Dân bức xúc bãi phế liệu trái phép trên đất nông nghiệp: "Ông chủ" nói gì?

Sau khi báo Tri thức và Cuộc sống phản ánh về bãi phế liệu trái phép trên đất nông nghiệp tại xã Cao An (huyện Cẩm Giang, Hải Dương), chủ cơ sở này đã cam kết sẽ di dời toàn bộ phế liệu, rác thải công nghiệp ra khỏi khu đất.

Dân bức xúc bãi phế liệu trái phép trên đất nông nghiệp: "Ông chủ" nói gì?
Liên quan đến bãi tập kết phế liệu mọc trái phép trên đất nông nghiệp tại cánh đồng Vũ Xá Cao (thôn Đỗ Trung, xã Cao An, huyện Cẩm Giàng, Hải Dương) khiến người dân bức xúc, mới đây, ông Nguyễn Văn Thạch (trú tại thôn Cao Xá, xã Cao An) – chủ cơ sở phế liệu trên cho biết, đã viết cam kết sẽ di dời toàn bộ bãi phế liệu.
Theo bản cam kết với UBND xã Cao An, ông Thạch cho biết, đang xin thuê lại khu đất của bà Nguyễn Thị Thu tại cánh đồng Vũ Xá Cao, thôn Đỗ Trung, xã Cao An diện tích khoảng 4.200m2. Hiện tại đã sử dụng khu đất trên để tập kết một số loại phế liệu, vật liệu, rác thải công nghiệp từ các công ty, xí nghiệp với mục đích phân loại và bán lại.
Dan buc xuc bai phe lieu trai phep tren dat nong nghiep:
Chủ cơ sở cam kết sẽ di dời toàn bộ các loại phế liệu, vật liệu, rác thải công nghiệp ra khỏi vị trí khu đất.
Bản thân ông Thạch đã nhận thức được hành vi vi phạm nêu trên liên quan sử dụng đất sai mục đích và ảnh hưởng đến môi trường xung quanh. Do đó, cam kết sẽ di dời toàn bộ các loại phế liệu, vật liệu, rác thải công nghiệp ra khỏi vị trí khu đất, đến hết ngày 15/7 sẽ thực hiện xong. Nếu vi phạm, ông Thạch sẽ hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Trước đó, Báo Tri thức và Cuộc sống đã đăng tải bài viết về sự việc trên. Theo đó, người dân xã Cao An (huyện Cẩm Giàng, Hải Dương) bày tỏ sự bức xúc và bất an về bãi tập kết phế liệu, rác thải công nghiệp mọc lên trái phép trên diện tích đất nông nghiệp lên đến hàng nghìn m2 tại khu vực cánh đồng Vũ Xá Cao. Đáng chú ý, bãi tập kết phế liệu trên tồn tại trong thời gian dài đến nay nhưng chính quyền địa phương chưa xử lý dứt điểm.
Theo người dân xã Cao An, diện tích hơn 4.000m2 đất hiện được tập kết phế thải, rác công nghiệp vốn là diện tích đất nông nghiệp của gia đình bà bà Vũ Thị Cừ tại thôn Đỗ Trung. Tuy nhiên, sau đó, bà Cừ đã chuyển nhượng diện tích này cho bà Nguyễn Thị Thu.
Cách đây 3, 4 năm, ông Nguyễn Văn Thạch, tạm trú tại xã Cao An đã thuê lại diện tích đất trồng cây hàng năm trên và chuyên chở phế liệu, rác công nghiệp tại nhiều công ty về đây tập kết, phân loại và bán lại cho các doanh nghiệp khác, biến diện tích đất nông nghiệp này thành bãi tập kết phế liệu trái phép. Từ thời điểm này, người dân xã Cao An gần bãi tập kết phế liệu trên đã phải sống trong bất an về nỗi lo lắng ô nhiễm môi trường và nguy cơ cháy nổ.
Một người dân sống gần bãi tập kết phế liệu này cho biết, bãi tập kết này có đủ loại từ phế liệu, rác thải công nghiệp, trong đó có nhiều loại rác thải nguy hại như ắc quy, giẻ dính dầu, bóng đèn, chất dung môi… Chủ bãi phân loại các loại phế liệu có thể tận dụng được để bán lại kiếm lãi, những loại rác thải khác được chất đống, không che chắn, khi mưa, nước thải chảy ra môi trường, tiềm ẩn nguy cơ gây ô nhiễm môi trường và cháy nổ.
