Cựu phó chủ tịch tỉnh Quảng Ninh hầu tòa vụ kit test Việt Á

Các bị cáo vụ mua kit test COVID-19 của Việt Á xảy ra thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh trong năm 2021 bị cáo buộc gây thiệt hại cho nhà nước 7,2 tỉ đồng.

Cựu phó chủ tịch tỉnh Quảng Ninh hầu tòa vụ kit test Việt Á
Ngày 26/7, TAND tỉnh Quảng Ninh mở phiên xét xử sơ thẩm vụ án "Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng" xảy ra tại thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh.
Cuu pho chu tich tinh Quang Ninh hau toa vu kit test Viet A

Ông Phạm Văn Thành khi còn là phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh.

Trong vụ án này, ngoài ông Phạm Văn Thành, cựu Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh, còn có 4 bị cáo khác bị xét xử cùng tội danh trên là: Nguyễn Thị Thanh Hảo, cựu trưởng phòng Tài chính - Kế hoạch thị xã Đông Triều; Nguyễn Xuân Tiến, cựu giám đốc Trung tâm Y tế thị xã Đông Triều; Nguyễn Thành Định, cựu phó giám đốc Trung tâm Y tế thị xã Đông Triều và Nguyễn Văn Bình, cựu phó ban Dân vận Thị ủy Đông Triều, cựu phó chủ tịch UBND thị xã Đông Triều.
Theo cáo trạng, khoảng cuối tháng 1/2021, tại thị xã Đông Triều, do đại dịch COVID-19 lây lan trên diện rộng, địa phương cần tìm nguồn vật tư sinh phẩm xét nghiệm để phân luồng dập dịch. Phạm Văn Thành đã thỏa thuận, thống nhất với Công ty Cổ phần Công nghệ Việt Á (Công ty Việt Á), đại diện là Phan Quốc Việt (tổng giám đốc) về việc mua vật tư, sinh phẩm xét nghiệm của công ty này.
Từ tháng 1 đến tháng 3/2021, Việt Á đã cung cấp ống môi trường, que tăm bông cho Trung tâm Y tế thị xã Đông Triều để tổ chức lấy mẫu, còn kit xét nghiệm và kit tách chiết chuyển đến Bệnh viện Việt Nam-Thụy Điển để thực hiện xét nghiệm theo quy định phân luồng của tỉnh.
Giai đoạn thanh toán cho Công ty Việt Á được thực hiện từ tháng 4 đến tháng 7/2021, cáo trạng nêu rõ các bị can đã tin vào các thông tin do Phan Quốc Việt cho rằng Công ty Việt Á cũng trực tiếp xét nghiệm song song cùng với Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển số mẫu của Đông Triều chuyển đến.
Vì vậy, các bị can đã thực hiện không đúng quy trình nghiệm thu, thanh toán số lượng kít xét nghiệm, kit tách chiết cho Công ty Việt Á, đã ký các tài liệu, thủ tục và hoàn tất việc thanh toán cho Công ty Việt Á tăng vượt số kit xét nghiệm là 16.539 và 16.548 kit tách chiết, gây thiệt hại hơn 7,2 tỉ đồng cho ngân sách nhà nước.
Trước khi vụ án bị phát hiện, Phạm Văn Thành và Nguyễn Văn Bình đã sử dụng tiền cá nhân và nhờ các doanh nghiệp hỗ trợ hơn 18 tỉ đồng để bù lại toàn bộ số tiền đã thanh toán cho Công ty Việt Á, khắc phục toàn bộ hậu quả.
Đối với hành vi vi phạm quy định về đấu thầu của bị can Phạm Văn Thành và những cá nhân tại thị xã Đông Triều và Bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí, theo VKS, có đủ các yếu tố cấu thành tội "Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng".
Tuy nhiên, qua xem xét, thấy sai phạm xảy ra trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, mang tính cấp bách, chưa có tiền lệ và quy định về định mức tiêu hao vật tư, sinh phẩm xét nghiệm để khống chế, khoanh vùng, dập dịch theo chỉ đạo của Trung ương và tỉnh, Thành và các cá nhân liên quan là lực lượng tuyến đầu có thành tích trong quá trình phòng, chống dịch bệnh….
Cùng với đó là sự tích cực hợp tác với cơ quan điều tra, sửa sai, khắc phục toàn bộ hậu quả của các bị can. Vì vậy, cùng với sự thay đổi của chính sách pháp luật, các cơ quan tiến hành tố tụng tỉnh Quảng Ninh đã thống nhất quan điểm miễn trách nhiệm hình sự và không xử lý hình sự hành vi vi phạm quy định về đấu thầu.

Còn bao nhiêu quan chức “rơi nước mắt” vì nhận tiền của Việt Á?

Còn bao lãnh đạo, cựu lãnh đạo ngành y tế đã và sẽ phải “rơi nước mắt” vì trót nhận tiền từ Việt Á?

