Dịch COVID-19: Rác thải nhựa tại Châu Á sắp nhiều hơn cá trong đại dương

Dịch COVID-19: Rác thải nhựa tại Châu Á sắp nhiều hơn cá trong đại dương

(Kiến Thức) - Tác động của đại dịch COVID-19 bắt đầu đe dọa toàn bộ ngành tái chế, trở thành cuộc khủng hoảng toàn cầu. Rác thải nhựa tràn ngập châu Á nhưng không được các công ty tái chế thu gom và xử lý hiệu quả.

Đại dịch COVID-19 bùng phát không chỉ đe dọa sức khỏe người dân trên toàn thế giới, mà còn gây nên một  cuộc khủng hoảng mới cho các nước châu Á: ô nhiễm nhựa. Tháng 4 vừa qua, mặc cho mọi nỗ lực đầu tư Singapore Circulate Capitalhuy để tái chế nhựa ở Ấn Độ và Indonesia, dịch bệnh vẫn thay đổi mọi thứ.
Đại dịch COVID-19 bùng phát không chỉ đe dọa sức khỏe người dân trên toàn thế giới, mà còn gây nên một cuộc khủng hoảng mới cho các nước châu Á: ô nhiễm nhựa. Tháng 4 vừa qua, mặc cho mọi nỗ lực đầu tư Singapore Circulate Capitalhuy để tái chế nhựa ở Ấn Độ và Indonesia, dịch bệnh vẫn thay đổi mọi thứ.
Thời gian này, hầu hết quốc gia ban hành lệnh phong tỏa xã hội khiến nhiều doanh nghiệp quy mô nhỏ lao đao, trong đó có các công ty hoạt động trong lĩnh vực thu gom và phân loại rác thải. Trong khi đó nhu cầu sử dụng của con người vẫn tăng cao, đồng nghĩa rác thải nhựa tràn ngập ở châu Á ngày càng nhiều.
Thời gian này, hầu hết quốc gia ban hành lệnh phong tỏa xã hội khiến nhiều doanh nghiệp quy mô nhỏ lao đao, trong đó có các công ty hoạt động trong lĩnh vực thu gom và phân loại rác thải. Trong khi đó nhu cầu sử dụng của con người vẫn tăng cao, đồng nghĩa rác thải nhựa tràn ngập ở châu Á ngày càng nhiều.
Tại Ấn Độ, nơi ước tính có khoảng 2 triệu người làm làm công việc bán thời gian thu gom và phân loại vật liệu tái chế, nhiều công nhân đang rơi vào tình trạng tuyệt vọng
Tại Ấn Độ, nơi ước tính có khoảng 2 triệu người làm làm công việc bán thời gian thu gom và phân loại vật liệu tái chế, nhiều công nhân đang rơi vào tình trạng tuyệt vọng
Chưa kể, COVID-19 khiến tất cả các nhà máy sản xuất và xử lý đều phải đóng cửa bởi tái chế không được coi là một hoạt động kinh doanh thiết yếu. Ngoại trừ các cơ sở sản xuất túi đựng chất thải y tế, mặt nạ và các sản phẩm liên quan đến chăm sóc sức khỏe.
Chưa kể, COVID-19 khiến tất cả các nhà máy sản xuất và xử lý đều phải đóng cửa bởi tái chế không được coi là một hoạt động kinh doanh thiết yếu. Ngoại trừ các cơ sở sản xuất túi đựng chất thải y tế, mặt nạ và các sản phẩm liên quan đến chăm sóc sức khỏe.
Ông Ujwal Desai, CEO Lucro Plasticycle, công ty chuyên xử lý nhựa dẻo khó tái chế cho biết: "Mặc dù chất thải đang chất đống tại các nhà cung cấp, nhưng Lucro không thể thu gom''.
Ông Ujwal Desai, CEO Lucro Plasticycle, công ty chuyên xử lý nhựa dẻo khó tái chế cho biết: "Mặc dù chất thải đang chất đống tại các nhà cung cấp, nhưng Lucro không thể thu gom''.