“Các loại phế liệu, rác thải công nghiệp được lấy về từ nhiều địa phương khác nhau, trong đó không loại trừ có cả rác thải nguy hại nên người dân khu vực rất bức xúc. Điều lạ là bãi tập kết phế liệu tồn tại nhiều năm qua, sử dụng đất sai mục đích nhưng chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng của huyện Cẩm Giàng lại chưa xử lý dứt điểm” – một người dân phản ánh.
Trao đổi với PV Báo Tri thức và Cuộc sống, ông Nguyễn Đức Mạnh, Chủ tịch UBND xã Cao An xác nhận việc ông Nguyễn Văn Thạch (tạm trú tại thôn Cao Xá) có hành vi tập kết rác thải sinh hoạt, rác thải công nghiệp trên diện tích đất hơn 4000 m2 tại khu vực cánh đồng Vũ Xá Cao thuộc thôn Đỗ Trung, xã Cao An.
Theo ông Mạnh, nguồn gốc đấy nơi tập kết rác thải trái phép là đất nông nghiệp (đất 03) đã được chuyển đổi thành cây rau màu hàng năm do bà Nguyễn Thị Thu nhận chuyển nhượng lại của bà Vũ Thị Cừ, thôn Đỗ Trung. Ông Nguyễn Văn Thạch đang thuê lại khu đất trên của bà Thu. Tuy nhiên, việc mua bán, cho thuê đều không thực hiện thủ tục hành chính qua UBND xã.
Chủ tịch UBND xã Cao An cho biết, hành vi của ông Thạch đã vi phạm pháp luật về đất đai khi tự ý chuyển mục đích sử dụng đất khi chưa được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép. Ngoài ra, hành vi vận chuyển, tập kết chất thải, rác thải không đúng quy trình kỹ thuật, quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
“Những hành vi trên đã ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường xung quanh và gây bức xúc trong nhân dân. UBND xã Cao An yêu cầu ông Thạch di dời toàn bộ các loại rác thải sinh hoạt, rác thải công nghiệp đang tập kết tại khu vực đất trên, nếu không tự giác chấp hành, sẽ giải quyết theo quy định của pháp luật” – ông Mạnh cho hay.
Ông Nguyễn Khắc Nghĩa, Trưởng phòng TN&MT huyện Cẩm Giàng cho biết, khi nhận được thông tin, phòng đã bố trí cán bộ xuống làm việc. Tuy nhiên, dù đã sắp lịch nhưng cán bộ phòng lại thuộc diện F2 nên chưa thể làm việc được.
“Tôi đã báo cáo Chủ tịch huyện và sẽ tiến hành kiểm tra, vi phạm thế nào sẽ xử lý theo quy định. Khu vực đó không thể tập kết phế liệu hay bãi rác được. Chúng tôi sẽ kiểm tra, làm việc cụ thể và sẽ thông tin đến báo chí”, ông Nghĩa cho hay.
Chủ cơ sở bãi tập kết phế liệu đã cam kết di dời sau một thời gian dài hoạt động vi phạm pháp luật về đất đai khi tự ý chuyển mục đích sử dụng đất khi chưa được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép. Tuy nhiên, người dân đặt câu hỏi về trách nhiệm của chính quyền địa phương trong việc thiếu trách nhiệm để sai phạm trên tồn tại trong suốt thời gian dài. UBND huyện Cẩm Giàng, Sở TN&MT tỉnh Hải Dương cần nhanh chóng vào cuộc kiểm tra, xử lý nghiêm các sai phạm trên.

>>> Mời độc giả xem thêm video Tái chế rác thải tại New York, Mỹ:

Nguồn: VTV 1

Bãi rác thải lớn, bốc mùi hôi thối trên đường Nguyễn Văn Huyên kéo dài

Khoảng 3 tháng trở lại đây, đường Nguyễn Văn Huyên kéo dài (quận Cầu Giấy và Tây Hồ) luôn ngập trong rác thải, vật liệu xây dựng… làm ảnh hưởng tới cuộc sống của người dân xung quanh.

