Biến vỏ chai nhựa thành những sợi dây chỉ trong vài nốt nhạc

Dụng cụ này được phát minh bởi cặp đôi người Pháp Pavel và Ian, được gọi vốn thành công trên Kickstarter từ năm 2016 và hiện đang được bán trên thị trường với giá khoảng 15 USD.

Biến vỏ chai nhựa thành những sợi dây chỉ trong vài nốt nhạc
Xử lý và tái chế rác thải nhựa, đặc biệt là những chiếc vỏ chai nhựa, vẫn luôn là bài toán khó đối với mục tiêu bảo vệ môi trường. Đặc biệt, việc tái chế những sản phẩm rác thải từ nhựa như vậy thường cần đến các nhà xưởng, và nếu muốn thực hiện điều này trong quy mô hộ gia đình thì chúng ta không có quá nhiều lựa chọn - thường sẽ chỉ là cố gắng tái sử dụng chúng càng nhiều càng tốt mà thôi.
Với mục đích giúp cho việc tái chế những chiếc vỏ chai nhựa trở nên đơn giản hơn trong quy mô hộ gia đình, năm 2016, bộ đôi nhà sáng chế người Pháp là Pavel và Ian đã giới thiệu một công cụ trông có vẻ rất đơn giản, nhưng lại có thể biến những chiếc vỏ chai thành những sợi dây nhựa chỉ trong vài nốt nhạc, với thao tác vô cùng đơn giản.
Bien vo chai nhua thanh nhung soi day chi trong vai not nhac
 
Công cụ này có tên là Plastic Bottle Cutter, được bộ đôi Pavel và Ian đưa lên trang gọi vốn cộng đồng Kickstarter vào năm 2016, và nhanh chóng nhận được nhiều sự ủng hộ cũng như dễ dàng đạt mức gọi vốn chỉ trong chưa đầy hai tháng. 
Bien vo chai nhua thanh nhung soi day chi trong vai not nhac-Hinh-2
 
Thiết kế của công cụ này hết sức đơn giản, chỉ gồm một que gỗ vuông và một lưỡi dao kim loại được thiết kế đặc biệt. 
Công cụ này cũng rất dễ dùng, người dùng chỉ cần cắt đáy vỏ chai, đặt nó vào rãnh cắt của công cụ và kéo. 
Không chỉ vậy, bạn còn có thể tùy ý điều chỉnh kích cỡ của những đoạn dây mà mình muốn cắt ra. 
Thành phẩm của công cụ này chính là những đoạn dây nhựa, và bạn có thể tái sử dụng chúng cho các mục đích cơ bản như buộc sách, buộc những thùng hàng, hoặc áp dụng chúng vào các sản phẩm DIY của mình nếu như bạn khéo tay. Hoặc nếu bạn không dùng đến những sợi dây này, bạn có thể buộc gọn chúng lại rồi cất đi.
Bien vo chai nhua thanh nhung soi day chi trong vai not nhac-Hinh-3
 
Tất nhiên, không phải loại chai nhựa nào cũng có thể được "tái chế" bằng công cụ này, khi mà theo đánh giá của những người đã mua và sử dụng sản phẩm, những chiếc vỏ chai quá cừng hoặc quá dày sẽ rất dễ bị đứt gãy khi đang "kéo dây", và thành phẩm từ những chiếc vỏ chai như vậy cũng không có tính ứng dụng gì nhiều. Tuy nhiên kể cả như vậy, thì việc vứt những đoạn dây nhựa đã được xử lý như thế cũng đã giúp tiết kiệm rất nhiều không gian bên trong những chiếc túi rác.
Hiện tại sản phẩm này đang được bán trên thị trường với giá khoảng 15 USD.

Cách tái chế mỹ phẩm hết hạn sử dụng cực hay

(Kiến Thức) - Dưới đây là một số gợi ý giúp bạn tái chế mỹ phẩm theo những cách rất độc đáo mà không lo chúng gây hại cho sức khỏe.

Cách tái chế mỹ phẩm hết hạn sử dụng cực hay
Cach tai che my pham het han su dung cuc hay
Mỹ phẩm hết hạn sử dụng các nàng đừng vội vứt đi mà hãy thử làm theo những cách tái chế mỹ phẩm siêu độc lạ dưới đây sẽ khiến bạn bất ngờ.  

Ông bố đảm kiếm lốp xe cũ trang trí khiến cả nhà thích thú

Không chỉ ghế ngồi, lốp xe cũ còn có thể tái chế thành chậu trồng rau, hoa, giá để đồ,... cực kì tiện lợi.

