“Dân khóc quan chức mới cho bú“

(Kiến Thức) - Dân kêu ca không có cầu, phải qua sông bằng đu dây, chui túi nilon… thì cầu mới được xây. Cách quản lý này gọi nôm na là “con khóc mẹ mới cho bú”.

“Dân khóc quan chức mới cho bú“
Di căn của cơ chế xin - cho
PGS.TS Đặng Ngọc Dinh nhìn nhận thế nào về câu chuyện khi dân kêu ca phải vượt suối bằng túi nilon thì cầu được xây, xảy ra vụ bảo mẫu hành hạ dã man trẻ thì nhà chức trách mới đi kiểm tra hoạt động của các nhà trẻ trên địa bàn...?
Cách quản lý này có thể gọi nôm na là “con khóc mẹ mới cho bú”. Nó không có gì mới ở Việt Nam nếu không muốn nói là kiểu quản lý điển hình, phổ biến. Đó là di căn của cơ chế xin – cho đã tồn tại từ hàng chục thập kỷ và đến giờ ta vẫn chưa thể thay đổi được. Dĩ nhiên, việc con khóc mẹ mới cho bú là bình thường. Nhưng một xã hội tiến bộ, phát triển cần phải được tạo lập trên cơ sở con chưa cần khóc thì mẹ đã cho bú một cách khoa học, bền vững, nghiêm chỉnh và bài bản.
Và cách quản lý của ta đang thiếu tất cả những yếu tố ông nêu?
Đúng.
Nhưng dù gì thì nó cũng có tác dụng nhất định, chí ít là còn tốt hơn việc khóc rồi mà vẫn không cho bú chứ?
Vấn đề là, để đi đến một xã hội phát triển, người ta không thể cứ bám riết lấy kiểu quản lý này được. Đó là một bước lùi và nó cho thấy chúng ta đang bước lầm đường chứ không phải là sự lạc hậu, lệch chuẩn nữa. Vì lạc hậu, lệch chuẩn thì còn có thể cải tạo, uốn nắn, nhưng khi đã lầm đường thì phải xác định để quay về vị trí xuất phát. Tiếc là lầm đường đã diễn ra quá dài.
Dại gì mà thay đổi
Thử lý giải nguyên nhân của việc lầm đường này quá dài, theo ông thì do đâu? Vì người ta đã không thể nhận thức được vấn đề hay còn có lý do nào khác?
Tôi tin rằng ai cũng nhận ra phải thay đổi phương thức quản lý sang mô hình con chưa khóc mẹ mới cho bú, tức là phải phân cấp, công khai, minh bạch. Thế nhưng, họ lại vẫn cố duy trì phương thức quản lý xã hội cũ, vì người ta đang mang danh đạo lý rằng kiểu quản lý này sẽ khiến họ nhìn thấy được người nào khó khăn sẽ ra tay giúp đỡ. Nhưng đó chỉ là sự ngụy biện. Bởi nguyên tắc quản lý là phải phân cấp cái nhìn, từ đó dễ dàng quy trách nhiệm, đằng này họ nắm trong tay cả rồi (quyền lực và tiền bạc) thì họ còn nhìn thấy gì nữa ngoài việc làm sao có lợi cho mình nhất. Ở mô hình quản lý phân cấp mới có chỗ cho năng lực quản lý chứ kiểu “con khóc mẹ mới cho bú” thì làm gì có. 
Nó sẽ có chỗ cho điều gì nếu không phải là năng lực?
Ấy là sự khôn khéo biết cách quan hệ, biết cách xin xỏ, thậm chí là chạy để xin được một dự án nào đó. Mà như thế đâu cần một anh học rộng tài cao, chỉ cần khôn lỏi là được.
PGS.TS Đặng Ngọc Dinh, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu hỗ trợ phát triển cộng đồng.
PGS.TS Đặng Ngọc Dinh, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu hỗ trợ phát triển cộng đồng. 
Phải xin cái để chia chác lớn hơn
Quay trở lại với câu chuyện kiểu báo chí phản ánh cảnh người dân phải đu dây qua sông thì cầu mới được xây. Phải chăng vì cán bộ còn đang bận trăm công nghìn việc nên khó mà nhận ra?
Tôi không nghĩ thế. Ngay cả cái việc họ bảo không có kinh phí thì tôi cũng không tin. Chúng ta còn nghèo nhưng không đến mức không có tiền để xây được những cây cầu tạm cho người dân đi lại, vì chúng ta đã có những công trình nghìn tỉ đấy thôi.
Vậy ông tin vào điều gì?
