Đại tá Nguyễn Thành Trung: Tình huống xấu lắm mới bỏ máy bay, nhảy dù

Đại tá Nguyễn Thành Trung bày tỏ nỗi đau trước sự hy sinh của một phi công tiêm kích trong ngày đầu năm mới. Ông chia sẻ về văn hóa "cứu máy bay" của người lính không quân.

Đại tá Nguyễn Thành Trung: Tình huống xấu lắm mới bỏ máy bay, nhảy dù

Vụ việc đại úy phi công Trần Ngọc Duy hy sinh trong tai nạn máy bay Su-22 trưa 31/1 tại Yên Bái để lại sự tiếc thương cho nhiều người, đặc biệt trước thông tin anh đã nhận được lệnh nhảy dù nhưng vẫn cố cứu máy bay và sau đó hy sinh.

Nghe thông tin này vào thời điểm đầu năm mới, đại tá Nguyễn Thành Trung, phi công quân sự kỳ cựu của Việt Nam, bày tỏ sự đau xót và đáng tiếc cho người đồng đội trẻ tuổi.

Dai ta Nguyen Thanh Trung: Tinh huong xau lam moi bo may bay, nhay du

Máy bay Su-22 của Không quân nhân dân Việt Nam. Ảnh: Jetphotos.

Nói với Zing, đại tá Thành Trung nhận định phi công Trần Ngọc Duy giữ cấp bậc đại úy, tham mưu trưởng của một phi đội thì kinh nghiệm bay cũng tương đối nhiều, trải qua khoảng 5 năm huấn luyện. Những người ở trình độ này trong lực lượng cũng hiếm, không có nhiều.

"Về mặt kỹ thuật, khi máy bay gặp sự cố không thể hạ cánh, phi công sẽ bỏ máy bay và nhảy dù. Song thực tế, phi công lúc nào cũng muốn giữ được máy bay, tình huống xấu lắm mới đành bỏ máy bay để nhảy dù", đại tá Thành Trung nói và cho biết việc cố cứu máy bay đã trở thành "văn hóa" của phi công tiêm kích Việt Nam.

Nói về Sukhoi Su-22, đại tá Thành Trung cho biết đây là dòng máy bay tiêm kích có thể bung dù ở bất cứ độ cao nào, ngay cả khi máy bay đang chạy đà cất cánh. Tuy nhiên, phi công vẫn có thể hy sinh nếu quá chú tâm vào việc cứu máy bay hoặc gặp sự cố kỹ thuật bất khả kháng.

Khi kích hoạt bung dù, hệ thống tên lửa đẩy ở ghế máy bay (ejection seat) sẽ nổ, phóng phi công lên một cự ly đủ cao để từ đó tiếp đất bằng dù. Với áp lực tạo ra từ ejection seat, phi công thường bị bất tỉnh, thậm chí gặp chấn thương, nhưng vẫn giữ được tính mạng.

Tiêm kích bom Su-22 là máy bay chiến đấu xuất xứ từ Nga, từng được không quân Việt Nam sử dụng để tuần tiễu quần đảo Trường Sa và thềm lục địa phía Nam từ năm 1988. Máy bay có tính năng đặc biệt với công nghệ cánh cụp cánh xòe cho phép tăng tốc nhanh chóng. Hiện, trung đoàn 921 được trang bị 3 loại máy bay chính là Su-22M, Su-22M3 và Su-22M4.

Dai ta Nguyen Thanh Trung: Tinh huong xau lam moi bo may bay, nhay du-Hinh-2

Sự cố máy bay Su-22 lao khỏi đường băng tại sân bay Yên Bái vào năm 2019.

Tại Việt Nam, đây không phải là lần đầu tiên ghi nhận máy bay Su-22 của trung đoàn 921 gặp nạn trong quá trình huấn luyện.

Trước đó vào tháng 4/2019, cũng tại sân bay Yên Bái, máy bay Su-22 do trung tá Phan Thanh Hải điều khiển đã gặp sự cố đứt dù hãm trong quá trình hạ cánh, khiến máy bay lao quá đường băng và bị hư hỏng, phi công kịp nhảy dù và tiếp đất an toàn. Vào tháng 7/2018, một vụ tai nạn Su-22 tại Nghệ An đã khiến 2 phi công hy sinh.

