và đặt 2 stent mạch vành sau khi nằm viện chỉ 5 ngày. Triệu chứng đau vai phải chấm dứt từ đó.
TS.BS Đặng Lịch đang khám cho bệnh nhân tại phòng cấp cứu khoa tim mạch.
TS.BS Đặng Lịch đang khám cho bệnh nhân tại phòng cấp cứu khoa tim mạch. 
Triệu chứng không điển hình
Trao đổi về chuyên môn bệnh lý động mạch vành, TS.BS Đặng Lịch cho biết: Đây là trường hợp mắc bệnh ở tim mà triệu chứng rất không điển hình. Người bệnh đau ở vai phải chứ không phải vai trái. Và các chỉ số xét nghiệm máu, siêu âm, chụp chiếu (trừ chụp động mạch vành) đều cho kết quả tốt. Bình thường, nếu chỉ đau vai, nhất là vai phải, lại là sau khi chơi thể thao, nhiều người cứ nghĩ là do vận động sang chấn nên có thể áp dụng các cách xoa bóp, bấm huyệt... ít ai nghĩ đến bệnh tim (nhất là các kết quả khám lâm sàng, xét nghiệm máu, chụp chiếu ban đầu không có gì gợi ý việc mắc bệnh tim...). 
Nhờ được chữa đúng bệnh, chữa tận gốc bệnh, đến nay sức khoẻ người này bình thường. Các trường hợp tương tự, nếu hẹp động mạch vành mà không biết, không được chữa trị, người bệnh có thể bị nhồi máu cơ tim, đột tử bất cứ lúc nào.
TS.BS Đặng Lịch khuyến cáo: Các bệnh lý tim mạch có xu hướng trẻ hoá. Những người từ 50 tuổi trở lên nên quan tâm hơn nữa đến bệnh tim mạch, kể cả người đó không có tiền sử bệnh này từ gia đình. Người hơn 50 tuổi có mắc đái tháo đường, tăng huyết áp, mỡ máu cao, có hút thuốc lá và uống rượu, có tiền sử gia đình (bố, mẹ, anh, em... mắc bệnh tim mạch)... thì càng cần phải chú ý đến vấn đề tim mạch bởi đây là những đối tượng có các nguy cơ cao. 
Quả tim là một trong những bộ phận quan trọng của cơ thể con người. Hiểu biết nó, quan tâm đến nó, chăm sóc cơ thể để có trái tim khoẻ mạnh thì chất lượng cuộc sống mới cao, nhất là tránh được chứng đột quỵ có thể xảy ra bất cứ lúc nào.

Cách chữa động mạch vành

Cách chữa động mạch vành
- Hỏi: Mẹ tôi bị đau ngực, đi khám bác sĩ kết luận bệnh động mạch vành và đề nghị can thiệp điều trị. Xin hỏi, các phương pháp can thiệp như thế nào?
Nguyễn Văn Bích (Cầu Giấy, Hà Nội).

Phương pháp đặt stent động mạch vành.
 Phương pháp đặt stent động mạch vành.
TS Lê Văn Trường, Trưởng khoa Can thiệp mạch, Bệnh viện T.Ư Quân đội 108 trả lời: Bệnh động mạch vành là tình trạng hẹp/tắc động mạch vành làm giảm lưu lượng máu nuôi cơ tim, gây thiếu máu hoặc nhồi máu cơ tim.

Phương pháp chẩn đoán bệnh động mạch vành

Phương pháp chẩn đoán bệnh động mạch vành
- Hỏi: Mẹ tôi thường xuyên đau ở ngực trái và sau xương ức, cảm giác khó chịu như đè nặng, thắt chặt và bóp nghẹt lồng ngực, có thể lan lên cổ, đến xương hàm dưới, ra sau lưng, ra vai. Đau thường dịu đi sau vài phút. Xin hỏi, đó có phải bệnh động mạch vành không? Nguyễn Thu Hiên (Đống Đa, Hà Nội).

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.
TS Lê Văn Trường, Trưởng khoa Can thiệp tim mạch, Bệnh viện T.Ư Quân đội 108 trả lời: Theo mô tả thì nhiều khả năng bệnh của mẹ bạn là triệu chứng của bệnh động mạch vành.

Kinh hoàng nứt toác chân vì bóng đèn huỳnh quang

(Kiến Thức) - Thông tin về một người đàn ông suýt bị cưa chân do dẫm phải lớp bột trắng có trong bóng đèn huỳnh quang compact bị vỡ khiến nhiều người lo lắng. 

Kinh hoàng nứt toác chân vì bóng đèn huỳnh quang
Các chuyên gia cho biết, cũng giống như đèn huỳnh quang ống tuýp kiểu cũ, bên trong đèn compact có chứa thành phần bột huỳnh quang. Vì thế, người sử dụng cần chú ý khi xử lý bóng cũ, bóng hỏng, bóng vỡ để đảm bảo an toàn, tránh nguy cơ bỏng do hóa chất.
Bỏng phốt pho do vỡ bóng đèn
Thông tin được dẫn từ các trang web kể về trường hợp một người đàn ông bị nứt toác chân sau khi dẫm phải mảnh vỡ bóng đèn huỳnh quang compact. Theo đó, người đàn ông này khi trèo lên ghế để thay bóng đèn huỳnh quang compact bị cháy thì tuột tay làm rơi cái bóng đèn xuống đất vỡ choang. Ông ta vội leo xuống ghế thì vô tình dẫm phải những mảnh vỡ của bóng đèn lẫn lớp bột trắng có ở trong bóng. Ít phút sau, ông cảm thấy gan bàn chân bỏng rát, sau đó đỏ rộp và có hiện tượng bị loét. Đi bệnh viện, sau 2 tuần hút hết các mô tế bào bị chết, vết thương mới liền lại, nếu không ông sẽ phải cưa chân.

Đọc nhiều nhất

Những ca đậu mùa khỉ đang bị bỏ sót

Những ca đậu mùa khỉ đang bị bỏ sót

Gần đây, các nhà khoa học đã bắt đầu tìm hiểu về thời điểm và cách thức lây lan mới của bệnh đậu mùa khỉ - căn bệnh đã bùng phát vào mùa hè năm nay ở Mỹ và nhiều quốc gia khác.

Tin mới

Nam giới ăn gì bổ tinh hoàn?

Nam giới ăn gì bổ tinh hoàn?

Một chế độ dinh dưỡng lành mạnh không chỉ giúp cải thiện sức khỏe toàn diện mà còn nâng cao chức năng tinh hoàn, hỗ trợ quá trình sinh tinh và sản xuất hormone sinh dục.
Cứu sống cụ ông 103 tuổi bị đột quỵ

Cứu sống cụ ông 103 tuổi bị đột quỵ

Sau 12 giờ áp dụng đồng thời 2 phương pháp sử dụng thuốc tiêu huyết và lấy huyết khối, cụ ông 103 tuổi bị đột quỵ đã bình phục hoàn toàn, không để lại di chứng.