Suy cho cùng thì đó là hệ quả của việc ta không quản lý nhà nước theo mô hình phân cấp, kiểu con chưa cần khóc thì mẹ đã cho bú. Địa phương không đưa việc xây cầu cho dân của một làng, một xã nào đó vào danh mục ưu tiên. Thay vào đó,  có lẽ họ còn mải đi xin làm lễ hội để có cái mà chia chác lớn hơn.
Đừng nghĩ tới phát triển, nếu…
Trong câu chuyện quản lý “con khóc mẹ mới cho bú” này, theo ông thì ai sẽ là người được lợi hơn cả?
Đầu tiên là những người được thụ hưởng chính sách ấy. Chẳng hạn, người dân phải chui túi nilon để qua suối thì giờ đây đã có hẳn một cây cầu, như vậy người dân được hưởng lợi trước nhất. Và có một cái lợi nữa rất bất thường: Ấy là tên tuổi, chỉ số niềm tin, thiện cảm vào người trực tiếp đưa ra quyết định điều chỉnh tình hình.
Tại sao ông lại cho như thế là bất thường, khi họ làm những việc được lòng dân như thế?
Bất kể việc nào làm cho dân, có lợi cho dân đều tốt và cần được khuyến khích. Thế nhưng, bộ trưởng, thứ trưởng đâu phải là người đi giải quyết những vấn đề của cấp cơ sở. Họ phải làm những việc mang tính vĩ mô, bao quát, xứng tầm hơn chứ. Làm thế khác nào đem dao mổ bò đi giết gà. Đấy phải là việc của địa phương đó mới đúng chứ. Chính cách quản lý của ta đang khiến cho việc quản lý trở nên chồng lấn nên mới có chuyện chỉ khi có quyết định, chỉ đạo từ phía Trung ương thì địa phương mới làm, dù đó là những việc đáng ra cơ sở phải giải quyết.
Trong khi chưa thể từ bỏ được cơ chế xin cho thì theo ông, điều gì chi phối việc những người có trách nhiệm sẽ phải biết đâu là vấn đề cần ưu tiên cho dân sinh ở địa phương đó, rằng xây một cây cầu cấp thiết hơn là xin một cái lễ kỷ niệm?
À, cái này không dễ đâu. Đừng bao giờ ảo tưởng rằng người ta sẽ tự chuyển đổi, tự biết việc làm cái cầu lợi cho dân hơn là xin một cái lễ kỷ niệm. Vì thế, phải bắt họ chuyển đổi thôi. Phải thay đổi toàn diện cả hệ thống sang phương thức quản lý vì dân thực sự chứ không thể trên danh nghĩa vì dân mới mong làm được. Đừng tưởng cán bộ của ta không nhận thức được. Họ nhận thức được cả đấy, nhưng họ đâu có muốn thay đổi, vì vấn đề quyền lực, lợi ích cả thôi.
Cụ thể bằng cách nào, thưa ông?
Phải tạo ra cơ chế giám sát, ép buộc, phản biện... Chẳng hạn, việc tái cơ cấu kinh tế, có Quốc hội can thiệp thì mới làm chứ chờ người dân “khóc” thì khó lắm. Nói chung, đó là một việc lâu dài, chúng ta đang dần thực hiện nhưng kết quả vẫn chưa được rõ nét. Song cần thẳng thắn rằng, nếu không chuyển đổi phương thức quản lý, từ bỏ cơ chế xin cho thì chúng ta đừng bao giờ nghĩ tới câu chuyện phát triển.
Trân trọng cảm ơn ông!
“Vì sao ở ta câu chuyện trách nhiệm khó thực hiện? Ấy là vì có phân cấp cụ thể đâu, cứ quản lý theo kiểu tôi có một đống của đấy, ông cần gì thì xin thì làm sao mà biết trách nhiệm cụ thể ở đâu được.
Lẽ ra, nhiệm vụ của ông là phải đảm bảo đời sống cho người dân, không thể để họ phải đánh cược sức khoẻ, mạng sống của mình bằng những hành vi nguy hiểm vì không có cầu cống, không có đường đi lại. Đằng này, từ nhiệm vụ lại chuyển sang việc ban ơn khi ra quyết định này nọ. Đó là một xã hội không bình thường, rất lủng củng”.
PGS.TS Đặng Ngọc Dinh

“Noi gương” tham nhũng như thầy

(Kiến Thức) - "Người ta coi chuyện "chạy" để có cái bằng thạc sĩ là chuyện bình thường, thế nên họ mới chỉ khiển trách người vi phạm", GS.TSKH Ngô Việt Trung chia sẻ.

