Dân Thủ đô nô nức đến Lễ hội Hai Bà Trưng

(Kiến Thức) - Lễ hội Hai Bà Trưng hay còn được gọi là Lễ hội đền Đồng Nhân (Hà Nội) được tổ chức từ 4-6/2 (Âm lịch) thu hút đông đảo người dân Thủ đô đến tham dự.

Dân Thủ đô nô nức đến Lễ hội Hai Bà Trưng
Hằng năm, Lễ hội Hai Bà Trưng tại đền Đồng Nhân, phường Đồng Nhân, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội được tổ chức từ 4-6/2 (Âm lịch), lễ hội chính diễn ra vào ngày 5-6/2 (Âm lịch) tức từ 9-11/3/2019.
Dan Thu do no nuc den Le hoi Hai Ba Trung
 Phía trước đền thờ Hai Bà Trưng. Ảnh: Trọng Nghĩa
Cứ 5 năm lại có một đại lễ được tổ chức, và năm 2019 kỉ niệm 1969 năm cuộc khởi nghĩa.
Dan Thu do no nuc den Le hoi Hai Ba Trung-Hinh-2
Đền Đồng Nhân (hay còn gọi là đền thờ Hai Bà Trưng) tại phường Đồng Nhân, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội được công nhận là Di tích Quốc gia. Ảnh: Trọng Nghĩa 
Năm nay, lễ hội Hai Bà Trưng được quận Hai Bà Trưng tổ chức từ ngày 4-6/2 Âm lịch (tức ngày 9-11/03/2019), trong đó ngày đầu tiên là lễ tế yết xin đức Thánh khai hội và lễ dâng cúng trà rượu vào hậu cung theo tục xưa cụ cụ do các bà đảm nhiệm.
Dan Thu do no nuc den Le hoi Hai Ba Trung-Hinh-3
 Kiệu rước Hai Bà Trưng với 2 màu vải lụa vàng và đỏ để phân biệt kiệu bà Trưng Trắc - Trưng Nhị. Ảnh: Trọng Nghĩa
Ngày thứ hai sẽ diễn ra lễ rước từ đền Đồng Nhân ra đến miếu thờ hai Bà Trưng ở đường Bạch Đằng, đội rước nước sẽ lấy nước từ sông Hồng đem về nấu với trầm hương để tắm tượng & dâng cúng Thánh.
Dan Thu do no nuc den Le hoi Hai Ba Trung-Hinh-4
Đội lễ do các cụ bà đảm nhiệm. Ảnh: Trọng Nghĩa 
Ngày thứ ba là chính lễ, năm nay quận Hai Bà trưng sẽ tổ chức khai mạc lễ hội vào buổi sáng, với đủ các đoàn thể ban ngành từ Trung ương tới địa phương, các tầng lớp nhân dân quanh vùng. Theo tục lệ, đúng 12h trưa thì cỗ chay của ông chủ cỗ và của dân làng sẽ được rước vào để làm lễ Thánh.
Dan Thu do no nuc den Le hoi Hai Ba Trung-Hinh-5
Công tác chuẩn bị cho buổi lễ chính diễn ra vào ngày 6/2 Âm lịch. Ảnh: Trọng Nghĩa 
Tuy nhiên, do lễ hội bắt đầu vào 2 ngày cuối tuần, nên dù chưa đến ngày lễ chính, nhưng các Phật tử khắp nơi cũng đã đến rất đông.
Dan Thu do no nuc den Le hoi Hai Ba Trung-Hinh-6
Gia đình 4 thế hệ của bà Lê Lan Hương (ngoài cùng bên trái) đến dự lễ hội. Ảnh Trọng Nghĩa 
"Gia đình tôi thuộc phường Đồng Nhân, từ bao năm nay, cứ đến lễ hội là cả gia đình lại chuẩn bị cùng tổ dân phố, hay câu lạc bộ hưu trí chuẩn bị đồ lễ dâng lên hai vua bà. Đến giờ gia đình tôi 4 thế hệ vẫn duy trì phong tục này hàng năm, và sẽ cả những năm tiếp theo" - bà Lê Lan Hương, giáo viên đã nghỉ hưu trong quận Hai Bà Trưng cho hay.
Dan Thu do no nuc den Le hoi Hai Ba Trung-Hinh-7
Các cụ bà xúng xính trong những bộ áo dài truyền thống đi dự lễ hội. Ảnh: Trọng Nghĩa 
Quang cảnh đền Đồng Nhân trong dịp lễ hội năm 2019:
Dan Thu do no nuc den Le hoi Hai Ba Trung-Hinh-8
Sân chính đền Đồng Nhân đặt kiệu, voi và là nơi tổ chức khai mạc lễ hội. Ảnh: Trọng Nghĩa
Dan Thu do no nuc den Le hoi Hai Ba Trung-Hinh-9
 Sân sau với đền thờ Thánh mẫu và ban Công đồng mới được tu sửa lại. Ảnh: Trọng Nghĩa
Ngoài ra, tại lễ hội còn diễn ra các hoạt động chào mừng ngày kỉ niệm cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng (0040 - 2019): biểu diễn ca hát, thi thể thao, thi nấu cơm,...
Dan Thu do no nuc den Le hoi Hai Ba Trung-Hinh-10
Biểu diễn hát chầu văn, hát quan họ và dân ca. Ảnh: Trọng Nghĩa 
Dan Thu do no nuc den Le hoi Hai Ba Trung-Hinh-11
 Các hoạt động thể thao của học sinh các trường THPT trong quận Hai Bà Trưng. Ảnh: Trọng Nghĩa
Dan Thu do no nuc den Le hoi Hai Ba Trung-Hinh-12
 Các môn thể thao như kéo co, nhảy bao bố,...thể hiện sức mạnh dẻo dai, sự khéo léo như cách Hai Bà Trưng đã dẫn dắt cuộc khởi nghĩa. Ảnh: Trọng Nghĩa