Theo Thông tấn Quân sự, lúc 12h09 ngày 31/1, máy bay Su-22, số hiệu 5873 của Trung đoàn Không quân 921, Sư đoàn 371, Quân chủng Phòng không - Không quân do đại úy phi công cấp 3 Trần Ngọc Duy điều khiển đã cất cánh chuyến bay thứ nhất, bài bay huấn luyện số 206.

12h27, trong lúc hạ cánh, máy bay gặp nạn, phi công được lệnh nhảy dù nhưng đại úy Duy cố cứu máy bay, sau đó máy bay bị rơi và phi công hy sinh.

 

Những vụ rơi máy bay chết người thảm khốc ở Nepal

Theo dữ liệu An toàn hàng không, có 27 vụ rơi máy bay chết người ở Nepal trong 30 năm qua. Gầy đây nhất là vụ máy bay chở 22 người tử nạn.

Những vụ rơi máy bay chết người thảm khốc ở Nepal
Chiếc DHC-6 Twin Otter của hãng Tara Air chở 22 người cất cánh vào sáng ngày 29/5 từ thành phố Pokhara, miền trung Nepal và hướng đến Jomsom, một địa điểm du lịch nổi tiếng.
Chuyến bay dự kiến mất khoảng 30 phút nhưng máy bay gặp sự cố và toàn bộ 22 người trên máy bay thiệt mạng. Giới chức cho biết các hành khách gồm có 13 người Nepal, 4 người hành hương Hindu từ Ấn Độ và 2 người Đức. Máy bay rơi xuống khu vực gần núi Dhaulagiri - đỉnh núi cao thứ 7 thế giới với độ cao khoảng 8.167m.

Tại sao Nepal được coi là “tử địa” của máy bay chở khách?

Thời tiết bất thường và địa hình đồi núi hiểm trở là nguyên nhân chính gây ra các vụ tai nạn máy bay ở Nepal.

Tại sao Nepal được coi là “tử địa” của máy bay chở khách?
Ngành hàng không của Nepal từ lâu đã bị đánh giá là kém an toàn do không được đào tạo và bảo dưỡng đầy đủ. Thời tiết bất thường và địa hình đồi núi hiểm trở là nguyên nhân chính gây ra các vụ tai nạn máy bay ở Nepal.
Nepal sở hữu một số đường băng ở khu vực hẻo lánh và phức tạp nhất thế giới, được bao bọc bởi những đỉnh núi phủ tuyết gây thách thức cho các phi công thậm chí ngay cả phi công giỏi. Thời tiết cũng có thể nhanh chóng thay đổi tại vùng núi, khiến điều kiện bay trở nên nguy hiểm.

Những vụ tai nạn máy bay chở khách thảm khốc nửa đầu 2022

Nửa đầu năm 2022, thế giới chứng kiến ít nhất 2 vụ tai nạn máy bay chở khách chết chóc thương tâm cướp đi sinh mạng hàng trăm con người.

Những vụ tai nạn máy bay chở khách thảm khốc nửa đầu 2022
Máy bay chở 22 người đâm vào sườn núi Nepal
Vụ tai nạn máy bay chở khách gần đây nhất trong đầu năm nay xảy ra ở Nepal khiến 22 người thiệt mạng. Cụ thể, chiếc DHC-6 Twin Otter của hãng Tara Air chở 19 hành khách và 3 thành viên phi hành đoàn cất cánh vào sáng ngày 29/5 từ thành phố Pokhara, miền trung Nepal và hướng đến Jomsom, một địa điểm du lịch nổi tiếng.

Đọc nhiều nhất

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

(Kiến Thức) - Đến thời điểm này đã có 15 tỉnh, thành thay đổi nhân sự bí thư. Trong đó, có một ủy viên Bộ Chính trị, 8 ủy viên TƯ, 5 ủy viên dự khuyết. Đây là những nhân tố được Bộ Chính trị đặt niềm tin sẽ hạt nhân mang lại những thành tựu kinh tế, xã hội cho các địa phương.
Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

(Kiến Thức) - Những năm qua, hiện tượng giang hồ mạng nổi lên với nhiều hoạt động nhức nhối, ảnh hưởng đến trật tự xã hội và tư tưởng một bộ phận giới trẻ. Điều đáng nói, loạt giang hồ đình đám trên mạng xã hội này lại có hồi kết chẳng như mơ.

Tin mới

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Bộ Công Thương đề xuất cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt còn 5 bậc thay vì 6 bậc. Bậc giá điện cao nhất có thể lên tới hơn 3.700 đồng/kWh, cao hơn so với mức cao nhất trong biểu giá hiện hành.