Ông bố đảm kiếm lốp xe cũ trang trí khiến cả nhà thích thú
David - một ông bố người Mỹ thích tái chế đồ vật cũ thành những thứ đồ tiện dụng đã quyết định tìm mua những chiếc lốp xe ô tô cũ không còn sử dụng nữa để tái chế thành... ghế ngồi. Ban đầu, ý tưởng này nghe có vẻ khá mông lung và khó khăn, nhưng cuối cùng sản phẩm mà David làm ra đều khiến mọi người thích thú và muốn học theo.
Để làm được ghế ngồi, ngoài lốp xe cũ, ông bố trẻ chuẩn bị thêm hai tấm gỗ tròn, khoan máy, keo nến, kéo và keo dán.
Ong bo dam kiem lop xe cu trang tri khien ca nha thich thu
 Trước tiên, đặt hai tấm gỗ tròn lên trên lốp xe nhằm che đi phần trống ở giữa, khoan lỗ và gắn đinh, vít chắc chắn vào lốp.
Ong bo dam kiem lop xe cu trang tri khien ca nha thich thu-Hinh-2
Sau khi đã gắn tấm gỗ cho cả hai mặt, bắt đầu cuốn dây thừng làm áo ngoài cho chiếc ghế, vừa gắn vừa dính keo nến chắc chắn. 

Robot giải phẫu 200 chiếc iPhone mỗi tiếng của Apple

Robot “Daisy” có thể bóc tách 200 chiếc iPhone mỗi tiếng thành các linh kiện riêng biệt dùng cho tái chế.

Robot giải phẫu 200 chiếc iPhone mỗi tiếng của Apple
Nâng suất làm việc của Daisy cao hơn nhiều so với cách làm thủ công. Robot có thể tháo dỡ một chiếc iPhone trong nháy mắt rồi sắp xếp linh kiện rời vào các khay chứa riêng.
 Nâng suất làm việc của Daisy cao hơn nhiều so với cách làm thủ công. Robot có thể tháo dỡ một chiếc iPhone trong nháy mắt rồi sắp xếp linh kiện rời vào các khay chứa riêng.
Apple cho biết bằng cách này hãng có thể tái chế một lượng lớn linh kiện iPhone so với các phương pháp trước đây. Linh kiện được bóc tách chuẩn xác đảm bảo yêu cầu tái chế của Apple.
 Apple cho biết bằng cách này hãng có thể tái chế một lượng lớn linh kiện iPhone so với các phương pháp trước đây. Linh kiện được bóc tách chuẩn xác đảm bảo yêu cầu tái chế của Apple.
Đây không phải lần đầu tiên Apple dùng robot để tái chế iPhone. Năm 2016, hãng này lần đầu tiên giới thiệu cỗ máy robot cỡ lớn có tên Liam.
 Đây không phải lần đầu tiên Apple dùng robot để tái chế iPhone. Năm 2016, hãng này lần đầu tiên giới thiệu cỗ máy robot cỡ lớn có tên Liam.
Tuy nhiên, Liam là dự án thử nghiệm và chỉ có thể bóc tách linh kiện iPhone 6, trong khi Daisy có thể tái chế 9 mẫu iPhone khác nhau (trừ iPhone X) nên hiệu quả cao hơn nhiều.
 Tuy nhiên, Liam là dự án thử nghiệm và chỉ có thể bóc tách linh kiện iPhone 6, trong khi Daisy có thể tái chế 9 mẫu iPhone khác nhau (trừ iPhone X) nên hiệu quả cao hơn nhiều.
Daisy được đặt tại cơ sở Austin của Apple. Hiện người dân Texas có thể mang iPhone cũ đến cho Apple tái chế.
 Daisy được đặt tại cơ sở Austin của Apple. Hiện người dân Texas có thể mang iPhone cũ đến cho Apple tái chế.
Ngoài Austin, Apple có kế hoạch triển khai Daisy tại nhiều bang khác của Mỹ. Người dùng có thể đăng ký tái chế iPhone qua chương trình GiveBack trên Apple Store hoặc qua trang web của Apple.
 Ngoài Austin, Apple có kế hoạch triển khai Daisy tại nhiều bang khác của Mỹ. Người dùng có thể đăng ký tái chế iPhone qua chương trình GiveBack trên Apple Store hoặc qua trang web của Apple.
Với mỗi chiếc iPhone tái chế nhận được qua chương trình GiveBack, Apple sẽ trích một khoản tiền từ thiện gửi cho Tổ chức Bảo tồn Quốc tế (CI). Tổ chức IC đang hoạt động tại 30 quốc gia với sứ mệnh gìn giữ và bảo vệ môi trường.
 Với mỗi chiếc iPhone tái chế nhận được qua chương trình GiveBack, Apple sẽ trích một khoản tiền từ thiện gửi cho Tổ chức Bảo tồn Quốc tế (CI). Tổ chức IC đang hoạt động tại 30 quốc gia với sứ mệnh gìn giữ và bảo vệ môi trường.
Apple đang chạy chương trình khuyến khích người dùng tái chế iPhone cũ từ 19/4 đến 30/4. Chủ nhân iPhone cũ sẽ được nhận thẻ tích điểm mua ứng dụng trên App Store hoặc thẻ quà tặng Apple.
 Apple đang chạy chương trình khuyến khích người dùng tái chế iPhone cũ từ 19/4 đến 30/4. Chủ nhân iPhone cũ sẽ được nhận thẻ tích điểm mua ứng dụng trên App Store hoặc thẻ quà tặng Apple.

Đọc nhiều nhất

Tin mới