Cuộc sống khởi sắc ở làng chài bên dòng sông Sê San

Không còn cảnh phải lênh đênh phụ thuộc theo con nước, bắt con tôm, con cá để mưu sinh, cuộc sống của cư dân làng chài bên dòng sông Sê San đã đổi thay.

Làng ngư phủ

Khi năm cũ dần qua, năm mới đến gần những cư dân làng ngư phủ lòng lại thấp thỏm, bồi hồi, trông ngóng về quê hương. Họ ao ước, hàng năm cứ mỗi dịp Tết đến Xuân về được đoàn viên cùng người thân sau bao năm vất vả mưu sinh nơi đất khách quê người.

Miền biên viễn huyện Ia HDai, tỉnh Kon Tum mùa này tiết trời khô hanh, nắng nóng làm “nhọc” lòng người. Thế nhưng, bù lại, nơi đây được thiên nhiên ưu ái ban tặng dòng sông Sê San trù phú.

Nhìn từ xa, dòng sông Sê San như một dải lụa xanh mát dịu dàng. Tứ bề là nhiều hòn đảo lớn nhỏ nối đuôi nhau như giang tay chắn sóng che chở làng chài. Từ bờ hồ trải tầm mắt ra chừng 2km, những nhà bè nhấp nhô theo từng đợt sóng vỗ, xóm làng chài Sê San, xã Ia Tơi, hiện lên bình dị và mộc mạc.

Gọi theo số điện thoại trên tấm biển quảng cáo, vài phút sau một chiếc thuyền máy từ làng chài “đạp sóng” cập bến đón chúng tôi rẽ nước vun vút lao đi. Chỉ sau 15 phút di chuyển, làng chài hiện hữu, ai cũng ngỡ như mình đang lạc vào một xóm nổi ở miền Tây Nam bộ. Trước mắt chúng tôi là những ngôi nhà nổi nằm thành một dãy liền kề nhau, cứ thế nhấp nhô theo từng nhịp sóng vỗ.  

Từ xa, mùi ngai ngái, nồng nồng của cá cơm, cá lóc khô đặc trưng đã thoang thoảng. Ở mỗi nhà, những bè cá được nuôi cẩn thận, trong khoảng không gian đó, người người ngồi xẻ, phơi cá, í ới gọi nhau rồi di chuyển bằng thuyền, ghe qua lại rộn ràng.

Cuoc song khoi sac o lang chai ben dong song Se San

Cá cơm khô đặc sản nức tiếng trên sông Sê San.

Cuộc sống khởi sắc

Chở chúng tôi vào nhà hàng nổi của gia đình, anh Đặng Văn Thuộc, SN 1982, quê tỉnh An Giang kể, ở đây nhà nào cũng có bè nuôi cá. Thời điểm trước đây, cuộc sống của người dân chỉ biết phụ thuộc vào việc đánh bắt tôm cá, thuỷ hải sản. Những năm gần đây, được sự quan tâm, tạo điều kiện của chính quyền địa phương cư dân làng chài bắt đầu làm du lịch nhờ vậy cuộc sống của người dân khấm khá hơn.

Anh Thuộc chia sẻ: “Gia đình tôi vừa mua thêm một thuyền máy mới cỡ lớn để phục vụ chở khách đi tour theo đoàn tham quan làng chài, ngắm cảnh núi rừng, sông nước. Sau hành trình tham quan về tại nhà nổi phục vụ du khách các món ăn đặc sản của miền Tây như lẩu mắm bông điên điển, cá cơm khô đặc sản sông Sê San. Tiếng lành đồn xa, nhờ vậy mấy năm trở lại đây làng chài thường xuyên có nhiều đoàn khách du lịch ghé thăm, trải nghiệm từ đó bà con có thêm thu nhập mọi người rất phấn khởi” .

Cuoc song khoi sac o lang chai ben dong song Se San-Hinh-2

Nhờ đánh bắt hải sản kết hợp với làm du lịch mà cuộc sống của cư dân làng chài ngày càng khấm khá hơn.