11 lễ hội lớn đầu xuân khắp 3 miền

Từ mùng 3 Tết, các lễ hội đầu xuân bắt đầu diễn ra, dự kiến thu hút nhiều lượt người tham gia. Sau đây là 11 lễ hội lớn khắp 3 miền.

11 lễ hội lớn đầu xuân khắp 3 miền
1. Chùa Hương (Hương Sơn, Mỹ Đức, Hà Nội)

Thủ tướng yêu cầu chấn chỉnh công tác tổ chức lễ hội

Cán bộ, công chức, viên chức tuyệt đối không đi lễ hội trong giờ hành chính, không dùng xe công và các phương tiện công tham gia lễ hội.

Thủ tướng yêu cầu chấn chỉnh công tác tổ chức lễ hội
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vừa ký Chỉ thị yêu cầu chấn chỉnh công tác quản lý, tổ chức lễ hội, lễ kỷ niệm, ngày thành lập.

Những lễ hội đâm, chọi trâu gây tranh cãi ở Việt Nam

(Kiến Thức) - Chọi trâu Đồ Sơn 2017, treo trâu tế lên cây ở lễ hội Đông Cuông... là một số trong những nghi lễ - lễ hội gây tranh cãi ở Việt Nam.

Những lễ hội đâm, chọi trâu gây tranh cãi ở Việt Nam
Nhung le hoi dam, choi trau gay tranh cai o Viet Nam
Lễ hội chọi trâu Đồ Sơn 2017 đã phải dừng tổ chức sau vụ tai nạn gây chết người ở vòng đấu loại - khi trâu số 18 khi đang thi đấu, bất ngờ bỏ chạy và húc vào chủ trâu là ông Đinh Xuân Hướng, 47 tuổi, ở phường Vạn Hương, quận Đồ Sơn (Hải Phòng) khiến ông Hướng thiệt mạng. Sự cố đã khiến dư luận bàng hoàng, nhiều tranh luận nổ ra về việc nên giữ hay xóa bỏ lễ hội chọi trâu Đồ Sơn này. Ảnh: TTXVN. 
Nhung le hoi dam, choi trau gay tranh cai o Viet Nam-Hinh-2
Lễ hội Chọi trâu Đồ Sơn là lễ hội truyền thống của người dân quận Đồ Sơn – TP Hải Phòng, được tổ chức chính thức vào 9/8 âm lịch hằng năm. Có luồng dư luận cho rằng lễ hội chọi trâu Đồ Sơn cần phải xóa bỏ vì nhiều biến tướng, xuất hiện tình trạng trục lợi cá nhân, cá độ tại lễ hội, Ngoài ra, chọi trâu là nguy hiểm, có nhiều hình ảnh bạo lực. Ảnh: Tuổi Trẻ.  
Nhung le hoi dam, choi trau gay tranh cai o Viet Nam-Hinh-3
Trong khi đó, nhiều chuyên gia văn hóa lại cho rằng, đây là di sản phi vật thể quốc gia, điều cần làm là điều chỉnh khâu tổ chức an toàn, thay vì cấm tổ chức lễ hội. Ảnh: Zing.
Nhung le hoi dam, choi trau gay tranh cai o Viet Nam-Hinh-4
Một trong những nghi lễ gây tranh cãi trong lễ hội đền Đông Cuông (Yên Bái) đó là trâu tế bị treo lên cây trước khi mổ tế lễ. Nhiều ý kiến cho rằng, việc này gây cảm quan không tốt, và có phần đáng sợ. Ảnh cắt từ video.
Nhung le hoi dam, choi trau gay tranh cai o Viet Nam-Hinh-5
Sau phản ánh, năm 2017, Ban tổ chức lễ hội Đền Đông Cuông không thực hiện treo trâu lên cây như mọi năm; việc mổ trâu để tế lễ vẫn tiến hành vào lúc 0 giờ ngày Mão đầu tiên trong năm nhưng được diễn ra trong khu vực quây kín bạt, lực lượng an ninh bảo vệ kỹ từ vòng ngoài, du khách và người dân địa phương không được chứng kiến. Sau đó, các thủ tục hành lễ được tiến hành như thường lệ. Ảnh: VOV.
Nhung le hoi dam, choi trau gay tranh cai o Viet Nam-Hinh-6
