"Dấu ấn tối" và "xoáy ánh sáng" trên Mặt trăng là gì?

Gió mặt trời tương tác với các hạt từ tính trên Mặt trăng tạo ra hiện tượng "dấu ấn tối" và "xoáy ánh sáng" kỳ bí, trong đó các xoáy ánh sáng có thể là cứu tinh của con người.

"Dấu ấn tối" và "xoáy ánh sáng" trên Mặt trăng là gì?

Các nhà nghiên cứu đến từ Trung tâm Hàng không Không gian Goddard của NASA đã giải mã được các hoa văn tuyệt đẹp trên Mặt trăng, trong đó chia thành nhiều "dấu ấn tối" và "xoáy ánh sáng". Họ phát hiện ra rằng nếu chúng ta du hành trên Mặt trăng, "dấu ấn tối" sẽ là những nơi nguy hiểm trong khi các "xoáy ánh sáng" báo hiệu miền đất an toàn.

Một xoáy ánh sáng bí ẩn và tuyệt đẹp trên Mặt trăng - (ảnh: NASA).

Một xoáy ánh sáng bí ẩn và tuyệt đẹp trên Mặt trăng - (ảnh: NASA). 

Theo nhà khoa học John Keller, thành viên nhóm nghiên cứu, họ phát hiện ra rằng các hoa văn này được vẽ nên bởi sự tương tác giữa gió mặt trời và các hạt từ tính trên Mặt trăng.

Từ trường của Mặt trăng ở một số nơi đủ mạnh mẽ để làm chệch hướng gió mặt trời và bảo vệ bề mặt thiên thể khỏi bức xạ của mặt trời, tạo nên xoáy ánh sáng. Còn dấu ấn tối chính là những nơi từ trường không đủ mạnh để bảo vệ, tạo nên những vết cháy nắng trên bề mặt.

Nói cách khác, những xoáy ánh sáng chính là khu vực thân thiện hơn với con người, nếu chúng ta hiện diện trên Mặt trăng.

Xoáy ánh sáng với chiếc đuôi dài bí ẩn - (ảnh: NASA).

Xoáy ánh sáng với chiếc đuôi dài bí ẩn - (ảnh: NASA).

Vì thế, các nhà khoa học NASA đang đẩy mạnh nghiên cứu các cấu trúc này nhằm bảo vệ các phi hành gia được cử lên mặt trăng trong tương lai. Thậm chí, các khu vực xoáy ánh sáng có lớp bảo vệ tự nhiên này có thể được "quy hoạch" làm các bãi đáp và thuộc địa vĩnh viễn của con người trên thiên thể này.

Mặt trăng thứ hai của Trái đất nằm ở đâu?

Chúng ta thường chỉ thấy có một Mặt trăng trên bầu trời và rất ít ai nghĩ rằng Trái đất có tới hai Mặt trăng. Nhưng NASA đã gây bất ngờ khi công bố phát hiện Mặt trăng thứ hai của Trái đất cách đây không lâu.

Mặt trăng thứ hai của Trái đất nằm ở đâu?

Theo đó, NASA cho biết, Mặt trăng thứ hai này đã quay quanh Trái đất được gần một thế kỷ và được phát hiện trong một quỹ đạo quay quanh Mặt trời. Nó là một tiểu hành tinh được lực hút của Trái đất giữ lại và cách Trái đất xa hơn khoảng 38 lần so với khoảng cách từ Trái đất đến Mặt trăng.

Tiết lộ chấn động về sự sống nghi từng có trên Mặt trăng

(Kiến Thức) - Các nhà khoa học đến từ Đại học London và Đại học bang Washington tìm thấy bằng chứng cho thấy, Mặt trăng có thể đã từng có điều kiện cần thiết để hỗ trợ sự sống, theo nghiên cứu mới được công bố trên Tạp chí Astrobiology.

Tiết lộ chấn động về sự sống nghi từng có trên Mặt trăng

Theo công bố, gần đây, các nhà khoa học phát hiện bề mặt Mặt trăng có thể đã từng có điều kiện hỗ trợ các dạng sống đơn giản vào khoảng 4 tỷ năm trước.

Trong thời gian đó, Mặt trăng phun ra lượng khí nóng, bao gồm cả hơi nước thoát ra từ lõi của nó. Các yếu tố này sau đó tạo ra một bầu không khí đặc thù, rồi hơi nước ngưng tụ thành các bể chứa chất lỏng trên bề mặt.

Do đâu loài người đua nhau quay lại Mặt trăng trong 2019?

Nửa thế kỷ sau khi Neil Armstrong đặt bước chân đầu tiên của con người lên Mặt trăng, Trung Quốc, Ấn Độ, Israel và cả Mỹ đang đua nhau quay lại nơi này.

Do đâu loài người đua nhau quay lại Mặt trăng trong 2019?
Phần lớn những sự kiện về không gian trong năm 2018 liên quan đến tên lửa mới hoặc tàu vũ trụ thám hiểm nơi xa xôi. Năm 2019 dường như mọi nỗ lực đều tập trung vào một địa điểm: Mặt trăng.

Đọc nhiều nhất

Tin mới