“Noi gương” tham nhũng như thầy
Thầy tham nhũng thì trò còn tham nhũng nhiều hơn
Để được tham gia lớp thạc sĩ Quản lý kinh tế, 40 học viên của Trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh Thanh Hóa đã "bôi trơn" hơn 1 tỷ đồng cho cán bộ của trung tâm nhờ lo lót đầu vào. Sự việc bại lộ khi chính những học viên nộp tiền này bị đánh trượt. Câu hỏi đặt ra là chất lượng đào tạo thạc sĩ ở đâu, vì sao người ta lại chen chân nhau để bằng mọi giá phải có cái bằng thạc sĩ?

Bổ nhiệm lái xe để “bịt mồm”?

(Kiến Thức) - "Bổ nhiệm không dựa trên năng lực mà dựa trên quan hệ cá nhân... là sự sỉ nhục của cả tổ chức đó”, ông Trần Quốc Thuận chia sẻ. 

Bổ nhiệm lái xe để “bịt mồm”?
Ông Trần Quốc Thuận, Nguyên Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội trao đổi với Kiến Thức về việc nhiều lái xe được bổ nhiệm lên các vị trí cấp cao tại các HĐND-UBND huyện, tỉnh thời gian qua. 
Đã có lái xe lôi sếp ra ánh sáng
- Mặc dù quá tuổi và không bằng cấp theo quy định song lại có thêm 2 lái xe ở Thanh Hoá được bổ nhiệm làm phó chánh văn phòng Huyện ủy và HĐND-UBND huyện do lái xe qua nhiều đời lãnh đạo rất tốt và sức khoẻ không phù hợp công việc lái xe. Lý do bổ nhiệm này theo ông có chính đáng?
- Người ta cứ nói từ “lái xe” bằng cái giọng dè bỉu, rằng lái xe thì trình độ năng lực kém, tôi nghĩ không nên hiểu như vậy. Vấn đề mấu chốt khi bổ nhiệm là phải dựa vào năng lực, cái đáng bàn là năng lực người đó có xứng đáng với cái vị trí mà người đó đảm nhận không. Chứ tôi thấy có đội trưởng đội lái xe được bầu vào những cơ quan ở cấp cao đấy (cười). Nên tôi nghĩ không nên đụng chạm đến họ theo kiểu miệt thị thế. 
- Quy định bổ nhiệm các chức vụ mới của ta hiện thế nào ạ?
- Đã có các quy định rõ ràng, khi bổ nhiệm chức vụ mới thì phải có thời gian làm việc 1 nhiệm kỳ trở lên chứ không ai đưa ngay lập tức một người lên một vị trí cao cả. Theo quy định tại điều 6, mục 1, chương II, Quyết định 27/2003/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 19/2/2003 nêu rõ tuổi bổ nhiệm cán bộ, công chức lần đầu không quá 55 tuổi đối với nam và 50 tuổi đối với nữ. Riêng các chức vụ trưởng phòng, phó trưởng phòng các quận, huyện và tương đương, tuổi bổ nhiệm lần đầu không quá 45 tuổi (cả nam và nữ). Nhìn vào các quy định hiện hành thì rõ ràng họ đã vi phạm quy trình bổ nhiệm.
- Vì sao quy định đã có sẵn rồi mà họ vẫn bổ nhiệm như vậy?
- Có thể là vì lái xe biết quá nhiều bí mật của lãnh đạo. Lái xe biết mọi mối quan hệ, mọi nơi lãnh đạo đi, lãnh đạo đến, nên việc bổ nhiệm là để “bịt mồm” lái xe. Chứ tôi biết có nhiều lái xe, vì nắm giữ các bí mật nên đã hô hào lên, thế là lãnh đạo mất chức đấy. Họ la toáng lên vì có thu băng, có quay phim, có đầy đủ các bằng chứng, lôi lãnh đạo ra ánh sáng.
- Việc bổ nhiệm ở Thanh Hóa khiến dư luận đặt câu hỏi người lãnh đạo nghĩ gì vậy, người trong cơ quan đó hẳn cũng phải biết rõ chứ?
- Bổ nhiệm một người không có đủ năng lực vào những vị trí đó là sự xúc phạm, sỉ nhục của tổ chức, đơn vị đó. Người được bổ nhiệm cũng cảm thấy xấu hổ chứ không vui vẻ gì. Thế là cùng một lúc hại đến bao nhiêu người, ông thủ trưởng cũng thấy xấu hổ, cả tổ chức nhìn ông ấy chỉ bằng nửa con mắt.
- Như vậy, người ta coi việc bổ nhiệm giống như phần thưởng, ban ơn?
- Và cũng không thể lấy đó ra để bịt miệng bịt mồm lái xe vì lái xe biết nhiều quá. 
Ông Trần Quốc Thuận, Nguyên Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội nói về việc bổ nhiệm lái xe làm phó chánh văn phòng.
Ông Trần Quốc Thuận, Nguyên Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội nói về việc bổ nhiệm lái xe làm phó chánh văn phòng. 
Bổ nhiệm ngầm
- Việc bổ nhiệm kiểu “vô trách nhiệm” như vậy liệu có nhiều không?