Ngồi trên căn nhà nổi đang dập dềnh theo con nước, ông Nguyễn Thành Nhân (42 tuổi) cặm cụi ghi chú những vật liệu cần thiết để mở rộng nhà hàng. Với sức chứa gần 200 người, thế nhưng nhiều thời điểm, các nhà hàng của ông đành từ chối du khách vì đã hết không gian. Chốc chốc, ông lại buông cây bút để nhận cuộc điện thoại từ một nhóm khách chuẩn bị ghé thăm. Ông Nhân tận tình chỉ đường, gửi định vị làng chài của mình để du khách tìm đến tham quan, thưởng thức ẩm thực.

"Nhóm khách ở Gia Lai mới được bạn bè giới thiệu nên gọi điện để đặt chỗ và một vài món ăn. Chắc khoảng 30 phút nữa là họ đến. Nhân viên của tôi sẽ lái thuyền ra đón khách vào vui chơi, thưởng thức ẩm thực và nghỉ lại qua đêm nếu muốn", ông Nhân nói.

Ông Nhân sinh ra ở tỉnh An Giang. Phận nhà nghèo chẳng có mảnh đất cắm dùi, cuộc mưu sinh của gia đình ông cũng phập phù theo mùa nước nổi. Năm 2010, vợ chồng ông Nhân dắt nhau lên TP HCM làm công nhân. Đồng lương của hai người vừa đủ chi phí ăn, ở nên chỉ bám trụ ở thành phố được một thời gian. Năm 2011, hay tin lòng hồ Sê San rất trù phú, ông Nhân liền đưa vợ con lên Tây nguyên lập nghiệp. Như bao gia đình khác, vợ chồng ông cắm bè giữa lòng hồ thủy điện. Ngày ra sông đánh lưới thả câu, đêm về bè ngủ. Luồng tôm cá dồi dào, cuộc sống gia đình ông cũng bớt vất vả.

Cuoc song khoi sac o lang chai ben dong song Se San-Hinh-3

Cá lăng đặc sản sông Sê San được nhiều thực khách lựa chọn.

Trò chuyện với chúng tôi ông Nguyễn Văn Triều, quê tỉnh An Giang bộc bạch: “Quê tôi ở tận An Giang. Năm 2009 mất mùa dữ lắm, miếng ăn cũng thiếu, nói gì đến chuyện cho con cái học hành. Thấy có người mách tôi lên Tây Nguyên có dòng sông trù phú, đầy ắp tôm cá tôi đánh liều lên đây chài lưới mưu sinh. Lúc đi, tôi chỉ mang theo mấy triệu đồng, đủ sắm con thuyền và một ít lưới. Cần mẫn làm lụng, tiết kiệm được ít tiền tôi sắm thêm ngư cụ, mua thép, đinh, tôn rồi đi chặt lồ ô về dựng chòi nổi trên sông. “Thấy ở đây làm ăn được, tôi đón vợ lên, mua thêm mấy lồng cá và bán tạp hóa”.

Chiều tà, mặt trời dần khuất sau những dãy núi, cũng là lúc những cư dân làng ngư phủ chuẩn bị đèn pin, bình sạc điện dự phòng cho chuyến ra khơi đánh bắt cá cơm - đặc sản nức tiếng nơi lòng hồ Sê San trù phú.

Ông Hoàng Trọng Quảng, Chủ tịch UBND xã Ia Tơi, huyện Ia H’Drai cho biết: “Hiện nay, trên làng chài có 29 hộ dân đến từ nhiều tỉnh thành khác nhau đang làm ăn, sinh sống. Được sự quan tâm của chính quyền các cấp các hộ dân làng chài đã được cấp đất, hỗ trợ tiền để xây nhà định cư trên đất liền. Ngoài ra, hiện nay từ nguồn vốn khoa học công nghệ cơ sở, hàng năm bà con làng chài được hỗtrợ vốn để nuôi thuỷ hải sản. Bên cạnh đó, chính quyền xã hỗ trợ cho người dân vừa nuôi trồng thuỷ sản vừa phát triển mô hình du lịch, từ đó cuộc sống bà con làng chài ngày càng phát triển, cuộc sống ấm no, hạnh phúc”.

