Đấu thầu viết sách giáo khoa để phá bỏ độc quyền

Có nhiều dự toán kinh phí khác nhau, nhưng số tiền để thực hiện đổi mới SGK thấp hơn nhiều so với con số 34.000 tỉ đồng của Bộ Giáo dục.

Các quan chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo không giải thích được số tiền 34.000 tỉ đồng chi vào những khoản gì trong đề án đổi mới chương trình sách giáo khoa. Không biết chi cho các khoản nào, chi bao nhiêu, nhưng lại cho ra số tiền gần 1,5 tỉ USD. Đổi mới chương trình sách giáo khoa là việc hệ trọng của quốc gia, sao lại có chuyện lôi thôi như vậy được.
Những chuyên gia giáo dục có uy tín đều thốt lên những lời cay đắng trước con số khổng lồ mà Bộ Giáo dục và Đào tạo ''tưởng tượng'' ra. Phó Giáo sư Văn Như Cương quả quyết, chỉ cần 1/1.000 số tiền đó là đủ để biên soạn bộ sách giáo khoa phổ thông. Tức là khoảng từ 34-36 tỉ đồng.
Ảnh minh họa.
 Ảnh minh họa.
Có nhiều ý kiến và dự toán kinh phí khác nhau, nhưng số tiền để thực hiện đổi mới sách giáo khoa thấp hơn rất xa so với con số 34.000 tỉ đồng của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Ông Đỗ Ngọc Thống – thường trực Ban soạn thảo chương trình - sách giáo khoa phổ thông sau năm 2015 - cho rằng, kinh phí chi trực tiếp cho việc biên soạn chương trình – sách giáo khoa chỉ có 5.000 tỉ đồng. Số tiền còn lại chi cho các khoản khác, nhưng khoản gì thì ông không nhớ chính xác.
Chưa biết số tiền bao nhiêu là đủ để thực hiện việc biên soạn sách giáo khoa, vậy tại sao không tổ chức đấu thầu?
Từ năm 2000 đã có nhiều ý kiến đề xuất đa dạng hóa sách giáo khoa, Bộ Giáo dục - Đào tạo đưa ra khung chương trình chuẩn, sau đó thông báo để các tác giả, nhóm tác giả tham gia viết sách. Tuy nhiên, từ đó đến nay chủ trương này vẫn chưa thực hiện được. Với đề án đổi mới lần này, có thể tổ chức đấu thầu biên soạn sách giáo khoa từng lớp học từ 1 đến 12, hoặc từng bộ môn.

Đấu thầu công khai, minh bạch, có các quy định và tiêu chí liên quan về địa vị pháp lý, chức danh khoa học của người chủ biên và các tác giả biên soạn, tiến độ thực hiện và thời hạn hoàn thành. Làm được như vậy chắc chắn sẽ huy động được trí tuệ của toàn xã hội, ''túi khôn'' trong thiên hạ và giảm chi phí rất nhiều. Đã từng có những nhà trí thức nổi tiếng trong và ngoài nước tình nguyện tham gia biên soạn không công nếu như có điều kiện.

Lâu nay, Bộ Giáo dục - Đào tạo giao việc biên soạn sách giáo khoa cho một nhóm người theo kiểu độc quyền chân lý và chia nhau quyền lợi. Hãy xem lại có sự tồn tại “nhóm lợi ích” trong việc biên soạn sách giáo khoa hay không?
Còn nữa, sau khi cho đấu thầu biên soạn sách giáo khoa, phải làm ngay đấu thầu in sách. Tất cả các doanh nghiệp in đều tham gia đấu thầu in từng bộ sách, lúc đó giá in sẽ xuống thấp nhất, có lợi cho toàn xã hội. Phá bỏ độc quyền in sách giáo khoa quá dễ, nhưng bao nhiêu năm vẫn không làm. Chỉ có cách giải thích duy nhất cho sự tồn tại vô lý đó là lợi ích nhóm.

Bộ Giáo dục nghĩ gì về clip luận về giáo dục?

Ông Ngũ Duy Anh, Vụ trưởng Vụ công tác học sinh sinh viên (HSSV - Bộ GD-ĐT): "Em có thể viết thư cho Bộ trưởng"

Đưa Hoàng Sa, Trường Sa vào sách giáo khoa

Thủ tướng giao Bộ GD-ĐT chủ trì việc nghiên cứu, đưa vấn đề biển Đông và chủ quyền VN với 2 quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa vào SGK các cấp học.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Văn Nên vừa có thông báo ý kiến kết luận của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại buổi làm việc với Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam vào ngày 30/12/2013.
Theo kết luận này, Thủ tướng giao Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam chủ trì, phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Hội Khoa học lịch sử Việt Nam và các cơ quan liên quan tập hợp và huy động các nhà sử học trong cả nước tham gia biên soạn và xuất bản bộ Lịch sử Việt Nam (Quốc sử).

Phân bón Hóa Sinh xem mạng người rẻ hơn cây cao su (1)

(Kiến Thức) - Xả khói làm chết khô nông trường cao su, phải bồi thường nên Công ty phân bón Hóa Sinh đã quay ống khói xả thải về phía khu dân cư, khiến dân đang chết mòn vì... ô nhiễm nặng.

"Quả bom ô nhiễm" giữa khu dân cư

Đọc nhiều nhất

Tin mới