Đại biểu Nguyễn Lân Hiếu: Nên cấm bán sách tham khảo trong nhà trường

Đại biểu Nguyễn Lân Hiếu (Bình Định) cho rằng, học sinh không cần đến sách tham khảo, nên cấm bán sách tham khảo trong nhà trường.

Đại biểu Nguyễn Lân Hiếu: Nên cấm bán sách tham khảo trong nhà trường
Sáng 2/6, tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 3, Quốc hội tiếp tục thảo luận tại hội trường về kết quả thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2022.
Tham gia tranh luận tại phiên họp, đại biểu Thái Văn Thành (Nghệ An) cho biết, tại phiên thảo luận ngày 01/6, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT thông tin đang trình Chính phủ để định khung giá sách giáo khoa.
Dai bieu Nguyen Lan Hieu: Nen cam ban sach tham khao trong nha truong
Đại biểu Thái Văn Thành (Nghệ An). Ảnh: QH.
Ông đồng tình với quan điểm của Bộ trưởng là phải đưa sách giáo khoa vào danh mục quản lý giá và đảm bảo quyền lợi của học sinh và điều kiện kinh tế-xã hội hiện nay của người dân.
Theo đại biểu Thành, cần tăng cường công tác truyền thông rộng rãi trong nhân dân để phụ huynh, học sinh hiểu về hai loại sách giáo khoa.
Thứ nhất là sách giáo khoa, đó là sách bắt buộc học sinh có đi học. Thứ hai là sách bổ trợ, sách tham khảo, loại sách này tuỳ thuộc vào điều kiện, nhu cầu của học sinh, phụ huynh nên không bắt buộc phải mua.
Lấy ví dụ thực tiễn tại địa phương, đại biểu Thái Văn Thành cho biết, ngành giáo dục tại địa phương đã tham mưu Uỷ ban nhân dân tỉnh xây dựng mô hình thư viện sách giáo khoa trên phương thức nhà nước và nhân dân cùng làm, tỉnh sẽ dành một phần kinh phí để trang bị sách giáo khoa cho nhà trường.
Cùng với đó kêu gọi, huy động doanh nghiệp, các nhà xuất bản sách giáo khoa cho nhà trường, kêu gọi học sinh khóa trước học xong tặng lại sách để xây dựng thư viện sách giáo khoa. Việc làm này giúp cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi có sách để học và sách dùng nhiều lần sẽ tránh được lãng phí.
Từ đó, đại biểu Thái Văn Thành đề nghị Bộ GD&ĐT nhân rộng mô hình này trong các địa phương trên cả nước để hỗ trợ cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn, học sinh vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi có sách để học.
Dai bieu Nguyen Lan Hieu: Nen cam ban sach tham khao trong nha truong-Hinh-2
Đại biểu Nguyễn Lân Hiếu (Bình Định). Ảnh: QH.
Tranh luận với đại biểu Thái Văn Thành (Nghệ An), đại biểu Nguyễn Lân Hiếu (Bình Định) với tên sách sách tham khảo thì mọi người có thể hiểu rằng không phải mua. Nhưng thực tế, khi đã bán thì các phụ huynh cũng vẫn mua sách tham khảo để mong con mình được "bằng bạn bằng bè".
“Sách tham khảo là nguồn lợi rất lớn cho nhà xuất bản. Hiện nhiều nước trên thế giới, sách tham khảo chỉ dành cho các thầy cô giáo nhằm làm phong phú cho bài giảng của mình. Còn học sinh thì không cần sách tham khảo. Nên cấm bán sách tham khảo trong nhà trường”, ông Hiếu nhấn mạnh.
Cũng theo ông Hiếu, việc đổi mới sách giáo khoa rất đúng đắn, tuy nhiên, cách làm chưa đúng. Tạo sự cạnh tranh lành mạnh để có các sản phẩm tốt, rẻ hơn, đứng vững theo thời gian, chọn cách làm tường minh, khoa học thì sách giáo khoa thì sẽ trở lại đúng vị trí trang trọng của mình.
Dai bieu Nguyen Lan Hieu: Nen cam ban sach tham khao trong nha truong-Hinh-3
 Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga, đoàn Hải Dương. Ảnh: QH.

Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga (Hải Dương) cho rằng, hiện nay số lượng đầu sách giáo khoa cho học sinh, kể cả học sinh tiểu học quá nhiều. Trong đó, nhiều cuốn sách chỉ mang tính tham khảo nhưng phụ huynh không được hướng dẫn nên không biết có thể mua cuốn nào, không mua cuốn nào.