Dịch bệnh cũng gây nên khủng hoảng kinh tế toàn cầu, chuyển hướng sự chú ý của nhà sản xuất và người tiêu dùng khỏi vấn đề rác thải nhựa và ô nhiễm, bao gồm cả chiến dịch toàn cầu chống lãng phí.
Dịch bệnh cũng gây nên khủng hoảng kinh tế toàn cầu, chuyển hướng sự chú ý của nhà sản xuất và người tiêu dùng khỏi vấn đề rác thải nhựa và ô nhiễm, bao gồm cả chiến dịch toàn cầu chống lãng phí.
Mặt khác, giá dầu lao dốc khiến hàng loạt nhựa nguyên chất rẻ tiền tràn ngập thị trường, làm giảm khả năng cạnh tranh của vật liệu tái chế.
Mặt khác, giá dầu lao dốc khiến hàng loạt nhựa nguyên chất rẻ tiền tràn ngập thị trường, làm giảm khả năng cạnh tranh của vật liệu tái chế.
Giới chuyên gia nhận định, nhiều quốc gia ở châu Á có nền kinh tế và dân số phát triển với tốc độ nhanh chóng, đông dân, nhưng dịch vụ và cơ sở hạ tầng thu gom rác hầu như không theo kịp với đà tăng trưởng quá nhanh này.
Giới chuyên gia nhận định, nhiều quốc gia ở châu Á có nền kinh tế và dân số phát triển với tốc độ nhanh chóng, đông dân, nhưng dịch vụ và cơ sở hạ tầng thu gom rác hầu như không theo kịp với đà tăng trưởng quá nhanh này.
Các quốc gia Đông Nam Á đã có những động thái nhằm phần nào giảm lượng phế liệu nhựa. Mới đây, tại Indonesia, nước xả nhựa ra đại dương lớn thứ 2 thế giới, bà Dian Kurniawati, CEO Công ty tái chế Tridi Oasis, cho biết đang lên kế hoạch tăng quy mô công suất tái chế.
Các quốc gia Đông Nam Á đã có những động thái nhằm phần nào giảm lượng phế liệu nhựa. Mới đây, tại Indonesia, nước xả nhựa ra đại dương lớn thứ 2 thế giới, bà Dian Kurniawati, CEO Công ty tái chế Tridi Oasis, cho biết đang lên kế hoạch tăng quy mô công suất tái chế.
Chính phủ bang Maharashtra đông dân thứ 2 của Ấn Độ cũng khẳng định bao bì công nghiệp được sản xuất tại bang này phải bao gồm ít nhất 20% vật liệu tái chế. Các công ty xử lý nhựa sẽ thúc đẩy các kế hoạch nhằm tăng gấp 5 lần công suất xử lý, hỗ trợ cho nhu cầu tái chế mạnh mẽ ở Ấn Độ.
Chính phủ bang Maharashtra đông dân thứ 2 của Ấn Độ cũng khẳng định bao bì công nghiệp được sản xuất tại bang này phải bao gồm ít nhất 20% vật liệu tái chế. Các công ty xử lý nhựa sẽ thúc đẩy các kế hoạch nhằm tăng gấp 5 lần công suất xử lý, hỗ trợ cho nhu cầu tái chế mạnh mẽ ở Ấn Độ.
Tuy nhiên, một thách thức lớn khác đối với công cuộc xử lý cuộc khủng hoảng rác thải nhựa châu Á là giá cả. “Các công ty lớn vẫn sẽ tiếp tục quan tâm đến nhựa tái chế bất chấp khủng hoảng. Nhưng công ty nhỏ thường bị ảnh hưởng bởi chi phí”, bà Kurniawati nói.
Tuy nhiên, một thách thức lớn khác đối với công cuộc xử lý cuộc khủng hoảng rác thải nhựa châu Á là giá cả. “Các công ty lớn vẫn sẽ tiếp tục quan tâm đến nhựa tái chế bất chấp khủng hoảng. Nhưng công ty nhỏ thường bị ảnh hưởng bởi chi phí”, bà Kurniawati nói.
Đại dương đang 'ngạt thở' vì rác nhựa từ châu Á | VTV24. Nguồn: Youtube

GALLERY MỚI NHẤT