Còn bao nhiêu quan chức “rơi nước mắt” vì nhận tiền của Việt Á?
Đến cuối tháng 5/2022, cơ quan điều tra Bộ Công an, cơ quan điều tra Bộ Quốc phòng và công an các địa phương đã khởi tố, bắt tạm giam 58 người liên quan đến vụ án Công ty cổ phần Công nghệ Việt Á (Công ty Việt Á). Trong đó, có hàng chục lãnh đạo CDC các tỉnh, 2 lãnh đạo Học viện Quân y, một số bị cáo có chức vụ tại Bộ Y tế và Bộ Khoa học và Công nghệ, những người đứng đầu của công ty Việt Á

Đại án Việt Á: CDC Ninh Thuận bị điều tra khi mua kít xét nghiệm

Nhà chức trách đang điều tra việc ký kết, mua sinh phẩm, kit xét nghiệm Covid-19 giữa CDC Ninh Thuận và Bệnh viện Đa khoa tỉnh với Công ty Việt Á.

Đại án Việt Á: CDC Ninh Thuận bị điều tra khi mua kít xét nghiệm

Ngày 18/6, Công an Ninh Thuận xác nhận, đơn vị này đang phối hợp Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu (Bộ Công An) điều tra việc ký kết mua sinh phẩm, kít xét nghiệm trong phòng chống Covi-19 giữa Bệnh viện Đa khoa tỉnh và Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh với Công ty Việt Á.

Tuy nhiên, vụ việc đang trong giai đoạn điều tra, phía Công an tỉnh Ninh Thuận chưa thể cung cấp thông tin.

Liên quan tới việc mua sắm trang thiết bị y tế phòng chống Covid-19, UBND tỉnh Ninh Thuận đã có kết luận ban đầu. Cụ thể, kết luận nêu: CDC Ninh Thuận cùng Bệnh viện Đa khoa tỉnh đã mua và mượn sinh phẩm xét nghiệm của Công ty Việt Á với tổng số tiền 74,6 tỷ đồng. Trong đó, hai đơn vị đã thanh toán 14,6 tỷ đồng cho Công ty Việt Á, số còn lại đang nợ.

Dai an Viet A: CDC Ninh Thuan bi dieu tra khi mua kit xet nghiem

CDC Ninh Thuận nơi đang bị điều tra trong việc mua sinh phẩm, test xét nghiệm Covid-19 của Công ty Việt Á.

Cùng với đó, CDC mua và thanh toán cho Công ty Việt Á số tiền 13,6 tỷ đồng, mượn nợ chưa thanh toán trên 56 tỷ đồng. Bệnh viện Đa khoa tỉnh thanh toán cho doanh nghiệp trên 938 triệu đồng, nợ lại 3,6 tỷ đồng.

Trước sự việc trên, UBND tỉnh yêu cầu chờ kết quả xử lý của cấp có thẩm quyền đối với khoản mượn nợ vật tư, sinh phẩm trị giá 59,8 tỉ đồng của Công ty Việt Á.

Công ty Việt Á bị cơ quan điều tra xác định hàng loạt sai phạm. Để thu lợi bất chính và chi tiền ngoài hợp đồng, doanh nghiệp này đã nâng khống giá thiết bị, chi phí nguyên vật liệu đầu vào, xác định giá bán là 470.000 đồng/kit. Công ty Việt Á còn thông đồng với cán bộ, lãnh đạo các CDC để thông thầu; lãnh đạo Việt Á đã chi % ngoài hợp đồng với gần 800 tỷ đồng cho nhiều cá nhân, đơn vị.

Đến nay, sau thời gian điều tra, Bộ Công an và công an các địa phương đã khởi tố hơn 60 người.

Hành trình phá án: 'Tú bà' buôn người trả thù đời chết trong tù vì HIV

Do bị nhiễm HIV, bất mãn nên Nghĩa đã điên cuồng trả thù đời bằng việc lừa những cô gái Việt Nam sang bên kia biên giới rồi ép tiếp khách. Vụ án được ANTV dựng lại trong Hành trình phá án.

Hành trình phá án: 'Tú bà' buôn người trả thù đời chết trong tù vì HIV
Hanh trinh pha an: 'Tu ba' buon nguoi tra thu doi chet trong tu vi HIV

Theo hồ sơ vụ án, vào năm 2012, qua công tác nắm tình hình các trinh sát phát hiện một nhóm thanh niên có biểu hiện tụ tập ăn chơi thỉnh thoảng có đi chơi với các cô gái trẻ sau đó không thấy các cô gái xuất hiện trở lại.

Đọc nhiều nhất

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

(Kiến Thức) - Đến thời điểm này đã có 15 tỉnh, thành thay đổi nhân sự bí thư. Trong đó, có một ủy viên Bộ Chính trị, 8 ủy viên TƯ, 5 ủy viên dự khuyết. Đây là những nhân tố được Bộ Chính trị đặt niềm tin sẽ hạt nhân mang lại những thành tựu kinh tế, xã hội cho các địa phương.
Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

(Kiến Thức) - Những năm qua, hiện tượng giang hồ mạng nổi lên với nhiều hoạt động nhức nhối, ảnh hưởng đến trật tự xã hội và tư tưởng một bộ phận giới trẻ. Điều đáng nói, loạt giang hồ đình đám trên mạng xã hội này lại có hồi kết chẳng như mơ.

Tin mới

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Bộ Công Thương đề xuất cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt còn 5 bậc thay vì 6 bậc. Bậc giá điện cao nhất có thể lên tới hơn 3.700 đồng/kWh, cao hơn so với mức cao nhất trong biểu giá hiện hành.