Mùa cá cơm trên đảo Thanh Lân, mỗi ngày thu hàng chục triệu đồng

Cá cơm sau khi đánh bắt về sẽ được sơ chế rồi phơi khô (người dân gọi là cá ruội khô) bán cho thương lái hoặc xuất khẩu ra nước ngoài, mỗi ngày có thể kiếm hàng chục triệu đồng.

Mùa cá cơm trên đảo Thanh Lân, mỗi ngày thu hàng chục triệu đồng

Đảo Thanh Lân, huyện Cô Tô, Quảng Ninh cách đất liền khoảng 50km với hơn 1.000 nhân khẩu, nơi đây được thiên nhiên ưu ái cho một ngư trường thuận lợi với nguồn hải sản phong phú. Thời điểm này trong năm là mùa đánh bắt cá cơm rồi về phơi khô, người dân hay gọi là cá ruội.

Vào sáng sớm, vợ chồng chị Nguyễn Thị Lan (39 tuổi, ngư dân xã đảo Thanh Lân) đã tất bật với những chuyến tàu chở cá cơm tươi rói từ ngư trường về cảng. Mỗi chuyến, chiếc tàu sắt của vợ chồng chị chở được khoảng 1 tấn cá cơm tươi về bờ.

Chị Lan cho biết, khu vực đánh bắt cá cơm cách cảng cá không xa. Ban đêm, ngư dân sẽ đi thả lưới, đánh dấu vị trí rồi sáng sớm ra thu hoạch. Mùa này cá cơm nhiều vô kể, mẻ lưới nào cá cơm cũng đóng dày nặng tay.

Mua ca com tren dao Thanh Lan, moi ngay thu hang chuc trieu dong

Sáng sớm mỗi ngày, tàu của gia đình chị Lan liên tục chở hàng tấn cá từ ngư trường về bến để chuẩn bị phơi khô

Mua ca com tren dao Thanh Lan, moi ngay thu hang chuc trieu dong-Hinh-2

Sau 1 đêm, cá cơm đóng dày trong lưới, tàu gia đình chị Lan liê tục hoạt động để chở cá sau khi đánh bắt về

Cá cơm sau khi được chở từ ngư trường về cảng sẽ được rửa sạch ngay rồi mới được đem đi phơi. Nếu trời nắng to thì từ cá tươi chỉ cần phơi 1 ngày là đã đạt mức khô để đóng gói. Cũng vì nhiều phần việc, gia đình chị Lan phải thuê thêm 9 nhân công với mức giá 500 nghìn đồng/người/ngày để tăng sản lượng. Ngoài việc tự đánh bắt, gia đình chị Lan còn thu mua cá cơm tươi của nhiều tàu cá ngư dân khác để về phơi khô.

"10kg cá tươi khi phơi thì được khoảng 2,3kg cá khô. Mỗi ngày, nhà tôi thu gần 1 tấn cá khô. Sau khi đóng gói, cá sẽ được chuyển lên tàu bán cho thương lái với giá 60.000 đồng/kg. Một số đơn vị có mua cá của gia đình tôi để xuất khẩu ra nước ngoài", chị Lan cho biết.

Mua ca com tren dao Thanh Lan, moi ngay thu hang chuc trieu dong-Hinh-3

Cá cơm được rửa sạch trước khi đem đi phơi khô, cá vừa đánh bắt nên tươi rói

Mua ca com tren dao Thanh Lan, moi ngay thu hang chuc trieu dong-Hinh-4

Chị Lan cho biết, mỗi thùng cá cơm tươi nặng khoảng 25kg

Mua ca com tren dao Thanh Lan, moi ngay thu hang chuc trieu dong-Hinh-5

Cá cơm sau khi rửa sạch sẽ được đậy lại nhằm chắn bụi rồi chuyển về khu vực phơi

Theo kinh nghiệm của người dân xã đảo Thanh Lân, cá cơm sau khi được làm sạch sẽ được phơi ở những nơi sát biển vì phơi ở đây sẽ không có ruồi bâu vào cá gây mất vệ sinh. Hơn nữa, cá phơi gần biển sẽ có mùi vị đặc trưng, thơm ngon hơn.