Bãi rác thải lớn, bốc mùi hôi thối trên đường Nguyễn Văn Huyên kéo dài

Theo phản ánh từ người dân đang sinh sống tại phường Nghĩa Đô (quận Cầu Giấy, Hà Nội), ngay khu vực gần ngã tư Hoàng Quốc Việt giao cắt với Nguyễn Văn Huyên kéo dài, rác thải sinh hoạt lẫn rác thải xây dựng tràn ra lòng đường, trở thành một bãi phế thải lớn. Đáng chú ý là vào thời điểm chiều tối, xuất hiện nhiều xe cải tiến đến đây đổ trộm vật liệu xây dựng.

Dịch COVID-19: Rác thải nhựa tại Châu Á sắp nhiều hơn cá trong đại dương

(Kiến Thức) - Tác động của đại dịch COVID-19 bắt đầu đe dọa toàn bộ ngành tái chế, trở thành cuộc khủng hoảng toàn cầu. Rác thải nhựa tràn ngập châu Á nhưng không được các công ty tái chế thu gom và xử lý hiệu quả.

Dịch COVID-19: Rác thải nhựa tại Châu Á sắp nhiều hơn cá trong đại dương
Dich COVID-19: Rac thai nhua tai Chau A sap nhieu hon ca trong dai duong
Đại dịch COVID-19 bùng phát không chỉ đe dọa sức khỏe người dân trên toàn thế giới, mà còn gây nên một cuộc khủng hoảng mới cho các nước châu Á: ô nhiễm nhựa. Tháng 4 vừa qua, mặc cho mọi nỗ lực đầu tư Singapore Circulate Capitalhuy để tái chế nhựa ở Ấn Độ và Indonesia, dịch bệnh vẫn thay đổi mọi thứ.

Biến rác thành "vàng" và công nghệ xử lý rác thải của thế giới

(Kiến Thức) - Tại Thụy Điển - quốc gia sở hữu công nghệ xử lý rác thải đi đầu châu Âu, 55% rác được đốt trở thành nguồn cung cấp điện và khí sưởi, phần còn lại tái chế thành nguyên vật liệu mới hoặc thành phân bón sinh học, khí sinh học.

Biến rác thành "vàng" và công nghệ xử lý rác thải của thế giới
Bien rac thanh
 Nhiều ngày qua, một số người dân ở xã Nam Sơn và xã Hồng Kỳ (huyện Sóc Sơn, TP Hà Nội) có hành vi ngăn cản xe chở rác ra vào Khu Liên hợp xử lý chất thải Sóc Sơn (bãi rác Nam Sơn), khiến hoạt động thu gom, vận chuyển rác trên địa bàn TP Hà Nội bị ảnh hưởng. Tại nhiều tuyến đường trong thành phố, rác ùn ứ bốc mùi hôi thối, chất đống nhưng chưa được thu gom chuyển đi.

Đọc nhiều nhất

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

(Kiến Thức) - Đến thời điểm này đã có 15 tỉnh, thành thay đổi nhân sự bí thư. Trong đó, có một ủy viên Bộ Chính trị, 8 ủy viên TƯ, 5 ủy viên dự khuyết. Đây là những nhân tố được Bộ Chính trị đặt niềm tin sẽ hạt nhân mang lại những thành tựu kinh tế, xã hội cho các địa phương.
Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

(Kiến Thức) - Những năm qua, hiện tượng giang hồ mạng nổi lên với nhiều hoạt động nhức nhối, ảnh hưởng đến trật tự xã hội và tư tưởng một bộ phận giới trẻ. Điều đáng nói, loạt giang hồ đình đám trên mạng xã hội này lại có hồi kết chẳng như mơ.

Tin mới

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Bộ Công Thương đề xuất cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt còn 5 bậc thay vì 6 bậc. Bậc giá điện cao nhất có thể lên tới hơn 3.700 đồng/kWh, cao hơn so với mức cao nhất trong biểu giá hiện hành.