Để đảm bảo mọi học sinh đều được tiếp cận SGK, đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga kiến nghị Chính phủ cần quan tâm, đầu tư thư viện sách giáo khoa dùng chung cho các trường vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn. Theo đó, học sinh có thể mượn sách miễn phí và trả lại sau khi kết thúc năm học.

Đại biểu đề nghị Bộ GD&ĐT rà soát và tinh giản sách giáo khoa theo hướng thống kê danh mục sách giáo khoa bắt buộc đối với từng lớp học, cấp học. Ngoài số sách giáo khoa bắt buộc phải có, còn lại học sinh có thể chọn lựa mua hoặc không mua tùy theo nhu cầu.

Bộ GD&ĐT, sớm có biện pháp hữu hiệu quản lý giá sách giáo khoa, tránh việc tăng giá tùy tiện, tạo dư luận không tốt trong nhân dân và tác động tiêu cực đến cuộc sống người dân.

Bộ trưởng GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn nói gì về bất cập sách giáo khoa?

Bộ trưởng GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn đã thông tin thêm về những câu hỏi về các bất cập trong đổi mới sách giáo khoa, tại phiên thảo luận tổ của Quốc hội.

Bộ trưởng GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn nói gì về bất cập sách giáo khoa?
Trước ý kiến của nhiều ĐBQH về các bất cập trong đổi mới sách giáo khoa, tại phiên thảo luận tổ của Quốc hội sáng nay 25/5, Bộ trưởng GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn cho biết: khi chúng ta so sánh giá sách thì chúng ta có cái so sánh giá sách tương đồng. Tức là so sánh giá các bộ sách được biên soạn mới theo chương trình giáo dục phổ thông 2018 với nhau".

Chấn động nội dung lá thư thiên tài Albert Einstein gửi cho Marie Curie

Albert Einstein và Marie Curie là 2 tên tuổi lớn trong lĩnh vực khoa học. Họ là những người bạn thân thiết. Einstein từng gửi thư cho Curie năm 1911 gây tò mò.

Chấn động nội dung lá thư thiên tài Albert Einstein gửi cho Marie Curie
Chan dong noi dung la thu thien tai Albert Einstein gui cho Marie Curie
Albert Einstein (1879 - 1955) là nhà vật lý vĩ đại người Đức và được biết đến rộng rãi là "cha đẻ" Thuyết tương đối. Ông có những đóng góp quan trọng cho lý thuyết cơ học lượng tử và được trao giải Nobel Vật lý năm 1921. 

Tận mục những loài cây độc - dị - lạ tưởng chừng chỉ có trong cổ tích

Dưới đây là những loài cây vô cùng kỳ lạ mà chắc chắn bạn sẽ không tin rằng chúng có thật trên Trái đất nếu không tận mắt nhìn thấy.

Tận mục những loài cây độc - dị - lạ tưởng chừng chỉ có trong cổ tích
Tan muc nhung loai cay doc - di - la tuong chung chi co trong co tich
 Cây phục sinh còn có tên đầy đủ là Selaginella lepidophylla. Cây thuộc họ nhà rêu sống ở vùng sa mạc Chihuahuan. Trong điều kiện thiếu nước hoàn toàn, cây sẽ tự động thu mình cuộn tròn lại như quả bóng trông giống như đã chết.

Đọc nhiều nhất

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

(Kiến Thức) - Đến thời điểm này đã có 15 tỉnh, thành thay đổi nhân sự bí thư. Trong đó, có một ủy viên Bộ Chính trị, 8 ủy viên TƯ, 5 ủy viên dự khuyết. Đây là những nhân tố được Bộ Chính trị đặt niềm tin sẽ hạt nhân mang lại những thành tựu kinh tế, xã hội cho các địa phương.
Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

(Kiến Thức) - Những năm qua, hiện tượng giang hồ mạng nổi lên với nhiều hoạt động nhức nhối, ảnh hưởng đến trật tự xã hội và tư tưởng một bộ phận giới trẻ. Điều đáng nói, loạt giang hồ đình đám trên mạng xã hội này lại có hồi kết chẳng như mơ.

Tin mới

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Bộ Công Thương đề xuất cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt còn 5 bậc thay vì 6 bậc. Bậc giá điện cao nhất có thể lên tới hơn 3.700 đồng/kWh, cao hơn so với mức cao nhất trong biểu giá hiện hành.