Năm 2015, những hình ảnh về lễ hội Cầu Trâu (Phú Thọ) tiếp tục làm bùng nổ những tranh cãi về việc có nên tiếp tục tổ chức những lễ hội có cảnh chém giết động vật khiến người xem rùng rợn. Trong lễ hội có màn nhiều thanh niên phiên nhau dùng búa đập vào đầu con trâu cho đến khi con vật ngã gục mới thôi. Ảnh: Lao động. 
Nhung le hoi dam, choi trau gay tranh cai o Viet Nam-Hinh-7
Có luồng dư luận cho rằng, hành động này mang tính rùng rợn, cần được loại bỏ. Năm 2017, một nét mới trong lễ hội Cầu Trâu ở Phú Thọ là không còn hình ảnh đánh đầu trâu như mọi năm. Ảnh: Tạp chí DL. 
Nhung le hoi dam, choi trau gay tranh cai o Viet Nam-Hinh-8
Theo phong tục truyền thống, lễ hội đền Chín Gian, xã Châu Kim, huyện Quế Phong có nghi lễ hiến trâu. Sau khi trâu hiến tế được đưa xuống tắm ở bến sông Tà Tạo (bến Quan), lễ chém trâu diễn ra trong tiếng hò reo của bà con dự lễ. Ảnh: Tuổi Trẻ.
Nhung le hoi dam, choi trau gay tranh cai o Viet Nam-Hinh-9
Sau nhiều ý kiến phản đối việc chém trâu, từ năm 2016, huyện Quế Phong vẫn giữ điểm đặc sắc lễ tế trâu nhưng không tổ chức chém trâu một cách phản cảm. Trâu sau khi được làm lễ xong trả về cho gia chủ. Còn các vật lễ khác vẫn giữ nguyên nét truyền thống. Ảnh: báo Nghệ An.
Nhung le hoi dam, choi trau gay tranh cai o Viet Nam-Hinh-10
Ariêu Ping là lễ hội truyền thống mang văn hóa tâm linh của đồng bào Pa Cô ở các huyện miền núi của tỉnh Quảng Trị. Lễ hội này nhằm tỏ lòng tôn kính đến những người đã khuất và thường kéo dài 3 ngày 2 đêm. Điểm đặc biệt của lễ hội là những con vật như trâu, bò, dê được buộc những cây nêu được những họ tộc có người đã khuất dựng lên để thực hiện nghi lễ tế thần. Ảnh: DL.
Nhung le hoi dam, choi trau gay tranh cai o Viet Nam-Hinh-11
Nhiều ý kiến trái chiều đã bùng nổ khi mọi người tập trung thành vòng tròn quanh cây nêu buộc các con vật và bắt đầu thực hiện nghi lễ. Nhiều người dùng giáo đâm vào vật tế cho đến khi chúng ngã quỵ. Sau đó, trâu bò, dê sẽ bị xẻ thịt và nấu nướng để đãi khách. Ảnh: Dân Việt. 

Đọc nhiều nhất

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

(Kiến Thức) - Đến thời điểm này đã có 15 tỉnh, thành thay đổi nhân sự bí thư. Trong đó, có một ủy viên Bộ Chính trị, 8 ủy viên TƯ, 5 ủy viên dự khuyết. Đây là những nhân tố được Bộ Chính trị đặt niềm tin sẽ hạt nhân mang lại những thành tựu kinh tế, xã hội cho các địa phương.
Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

(Kiến Thức) - Những năm qua, hiện tượng giang hồ mạng nổi lên với nhiều hoạt động nhức nhối, ảnh hưởng đến trật tự xã hội và tư tưởng một bộ phận giới trẻ. Điều đáng nói, loạt giang hồ đình đám trên mạng xã hội này lại có hồi kết chẳng như mơ.

Tin mới

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Bộ Công Thương đề xuất cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt còn 5 bậc thay vì 6 bậc. Bậc giá điện cao nhất có thể lên tới hơn 3.700 đồng/kWh, cao hơn so với mức cao nhất trong biểu giá hiện hành.