- Việc nổi cộm như thế này có nhiều hay không thì tôi không biết. Khi tôi còn làm, tôi thấy người ta không “trắng trợn” như thế. Thay vì bổ nhiệm một chức vụ có thực quyền thì người ta hay bổ nhiệm kiểu cho từ “hàm” vào trước các chức vụ đó. Có chữ đó trong chức vụ thì các chế độ lương bổng, đãi ngộ sẽ được cao hơn. Người ta làm cái đó nhiều lắm, đó như một chính sách đãi ngộ cán bộ.
- Nghĩa là những người đó không có thực quyền?
- Hàm đó sẽ khiến cho người được phong có một khoản thu nhập tốt, lương hưu có thể sẽ cao hơn. Cái đó thì nhiều lắm, nơi nào cũng có. Thực ra nó không quá xấu, nó chỉ như chính sách ưu đãi đối với cán bộ thôi. Nó là một lỗ hổng mà người ta thường áp dụng, tác hại của nó cũng có, nhưng không đến mức khủng khiếp quá. 
- Trong câu chuyện bổ nhiệm này, vấn đề trách nhiệm của người đứng đầu xem ra mờ nhạt quá, dư luận bất bình là vì thế?
- Chúng ta cứ quy định người đứng đầu phải chịu trách nhiệm nhưng tôi không thấy người đứng đầu nào chịu trách nhiệm cả. Rồi nếu họ có phải chịu trách nhiệm thì gia đình con cháu họ cũng giàu lên rất nhanh, giàu đến khủng khiếp. Cái đó thì rõ quá rồi. Cơ chế đẻ ra những thứ đó.
- Lãnh đạo cơ quan không thể có toàn quyền quyết định việc bổ nhiệm ai, đuổi việc ai?
- Thường là họ lấy phiếu tín nhiệm để bảo là đã làm đúng quy trình rồi. Khi thủ trưởng đã đưa ra ý kiến bổ nhiệm, đố ai dám phản đối, ông ấy trừng trị ngay. Nhân viên hùa theo vì trách nhiệm cũng đâu phải của mình. Đấy, họ cứ làm tốt, đúng quy trình rồi, có vi phạm gì đâu. Thế là về bản chất, việc bổ nhiệm là ý chí chủ quan của lãnh đạo, nhưng được hợp thức hóa bằng sự đồng tình của cả tập thể.
Kiểm tra “phong bì”, ai dày thì thắng
- Theo ông thì giải pháp nào để giải quyết tình trạng này?
- Giải pháp đã có rất nhiều trong các nghị quyết rồi. Nghĩa là phải công khai minh bạch các tiêu chí, có cạnh tranh, có sự kiểm tra giám sát từ chức nhỏ đến chức lớn. Vừa rồi Bộ trưởng Bộ GD&ĐT nói bằng giả chỉ vào cơ quan nhà nước thôi, rất đáng buồn. Việc tuyển dụng các vị trí trong các cơ quan nhà nước, phải học theo các doanh nghiệp nước ngoài mà làm. Để thi tuyển được một vị trí họ kiểm tra rất gắt gao, chọn đúng được người có năng lực bằng sự cạnh tranh quyết liệt. Chứ kiểm tra bằng “phong bì”, ai dày hơn thì thắng, làm sao tìm được người giỏi?
- Trong câu chuyện này thì người bổ nhiệm hay người được bổ nhiệm sẽ bị xử lý nặng hơn?
- Từ một quy trình sai sẽ cho ra đáp án sai. Phải xử lý những người làm ra quy trình đó, từ đó mới lần theo. Thủ trưởng sẽ bảo: “Tôi không muốn ký, nhưng đọc văn bản thấy nhiều người đồng tình quá nên tôi ký thôi, tôi làm đúng quy trình rồi”. Lỗi tại cái cơ chế không giao rõ trách nhiệm cho ai, nó cứ lập lờ, lẫn lộn, không rõ trách nhiệm của ai cả. Thủ trưởng không ra thủ trưởng, tập thể không ra tập thể là cái phải sửa. 
- Tới đây hẳn là người ta sẽ lại rà soát, nhiều người cũng sẽ run?
- Đây là bài học mà những người lãnh đạo phải xem lại toàn bộ hệ thống của mình để rà soát, đặc biệt là quy trình bổ nhiệm làm sao để chọn được người tài. Cứ bảo “nhân tài là nguyên khí quốc gia”, mà dấu hiệu để nhận diện nhân tài là bằng cấp, mà bằng giả tràn lan thế, thì nguyên khí ở đâu. Nói chung, khẩu hiệu hô nhiều lắm rồi, phải làm đi. Có quy hoạch treo, luật treo, rồi có cả lời hứa treo. Cán bộ nói thì cứ nói thôi, nhưng chẳng làm.
Xin cảm ơn ông!
Ông Mai Đức Hùng, Trưởng ban Tổ chức huyện ủy Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa, xác nhận tại huyện đang có 2 cán bộ lái xe được bổ nhiệm lên làm Phó chánh Văn phòng mà không bằng cấp. Theo đó, ngày 12/10/2011, ông Trương Bá Phúc, Bí thư Huyện ủy huyện Tĩnh Gia đã ký Quyết định số 216-QĐ/HU bổ nhiệm ông Nguyễn Hữu Hợi (SN 1959, quê quán xã Xuân Lâm, huyện Tĩnh Gia), công chức lái xe cơ quan huyện ủy giữ chức Phó chánh Văn phòng Huyện ủy. Cùng thời điểm trên, ông Nguyễn Xuân Thủy, Chủ tịch UBND huyện này cũng ký quyết định bổ nhiệm ông Vũ Quang Huy (SN 1960, ngụ xã Tân Dân, huyện Tĩnh Gia), đang là lái xe của Ủy ban giữ chức vụ Phó chánh Văn phòng HĐND - UBND huyện.