"Hiện tại, đa số ngư dân xã đảo Thanh Lân đều tranh thủ đi đánh bắt cá cơm, nguồn lợi hải sản này giúp cho nhiều gia đình có thêm thu nhập, cải thiện kinh tế, những ngôi nhà khang trang dần mọc lên trên xã đảo này. Chính quyền địa phương luôn ủng hộ, tạo mọi điều kiện cho ngư dân ra khơi phát triển kinh tế.

Cá cơm (cá ruội khô) Thanh Lân cũng là đặc sản đáng để làm quà khi du khách tới đây du lịch, khám phá", Bí thư Đảng uỷ kiêm Chủ tịch UBND xã Thanh Lân bà Nguyễn Thị Thanh Thái phấn khởi cho biết.

Mua ca com tren dao Thanh Lan, moi ngay thu hang chuc trieu dong-Hinh-6

Cá cơm được phơi ở nơi gần biển, không hề có ruồi đậu. Nếu đủ nắng, chỉ cần phơi 1 ngày là đã đạt độ khô để đóng gói

Mua ca com tren dao Thanh Lan, moi ngay thu hang chuc trieu dong-Hinh-7

Mỗi ngày có hàng tấn cá ruội khô đủ chất lượng đóng gói đem bán

Mua ca com tren dao Thanh Lan, moi ngay thu hang chuc trieu dong-Hinh-8

Ngư trường đảo Thanh Lân thuận lợi, sản lượng cá cơm dồi dào - đây là nguồn lợi kinh tế giúp ngư dân nơi đây kiếm thêm thu nhập, thay đổi bộ mặt kinh tế của xã đảo xa xôi.

Cá cơm đánh bắt gần bờ còn tươi rói được hấp rồi phơi khô

Cá cơm đánh bắt gần bờ còn tươi rói được hấp rồi phơi khô. Mùa cá cơm tạo việc làm cho hàng trăm lao động vùng biển Quảng Ngãi.

Cá cơm đánh bắt gần bờ còn tươi rói được hấp rồi phơi khô
Ca com danh bat gan bo con tuoi roi duoc hap roi phoi kho
Mùa đánh bắt cá cơm ở Quảng Ngãi bắt đầu từ tháng 2 đến tháng 4 hàng năm. Cá cơm được đánh bắt gần bờ. Ngư dân xuất bến từ chiều hôm trước, đến sáng hôm sau cho tàu về bến bán cá. Chỉ một phần nhỏ cá cơm được tiểu thương bán ở chợ, phần lớn làm mắm hoặc phơi khô. 

Video: Lốc xoáy lật úp thuyền làm 2 người mất tích, 6 người bị thương

Một trận lốc xoáy đã làm hư hại nhiều ngôi nhà trước khi lật úp một chiếc thuyền, khiến 2 người mất tích và 6 người bị thương ở Thái Lan.

Video: Lốc xoáy lật úp thuyền làm 2 người mất tích, 6 người bị thương
 
Vào chiều 12/7, khi đang chở hành khách đi xem cá voi trên cửa sông ở tỉnh Phetchaburi về, thì cơn lốc xoáy lao về phía chiếc thuyền sau khi làm hư hại nhiều ngôi nha.

Đọc nhiều nhất

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

(Kiến Thức) - Đến thời điểm này đã có 15 tỉnh, thành thay đổi nhân sự bí thư. Trong đó, có một ủy viên Bộ Chính trị, 8 ủy viên TƯ, 5 ủy viên dự khuyết. Đây là những nhân tố được Bộ Chính trị đặt niềm tin sẽ hạt nhân mang lại những thành tựu kinh tế, xã hội cho các địa phương.
Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

(Kiến Thức) - Những năm qua, hiện tượng giang hồ mạng nổi lên với nhiều hoạt động nhức nhối, ảnh hưởng đến trật tự xã hội và tư tưởng một bộ phận giới trẻ. Điều đáng nói, loạt giang hồ đình đám trên mạng xã hội này lại có hồi kết chẳng như mơ.

Tin mới

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Bộ Công Thương đề xuất cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt còn 5 bậc thay vì 6 bậc. Bậc giá điện cao nhất có thể lên tới hơn 3.700 đồng/kWh, cao hơn so với mức cao nhất trong biểu giá hiện hành.