Phát hiện xe khách chở bàn chân người dính đầy máu

Tài xế xe khách chạy tuyến TP HCM - Chợ Mới (tỉnh An Giang) hốt hoảng sau khi phát hiện trên xe có chở “hàng độc” là bàn chân người dính đầy máu.

Phát hiện xe khách chở bàn chân người dính đầy máu
Vụ việc gây xôn xao dư luận này do tài xế Nguyễn Thế Thanh (tự Tý Sửu, SN 1983, ngụ thị trấn Chợ Mới, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang) phát hiện vào chiều ngày 26/3. Khi đó, sau khi xe dừng về đến bến tại Thị trấn Chợ Mới thì anh Thanh nhìn thấy trong xe còn thùng xốp của hành khách bỏ quên lại.

Đọc nhiều nhất

Cán bộ Kiểm sát hát karaoke “ôm”, lãnh đạo Thi hành án nghi vào nhà nghỉ... hiểu luật vi phạm, xử sao cho đáng?

Cán bộ Kiểm sát hát karaoke “ôm”, lãnh đạo Thi hành án nghi vào nhà nghỉ... hiểu luật vi phạm, xử sao cho đáng?

(Kiến Thức) - Hai vụ việc mới đây liên quan đến cán bộ Viện Kiểm sát huyện đi hát karaoke "ôm", và clip quan hệ trong nhà nghỉ nghi là lãnh đạo ngành Thi hành án Hậu Giang khiến dư luận lắc đầu ngán ngẩm khi những người làm luật lại vi phạm luật, quy định ngành và cả đạo đức.

Tin mới